Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.2. Truy ền kỳ mạn lục
1.2.5. Liên h ệ với “Ti ễn đăng tân thoại”
Xoay quanh Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có rất nhiều ý kiến, đánh giá ngược chiều nhau. Có những ý kiến cho rằng tác phẩm là sự “sao chép” và “mô phỏng” Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Chẳng hạn, Nhà nghiên cứu Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đều cho rằng TKML là do Nguyễn Dữ soạn, đại khái “bắt chước” Tiễn đăng tập. Gần đây, vấn đề này cũng lại được đặt ra và cũng có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Nguyễn Dữ đã ảnh hưởng rất nhiều từ Cù Hựu để sáng tác nên TKML. Trong bài nghiên cứu Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Già tỳ tử của Asairey (Nhật Bản), Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Cộng hoà Liên bang Nga B. Riftin viết:
“Thế kỷ XVI, khoảng sau năm 1527, Nguyễn Dữ ở Việt Nam lại phỏng theo Tiễn đăng tân thoại để viết nên Truyền kỳ mạn lục, cũng đủ bốn quyển gồm hai mươi truyện như tác phẩm Cù Hựu”.
Bên cạnh đó, có rất nhiều sự đánh giá ngược chiều của các nhà nghiên cứu nhằm khẳng định thành công của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kỳ mạn lục. Tác phẩm bước đầu làm nên những thành tựu có giá trị cho thể loại truyền kỳ, cho nền văn học Việt Nam thời trung đại. Những ý kiến cho rằng Nguyễn Dữ đã
“bắt chước” và “phỏng theo” tác phẩm của Cù Hựu đã không được sự đồng thuận của bạn đọc cũng như của các nhà nghiên cứu. Tiêu biểu, Nguyễn Đăng Na đã lập luận: “Chứng cứ rõ ràng nhất để bảo rằng Nguyễn Dữ đã chịu ảnh hưởng của Cù Hựu chính là Chuyện cây gạo trong Truyền kỳ mạn lục bởi nó giống truyện Cây đèn mẫu đơn trong Tiễn đăng tân thoại. Nhưng nếu suy luận như vậy, sẽ lý giải thế nào các hiện tượng sau đây: Truyện Hương ngọc của Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) giống Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây của Nguyễn Dữ.
Truyện Chuột đồng và chuột nhà của Tolstoi (1828 – 1910) giống truyện Bức thư của một con muỗi của Lê Thánh Tông (1442 – 1497), truyện Thác đao điều của Na Uy ở thế kỷ XVIII giống với truyện Lê Phụng Hiểu của Việt Nam ở thế kỷ XV” [40, tr.212-213]. Bùi Duy Tân cũng khẳng định: “… đây là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này” [32, tr.1124]. Trần Thị Băng Thanh cũng nhận định: “Nguyễn Dữ có chịu ảnh hưởng của Cù Hựu nhưng Truyền kỳ mạn lục vẫn là sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ, cũng như thể loại truyền kỳ Việt Nam” [80, tr.599].
Quả thật, hai phía đánh giá khác biệt đã làm cho chúng ta không khỏi suy nghĩ, nghiên cứu một cách cặn kẽ về mối liên hệ giữa Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Trong nghiên cứu văn học, ta nên tránh lối xem xét một cách hời hợt, vội vã kết luận một cách phiến diện một chiều. Nguyễn Đăng Na cho rằng: khi xem xét tác phẩm văn học, ta cần lưu ý đến tính đồng loại hình của các nền văn học trên thế giới. Hơn nữa, truyện truyền kỳ được xây dựng trên cơ sở cốt truyện dân gian, môtip truyện dân gian.
Cho nên cốt truyện truyền kỳ của các nước giống nhau là điều không có gì kỳ lạ [40, tr.212].
Khi bàn về mối liên quan giữa TKML và TĐTT, nhiều học giả đã đối chiếu và so sánh các phương diện của hai tác phẩm để tìm sự tương đồng và dị biệt đảm bảo khoa học, khách quan. Dù nói thế nào đi nữa ta cũng không phủ nhận mối quan hệ giữa hai tác phẩm này. Bởi chúng đều là những tác phẩm được viết theo thể loại truyền kỳ với lối viết văn ngôn chữ Hán. Cả hai tác phẩm đều có chung một hình thức lưu truyền, thịnh hành vào một thời nhất định trong xã hội. Số truyện của hai sáng tác cũng tương đương nhau. TKML gồm hai mươi truyện chia làm bốn quyển, không có phụ lục, cuối mỗi truyện có thêm lời nghị luận ngắn gọn của tác giả. TĐTT gồm hai mươi mốt truyện (không tính truyện phụ lục), cuối mỗi truyện thì có phụ lục Thu hương đình ký thay lời khen chê của tác giả. Tuy hai tác phẩm ra đời ở hai thời đại cách nhau khoảng một thế kỷ
rưỡi, ở hai phương Nam, Bắc khác nhau nhưng xét về nội dung cơ bản có sự giống nhau. Nhìn tổng thể, cả hai tác phẩm đều là sự cô phẫn của tác giả trước cuộc sống nhiễu nhương và sự bát nháo của thời đại mình đang sống. Cả hai tác phẩm đều không lấy đề tài văn nhân tài nữ hay chuyện phấn son là chính, mà cái quan trọng nhất chính là ngụ cảnh tả tình, đề cập đến linh vị, thần thánh, ma quỷ để thể hiện thái độ phẫn nộ, phê phán thực trạng xã hội phong kiến lúc bấy giờ và khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phong cách nghệ thuật hai tác phẩm cũng có phần tương tự, chủ yếu là việc xây dựng cốt truyện theo lối thời gian tuyến tính, dựa trên tinh thần thuyết nhân quả, các nhân vật dù chưa được khắc hoạ tỉ mĩ nội tâm nhưng cũng mang sự sống động và thiết thực, khơi gợi cảm xúc từ phía người đọc, giọng văn điểm xuyết lời thoại nhân vật, nghệ thuật tả cảnh sắc sảo, khai thác đắc dụng diễn biến tâm trạng của nhân vật. Song, ta không vì những căn cứ đó mà cho rằng TKML của Nguyễn Dữ có quan hệ, đồng nhất với TĐTT của Cù Hựu. Rõ ràng, TKML không phải là sự sao chép hay mô phỏng đơn thuần, rập khuôn với TĐTT. Ở mỗi tác giả là mỗi sự độc đáo trong thủ thuật cắt xén, pha trộn, hư cấu một cách sáng tạo tài tình những truyện kể dân gian và đó là một điều tất yếu trong quá trình sáng tác văn học. Có thể khẳng định TKML là tác phẩm hoàn toàn có giá trị, mang đậm giá trị hiện thực và nhân văn của con người Việt Nam. Xét kỹ về phương diện nghệ thuật, cả hai tác phẩm đều có nét đặc sắc khác nhau, mỗi tác giả đều chứng tỏ bản lĩnh sáng tác rất khác nhau, khó lòng cân đo ai hơn ai kém.
Về nội hàm tư tưởng, cả hai tác phẩm đều thống nhất chung mượn cảnh uất ức của kẻ sĩ, thư sinh, mượn những chuyện li hợp, tình cảm trai gái hay những lời bình luận những chuyện xưa hoặc những lời triết lí theo thuyết nhân quả của đạo Phật mà thể hiện nỗi lòng xót xa, căm phẫn trước thời đại. Tuy vậy giữa hai tác phẩm cũng có sự khác nhau cơ bản, TĐTT là sự cảm hoài của tác giả đối với những truỵ lạc, mục nát của xã hội ở địa phương đương thời và qua đó giáo huấn con người, còn TKML chính là sự tố cáo sâu sắc triều đại phong kiến đã đi
đến mục nát của nhà Trần, nhà Hồ, nhằm ẩn dụ tình hình chính sự triều Lê đương thời, lên án sự xâm lược của giặc Minh, bài xích mê tín dị đoan, đề cao phẩm chất thuỷ chung và khuyên bảo con ngươi hành thiện tránh ác. Dù có sự giống nhau về tư tưởng, nội dung cũng như nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật, cốt truyện giữa hai tác phẩm nhưng rõ ràng giữa hai tác giả là hai sự sáng tạo rất khác nhau. Mỗi tác phẩm là mỗi giá trị rất riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và tính thời đại. Trần Ích Nguyên trong Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục đã đánh giá về Truyền kỳ mạn lục: “Về kỹ xảo nghệ thuật, ngôn ngữ văn tự thanh tân, điển nhã của Mạn lục có sức truyền cảm không kém gì Tân thoại, đó là một trong những nguyên nhân khiến sách được lưu truyền” [44, tr.283].