Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ĐỐI VỚI VĂN XUÔI VI ỆT NAM
3.1. Văn xuôi Việt Nam trước Truyền kỳ mạn lục v ới những chuẩn bị có ý nghĩa tiền đề
Trước Truyền kỳ mạn lục, nhiều tác phẩm tồn tại với hình thức chích quái hoặc đó là những truyện lưu truyền trong dân gian và được ghi chép lại mang yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Cụ thể là:
* Việt điện u linh (Tập truyện về cõi u linh của nước Việt) là tập truyện chữ Hán, gồm 27 truyện. Theo Đại Việt thông sử và Kiến Văn tiểu lục của Lê Quý Đôn; Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì Lý Tế Xuyên (? - ?) chính là tác giả của tác phẩm này. Tác phẩm được biên soạn từ hồi đầu thế kỷ XIV, bài tựa cuốn sách được viết vào năm 1329 [74, tr.5]. Truyện là tập hợp các truyền thuyết lưu hành trong dân gian về các vị thần linh Việt Nam ở thời xa xưa. Các vị thần thì đa dạng: “Các thần vốn có phẩm loại không ngang nhau, có vị là tinh tuý của núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh toả rộng đến đời sau” [74, tr.15-16]. Rõ ràng tác phẩm bộc lộ một thái độ thành kính, trân trọng của người nước ta đối với những bậc có công với đất nước, được nhân dân thờ phụng. Ngoài giọng kể khách quan của
người kể, trong tác phẩm còn thấy giọng tán thưởng ca ngợi của chính người kể đối với các “vị thần” của quốc gia. Giọng điệu này thể hiện rõ ở các bài thơ ở 7 truyện cụ thể: Khước địch thiện hựu, trợ thuần đại vương uy địch dũng cảm, hiền thắng đại vương; Chứng an minh ứng hựu quốc công; Quả nghị cương chính uy huệ vương; Quảng hựu thánh hựu uy tế phu ứng đại vương; Xung thiên dũng liệt chiêu ứng uy tín đại vương; Khai thiên trấn quốc trung phụ tá dực đại vương; Thiên hộ linh ứng chương Vũ Quốc Công. Những bài thơ tồn tại trong truyện như là yếu tố nghệ thuật tất yếu góp phần xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung của Việt Điện u linh:
“Yếu thắng, khắc thắng, Yếu thành, khắc thành.
Phương dân giai thuận phục, Bang gia hưởng thái bình.
Ngũ niên trung lạc nghiệp, Thất miếu tự an linh.
Thử thời quan bỉ lý,
Thiên tế vọng bằng trình.”
Dịch ý như sau:
“Muốn thắng, được thắng, Muốn nên việc, được nên.
Dân các phương đều thuận phục, Nhà nước hưởng thái bình
Trong năm năm vui giữ nghiệp, Bảy miếu được yên lành.
Ở thời này, xem lẽ kia,
Trông khoảng trời mây, trông đường chim bằng vượt.”
Nhân vật trong tác phẩm cũng được xây dựng bởi nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường, đa phần các nhân vật là con người có thật trong lịch sử Việt Nam.
Họ có những đặc điểm hết sức phi thường. Ví như hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi trong Bố cái đại vương: người anh thì “sức rất là khoẻ mạnh, có thể bắt hổ vật trâu”, người em thì cũng “có sức khoẻ, có thể vác mười nghìn cân đá hoặc một chiếc thuyền nhỏ nặng mười hộc đi hơn mười dặm”. Phùng Hưng chết hiển linh, “thường hiện về trong đám dân quê”. Mọi người cho là thần “lập miếu”, “thờ cúng”, “cầu tạnh cầu mưa, không có điều gì là không linh ứng”. Và sự linh ứng cuối cùng là Phùng Hưng hoá thành ông già đầu bạc báo mộng cho Ngô Tiên về sự thắng lợi của trận đánh ở sông Bạch Đằng. Hay các nhân vật Triệu Quang Phục và Lý Nam đế, Lý Ông Trọng, Lý Thường Kiệt… đều là những anh hùng dân tộc trong lịch sử nước ta. Bên cạnh những trang quân tử kiên trung còn có những người phụ nữ trung liệt trong và ngoài nước. Họ là nữ tướng yêu nước đánh giặc ngoại xâm như Trưng Trắc, Trưng Nhị trong Nhị Trưng phu nhân hay là những người phụ nữ bình thường trong cuộc sống nhưng phẩm chất cao quý đáng lưu sử xanh như nàng Mỵ Ê (vợ Sạ Đẩu) trong Hiệp chính hựu thiện trinh liệt chân mãnh phu nhân. Khi Sạ Đẩu chết trận, nàng thà
“lấy chăn vải trắng quấn quanh mình, rồi nhảy xuống dòng sông” tự vẫn chứ không chịu “hầu” nhà vua “ở thuyền ngự”. Sự tiết hạnh ấy há chẳng phải đáng kính sao? Và đáng là tâm gương sáng cho đám quần thoa đương thời cũng như hậu thế. Người phụ nữ thuỷ chung ấy được nhà vua đánh giá với thái độ thành kính: “vượt lên trên bậc kỳ vĩ anh linh”. Kỳ diệu thay! Mỵ Ê chết rồi bèn đến báo mộng cho Vua: “Tôi nghe cái đạo làm vợ là chỉ có một chồng mà thôi.
Quốc vương nước tôi trước kí tuy không dám tranh đua với bệ hạ nhưng cũng là một nam tử có kỳ tài ở một phương (…) chẳng may mà nước tan vua chết (…) Nhờ có ơn lớn của bệ hạ sai sứ đưa tôi về được suối vàng gặp chồng”. Vua lập đền “xa gần cầu đảo đều thấy linh ứng”. Rõ ràng, những yếu tố kỳ lạ, hoang đường đầy rẫy trong VĐUL. Những yếu tố này góp phần thể hiện thế giới tâm linh của con người thời đại, đó chính là cứu cánh giúp con người thoát khỏi sự
bất công của cuộc sống đương thời, đồng lúc thể hiện khát khao một xã hội công bằng và đạo đức.
* Lĩnh Nam chích quái (Chọn lựa những câu chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) là tập truyện viết bằng chữ Hán, bao gồm truyền thuyết và các truyện cổ tích dân gian, được ra đời vào cuối đời Trần, tương truyền là do Trần Thế Pháp (? - ?) sưu tầm và tập hợp. Theo Vũ Quỳnh, Kiều Phú thì tác phẩm gồm 22 truyện [46, tr.13], chia làm hai tập. Tuy ít nhiều có chịu ảnh hưởng của văn hoá ngoại lai nhưng thực sự LNCQ là tác phẩm văn chương có giá trị, đậm đà tính dân tộc. Tác phẩm chủ yếu thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn, đề cao quan niệm sống nghĩa tình, sự phóng khoáng, cởi mở trong quan hệ giữa người với người nước ta. Tác phẩm là bức tranh về người và cảnh của nước ta trong những ngày chưa bị sự ràng buộc của bất kì một khuôn khổ chế độ xã hội nào. Đây là tác phẩm chép về những câu chuyện kỳ lạ được truyền khẩu trong dân gian từ rất lâu đời. Do là những truyện dân gian được chép lại nên có những hạn chế tất yếu do sự chi phối của thời đại nhưng nhìn chung đấy là một tác phẩm có giá trị, tạo những cơ sở làm tiền đề cho những các tác phẩm ra đời sau nó. Chính lẽ đó mà cách đây non năm trăm năm Vũ Quỳnh mới có thể “ôm lấy mà đọc”, Kiều Phú đã thấy rằng “đem biểu dương mà nêu ra chẳng là điều nên làm hay sao!”
[46, tr.28]. Do đặc trưng của thể loại tự sự cho nên phương thức chủ đạo trong Lĩnh Nam chích quái chính là tự sự. Bên cạnh đó cũng có nhen nhóm xuất hiện yếu tố trữ tình ở một số truyện mà biểu hiện chủ yếu là những yếu tố kỳ ảo, những bài thơ, giọng điệu kể… Rõ nhất ở 8 truyện: Truyện Đổng thiên vương;
Truyện Lý Ông Trọng; Truyện Giếng Việt; Truyện núi Tản Viên; Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt; Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không;
Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải; Truyện Hà Ô Lôi. Các bài thơ xen lẫn, kết hợp với cách trần thuật đã tạo nên cốt truyện hoàn chỉnh. Tuy chưa thực sự thể hiện nội tâm của nhân vật nhưng sự kết hợp ấy đã làm tăng sự đa dạng, hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời cũng góp phần thể hiện nội dung truyện.
Truyện Lý Ông Trọng thể hiện lòng yêu, ghét của nhân dân rất rõ, ca ngợi chính nghĩa, ghét phi nghĩa, đề cao những anh hùng mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Lời bài thơ ở cuối truyện đã nêu rõ:
“Văn võ toàn tài đại trượng phu,
Hàm Dương khiển tượng khiếp quần Hồ, Vĩnh khương nhất nhập đàm kinh mộng, Huyết thực nam thiên tráng đế đô.”
Dịch ý như sau:
“Võ giỏi văn tài đấng trượng phu,
Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ.
Vĩnh khương ứng mộng bàn kinh truyện, Hương lửa trời Nam vững đế đô.”
Truyện Đổng thiên vương mang đậm tính chất truyền kỳ bởi cách xây dựng nhân vật phi thường, bởi những sự kiện ly kỳ. Với sự kiện giậc Ân xâm lược nước ta, Hùng Vương cầu sự cứu giúp từ Long Vương. Nhân vật “cụ già”
xuất hiện với dáng vẻ khác thường “cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa.” , “cụ già không ăn uống, cũng không nói năng”. Cụ già mách bảo vua về vận nước về sau, xong bèn “bay lên không mà đi”. Sự tiên đoán huyền cơ của cụ già sau ba năm được linh ứng - “giặc Ân tới”. Nhân vật chính trong truyện là một nhân vật phi thường, có sức mạnh và tài trí tuyệt đỉnh. Một phú ông ở huyện Tiên Du sinh ra một bé trai “ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được”nhưng khi có sứ giả đến thì câu nói đầu tiên của đứa bé là “Mau về tâu vua rèn một con ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại”. Hàng loạt những chi tiết kỳ ảo có tác dụng nghệ thuật nhằm ca ngợi, thể hiện sự kính trọng của nhân dân ta đối với những anh hùng cứu nước. Đồng thời, đó cũng là ước mơ, khát vọng của nhân dân về một vị anh hùng “kinh bang tế thế”, sức mạnh
phi thường để cứu rỗi nhân dân thoát khỏi cuộc sống điêu linh. Những vị ấy được “hoá thần” và được nhân dân thành kính thờ phụng:
“Vệ Linh xuân thụ bạch vân nhàn, Vạn tử thiên hồng diễn thế gian, Thiết mã tại thiên danh tại sứ, Anh hùng lẫm lẫm mãn giang sơn.”
Dịch ý như sau:
“Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn, Vạn tía muôn hồng rỡ thế gian.
Ngựa sắt bay rồi tên vẫn đó, Anh hùng sống mãi với giang san”
Mẫu nhân vật này khá nhiều trong LNCQ như Ông Trọng, hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng… Và không chỉ có loại nhân vật anh hùng được nhân dân thần thánh hoá, còn có loại nhân vật là những loại thực vật động vật thành tinh tác oai tác quái quấy nhiễu cuộc sống dân lành, buộc nhân dân phải lập đền lập miếu thờ cúng và dâng phẩm vật hàng năm. Loại nhân vật ấy cũng được xây dựng rất kỳ quái. Chẳng hạn như cây cổ thụ thành tinh trong truyện“Mộc tinh”:
“Cây trải qua mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay hình đổi dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người hại vật.” “biến hoá khôn lường, thường ăn thịt người”. Hoặc trong Hồ Tinh: “con Cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hoá thành yêu quái, thành người hoặc thành quỷ, đi khắp nhân gian”. Trong Ngư tinh cũng vậy “có con tinh ngư xà (…) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hoá vạn trạng, linh dị khôn lường”, “lại ăn thịt người nên ai cũng sợ”… Và tất nhiên, nhân dân ước vọng diệt trừ tai hoạ, diệt trừ những thế lực hà hiếp, bóc lột mình nên song song với những nhân vật phản diện ấy là những nhân vật Long Quân, Pháp sư, xuất hiện để bài trừ hiểm hoạ yêu tinh. Chính vì quan niệm đề cao chính nghĩa, đả phá phi nghĩa của dân ta cho nên cốt truyện trong LNCQ thường kết thúc có hậu, thế lực tàn ác bị tiêu
trừ, còn lại là những bậc anh hùng có công với đất nước, những con người đức hạnh kiên trung.
* Thánh Tông di thảo (Bản thảo để lại của Thánh Tông) cũng là tập truyện viết bằng chữ Hán, gồm 19 truyện, chia làm hai quyển thượng và quyển hạ, tương truyền là của Lê Thánh Tông, trị vì từ năm 1460 đến 1497 trong lịch sử Việt Nam. Tên tác phẩm do người đời sau đặt, được viết theo thể loại truyền kỳ, tạp ký và ngụ ngôn. Đây là tác phẩm có những thành tựu đáng kể, vừa dựa vào các sự kiện lịch sử và những truyện dân gian, vừa có những hư cấu, sáng tạo độc đáo. Tất cả đã tạo nên TTDT có giá trị nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình phát triển thể loại văn xuôi tự sự trung đại ở nước ta. Với những môtip khá quen thuộc của truyện dân gian như người lấy vậy, nhân vật là con vật mang đặc điểm của con người, tác giả đã hư cấu, nhân hoá, xây dựng lại thành những truyện giàu ý nghĩa giáo dục đạo đức hay mang sắc thái ngụ ngôn như lấy chồng dê chẳng hạn ở: Bức thư của con muỗi, Lời phân xử cho anh điếc và anh mù, Truyện dòng dõi con thềm thừ. Ở mỗi truyện tác giả đều gửi gắm những suy nghĩ, quan niệm về thế giới nhân sinh. Cuối mỗi truyện trong tác phẩm đều có lời bàn đầy cảm xúc và bày tỏ thái độ, tư tưởng của người viết. Quan niệm của tác giả được thể hiện trực tiếp qua cốt truyện, kiểu nhân vật và cả ngôn ngữ kể truyện mang đậm tính chất kỳ ảo. Truyện chồng dê cho thấy thái độ tôn trọng, đề cao người phụ nữ hiếu hạnh, thuỷ chung. Mẹ cô gái mất, nàng phải “ba năm hết tang phục mới dám nói đến chuyện hôn thú”, “thường mỗi ngày hai buổi cúng cơm, khóc lóc thảm thiết”. Nàng có kỳ duyên với một “chàng tiên” đội lớp dê
“Bỗng một đêm, dê hoá thành một chàng trai lên thẳng giường ngồi”. Mối tình kỳ lạ giữa “tinh vật” và “chúa hoa” đằm thắm, lưu luyến, đầy nước mắt của đôi trai gái yêu nhau được thể hiện qua lời khấn:
“Hỡi chàng tiên lại đánh xe, Nội hoa, chàng dội lốt dê lạc đường.
Tầng mây kia hẳn quê chàng,
Mây tuôn mù mịt lòng càng nhớ thương.
Hãy về từ tạ Ngọc Hoàng,
Tình xưa nghĩa cũ dở dang sao đành.”
Truyện bức thư của con muỗi cho thấy quan niệm tôn trọng lối sống ẩn dật, thanh bần qua việc xây dựng cách nghĩ đối lập của “muỗi rừng” và “muỗi nhà” về cách chọn lối sống. Bức thư “muỗi rừng” gửi “muỗi nhà” viết:
“Trộm nghĩ: Lũ ta sinh ở Bắc Hà.
Thân nương gấm vóc.
Mỏng manh như tơ trời trong ánh nắng, Nhỏ nhen tựa hạt bụi đầu sợi lông.”
“Cho nên kẻ tham ăn ban ngày, nếu không tay đạp tan thây, cũng bị mảnh quạt tống đi xa lắc;
Đứa tham ăn buổi tối, chẳng bị khói hun mù mắt, ắt lửa hồng thiêu cháy tấm thân.
Sao bằng:
Ở đầu trâu sừng quật không kinh, Đậu lưng dê, đuôi xua chẳng tới.
Đốt lau nát nhưng thân nương vững chắc;
Lá sen cụp mà chân nghỉ bình yên.
Muỗi nhà, muỗi nhà!
Ta nói không nghe, thì làm than trong lửa, làm bụi trên khói chưa biết ngày nào đó thôi!
Nên mau mau lo liệu…”
Tác phẩm cũng cho thấy thái độ phê phán gay gắt đối với những con người tham lam, ích kỷ đến mức vô lương qua lời bàn của Sơn Nam Thúc trong Truyện người hành khất giàu: “Còn như lũ người làng, đã chẳng giúp đỡ gì khi mụ còn sống, lại còn rủ nhau đến chia của khi mụ chết, thật là vô sỉ trong đám vô sỉ, ăn mày trong đám ăn mày”. Bên cạnh đó là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng đối với
những con người chính trực, nghĩa khí, phê phán, lên án thói tham dục, tàn độc.
Truyện dòng dõi con Thiềm thừ mượn chuyện con vật Cóc và Ếch để ngụ ý ám chỉ con người “Ôi! Thế mới hiểu rõ câu nói của tiên triết: Phàm những người ít lòng tham dục mà không bảo toàn được tấm thân thì xưa nay ít có; còn những kẻ nhiều lòng tham dục mà vẫn bảo toàn được tấm thân, xưa nay cũng hiếm.
Thật đúng là vậy?”. Và tư tưởng này chúng ta đã gặp lại ở tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
* Nam Ông mộng lục (Chép lại những giấc mộng của ông già phương Nam) là tập hồi kí chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về “người thực, việc thực” trong văn xuôi tự sự Việt Nam.
Tác hẩm bao gồm 28 thiên do Hồ Nguyên Trừng (? - ?) soạn trong thời gian bị bắt đưa sang Trung Quốc vào thế kỷ XV. Tuy là tác phẩm có nhiều chi tiết sự việc và con người thực nhưng cũng có nhiều truyện xuất hiện những yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Ngay cả nhan đề đã mang đầy tính chất mơ hồ, huyền ảo. Câu chuyện Linh hồn của Tổ định ngôi kể về chuyện thật, người thật là vua Trần Anh Tông tìm người nối ngôi nhưng lại có sự kiện mang đậm yếu tố kỳ lạ: “Khi Nhân vương thị tịch, con trai ngài là Anh vương chưa có con đích nối ngôi, mà mới chỉ có con trai thứ. Anh vương có ý chờ đích tử rồi sau mới định việc nối ngôi”, “Đến khi trà tỷ Nhân vương, lúc gói tro cốt ngài lại (….), thì xá lỵ của ngày bay vào trong tay áo người cháu thứ mà phát ra ánh sáng. Cứ lấy viên xá lỵ đó ra thì nó lại bay vào tay áo người cháu thứ như trước”. Minh vương được lập thế tử và lên ngôi vua vì đích mẫu sinh con trai nhưng không nuôi được. Sự kiện việc thật, người thật trong lịch sử nước ta được tác giả đã kể lại với sắc thái kỳ ảo như vậy nhằm minh chứng cho những bậc kỳ tài nước Việt cùng với thái độ, ngưỡng vọng thành kính của con dân nước Việt đồng thời tỏ thái độ ngưỡng vọng của con dân nước Việt đối với các bậc đế vương đáng kính! Trong Truyện sức mạnh thần kỳ, tác giả thuật lại xuất thân và kỳ tài của Lê Phụng Hiểu mang đầy nét hoang đường “người Thanh Hoá, sinh ra đã to lớn lạ thường, ăn uống