Ảnh hưởng của Truyền kỳ mạn lục đối với văn xuôi trung đại

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 123 - 132)

Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ĐỐI VỚI VĂN XUÔI VI ỆT NAM

3.2. Văn xuôi Việt Nam sau Truy ền kỳ mạn lục v ới những kế thừa và phát huy

3.2.1. Ảnh hưởng của Truyền kỳ mạn lục đối với văn xuôi trung đại

Tiếp nối cho sự thành công của Truyền kỳ mạn lục là các tác phẩm Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục được ra đời. Mỗi tác phẩm là mỗi thành công mới về cách xây dựng truyện theo thể loại truyền kỳ.

* Truyền kỳ tân phả (Cuốn phả mới về truyền kỳ), còn có tên gọi khác là Tục truyền kỳ (Viết nối truyện truyền kỳ). Đây là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có xen thơ, hành và văn tế của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748). Trong Nam sử tập biên (quyển 5, viết năm 1724) và Gia phả họ Đoàn thì Truyền kỳ tân phả gồm có ba truyện: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An ấp liệt nữ. Còn ba truyện chưa rõ người viết đó là: Bích câu kỳ ngộ, Long hổ đấu kỳ, Tùng bách thuyết thoại [12, tr.5]. Ở đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu ba truyện đích xác là của Đoàn Thị Điểm còn những truyện khác xin không bàn đến. Dưới góc độ thể loại, Truyền kỳ tân phả ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ thành tựu về nghệ thuật lẫn nội dung của TKML. Phan Huy Chú đã nhận xét khi so sánh TKTP với TKML:

“Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn của Nguyễn Dữ”. Ắt hẳn giữa hai tác phẩm này phải có sự kế thừa và sáng tạo. Đóng góp mới cơ bản của TKTP về phương diện nội dung là sự nhất quán tư tưởng của tác giả trong toàn tập truyện: ca ngợi tình yêu, đề cao đạo đức và những tài hoa của người phụ nữ. Còn về phương diện nghệ thuật thì tác phẩm của nữ sĩ họ Đoàn chưa thực sự thành công trong việc thể hiện đời sống nội tâm nhân vật bởi chỉ chủ yếu là khắc họ tài hoa, tài năng thiên phú của nhân vật. Điều này có lẽ do “tác giả nhiều khi nhẹ về kể chuyện, nặng về phô trương kiến thức” hoặc giả “nữ sĩ muốn đưa vào tác phẩm tài chơi chữ, tài xướng hoạ thơ văn” [12, tr.24]. Là một tác phẩm

thuộc thể loại văn xuôi tự sự nhưng khi trực tiếp đọc tác phẩm, người viết có cảm nhận đây có lẽ là những giai thoại lịch sử đậm chất thơ. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận tác dụng nghệ thuật của các yếu tố trữ tình xuất hiện trong tác phẩm bởi những hiệu quả đáng ghi nhận về cách dùng từ, lời văn nghệ thuật.

Những biểu hiện dễ thấy của sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình trong TKTP là những chi tiết kỳ ảo, những lời thơ, văn tế, giọng điệu trữ tình, hình ảnh ước lệ tượng trưng cùng cách dùng phép đối đã góp phần làm mượt mà lời của người kể chuyện. Lời của nàng Nguyễn Cơ trong Hải khẩu linh từ lục (Truyện đền thiêng ở cửa bể) thật dạt dào cảm xúc, là ngôn ngữ của một người tài hoa và phong nhã: “Trộm nghĩ, dời củi khỏi bếp tranh, phòng cháy trước khi lửa cháy.

Dùng dâu ràng cửa tổ, phòng mưa trước lúc chưa mưa”. Bên cạnh đó vua Long Khánh cũng không kém phần văn mặc với những lời lẽ hợp lý hợp tình, nhịp nhàng giàu tính thuyết phục: “Kẻ sâu mọt bên ấp mọn kia dám gây thù với nước lớn, hôn mê, ngông cuồng thật là vô lễ. Nước Việt ta đất rộng binh mạnh. Lại há không san phẳng được đất Đồ Bàn quét sạch hang lỗ của Bồng Nga để rửa mối nhục đời Thiệu Khánh hay sao?”. Còn đây là bài văn tế thể hiện lòng thương tiếc cùng với lòng biết ơn của Vua đối với sự hi sinh của Nguyễn Cơ:

“Than ôi hồn chừ! Yểu điệu phong ty”

“Than ôi thương thay! Hồn bỏ trẫm đi”

“Hồn hiu quạnh chừ! Không chốn y qui.

Hồn có thiêng chừ! Cùng trẫm truy tuỳ.

Hồn phảng phất chừ! Giữ nơi biên thuỳ.

Thương thay hồn chừ! Hương chén quỳnh chi!”

Những thán từ “Than ôi…!”, “Thương thay…” thể hiện đầy đủ cảm xúc thương tiếc, xót xa của người ở lại đối với người đã khuất. Nguyễn Cơ là người phụ nữ đã vì nghĩa hi sinh khi Đô đốc vùng Nam Hải làm mưa làm gió ở cửa bể đòi bắt phi tần vì “còn thiếu người nội trợ”. Nàng ngậm ngùi khi nhận ra “cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải là oan khiên

ngày trước cũng tất là nghiệp chướng kiếp ngày nay” và thực hiện một nghĩa cử cao đẹp: “Thiếp không dám tham luyến phồn hoa, tiếc thân bồ liễu, xin trả cho xong cái nợ trước mắt vậy”. Cái chết oan khiên ấy khiến linh khí không tiêu tan mà linh ứng báo mộng cho vua Thánh Tông giải trừ nghiệt oan và cuối cùng báo mộng lần hai: “Nhờ ơn Thánh Hoàng tế độ u hồn, nay thiếp đã đăng tiên, tiêu dao ở nơi mây trắng vậy.”

Có nhiều truyện mật độ xuất hiện của thơ dày đặt chiếm dung lượng lớn trong toàn truyện, chẳng hạn Vân Cát thần nữ lục xuất hiện nhiều bài thơ, bài hát, đặc biệt có cả các câu đối: “Ví với hoa là hoa biết nói, ví với ngọc là ngọc có hương.”; “Sơn nhân bằng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ lâm phàm; Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng”... Những lời thơ dạt dào cảm xúc cũng xuất hiện trong An ấp liệt nữ lục. Lời thơ của phu nhân họ Nguyễn vừa là lời tâm sự chân thành, vừa là lời khuyên của người vợ hiểu đạo lý đối với chồng mình. Qua lời thơ, ta nhận thấy rõ phẩm cách tốt đẹp của người phụ nữ:

“Nhật xuất đoan phi nguyệt xuất quang, Lương nhân độc tự ỷ tiên sang.

Chu công vị ngộ quan tâm thiết, Tương thuỷ hà phương khứ lộ trường.

Yến dật thảng vong kim chức nghiệp, Kê minh nhẫn thính cổ thi chương.

An thuỳ thiêm trích đồng long thuỷ, Miễn sử tam thần hối quản lang.”

Dịch nghĩa:

“Mặt trời mọc rạng đông rồi,

không phải ánh sáng mặt trăng nữa, Thế mà lang quân vẫn còn

nằm chễm chệ trên giường thất bảo, Chồng đã không như Chu công

ngồi đợi sáng để lo toan việc nước, Thiếp đành theo gót Tương phi không quản đường cùng trẫm mình dưới sông tự vẫn.

Chàng nếu mải yên vui,

nhãng quên chức phận hiện tại, Thiếp còn lòng nào nghe đọc thơ Kê minh

của người vợ hiền đời cổ,

Ấy ai rỏ thêm giọt nước vào đồng hồ cho đêm thêm dài.

Để cho thiếp khỏi nỗi băn khoăn về lang quân mỗi buổi sớm hàng ngày.”

Yếu tố kỳ ảo là sự linh ứng của mộng mị. Ranh giới giữa con người và hồn ma không phân định được rõ ràng. Con người có thể vào thế giới ma quái và ngược lại hồn ma cũng rất tự nhiên đi lại trong những giấc ngủ của con người để gặp gỡ, nhắn nhủ hay kết tình. Ba truyện trong TKTP đều xoay quanh thể hiện khí tiết của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: họ chung thuỷ, vì nghĩa vong thân và hơn hết nữa họ là “vũ khí” lợi hại để chế thắng những thế lực bất nhân, tàn bạo. Đây cũng là giá trị nhân đạo ở tác phẩm của Hồng Hà nữ sĩ.

Sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình đã làm cho cốt truyện uyển chuyển, mềm mại hơn phù hợp thể hiện tích cách nhân vật và nội dung của toàn truyện.

* Lan trì kiến văn lục (Chép những truyện thấy và nghe ở Lan Trì) là một tập truyền kỳ có giá trị, được viết bằng chữ Hán do Vũ Trinh (1759 - 1828) biên soạn. Tác phẩm bao gồm 45 truyện, nội dung phong phú có những đóng góp mới cho truyện ký trung đại Việt Nam. Bên cạnh việc ca ngợi sự thuỷ chung trong tình yêu, nói lên khao khát hạnh phúc lứa đôi, phê phán những kẻ có quyền có thế nhưng độc ác, còn có sự đả kích sâu cay những con người vô lương tâm sẵn sàng giết vợ giết con để đạt đến mục đích. Ngoài ra thực trạng rối ren trong thi cử đương thời cũng được nhắc đến trong tác phẩm. Sự kết hợp của

phương thức tự sự và trữ tình biểu hiện rõ nhất ở những lời bàn luận cuối tác phẩm, và xen lẫn trong cốt truyện là những bài thơ, giọng điệu dạt dào cảm xúc, nhiều hình ảnh ước lệ gợi cảm. Đọc tác phẩm, có thể cảm nhận hết tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp những yếu tố trữ tình với nội dung cốt truyện. Trong Tháp báo ân, lời than của “cô gái” khi mắc “chứng phong” thể hiện sự dằn xé nội tâm cao độ, phần nào bộc lộ tâm trạng đau khổ của nhân vật cũng như nỗi lòng thương cảm của tác giả đối với số phận và khát khao hạnh phúc của người phụ nữ bất hạnh: “Đời tàn nhơ bẩn, may được gặp nhau trong bóng tối. Nếu nhìn nhau lúc sáng trời thì một tối giao hoan đâu mà có được! Ai hay một độ gió xuân lại tăng thêm một lớp hận phong lưu vô tận đến suốt đời! Hỡi ơi Lưu Lang, với mặt mũi này mà gặp lại chàng, thiếp chịu đựng sao nổi”. Chiều sâu nội tâm nhân vật đã được khắc hoạ cụ thể hơn so với những tác phẩm trước đó. Lời của

“cô gái” có nỗi tủi nhục, có niềm hi vọng, có sự oán hận số kiếp trái ngang cũng có phần tiếc nuối cho tình duyên dang dở. Hay lời của người trần thuật bộc lộ trực tiếp thái độ của mình khi nhắc đến những người “đoán số xem tướng” ở đầu truyện Thầy tướng: “Bọn đoán số xem tướng tồi thường chỉ nói dựa để lấy tiền của những kẻ ngu ngốc thôi. Còn sau đó có đúng hay không, có ai mà đòi lại được tiền của chúng. Nhưng cũng có trường hợp đúng một cách lạ lùng”. Ở một số truyện trong LTKVL có phần lời bàn của “Lan Trì Ngư Giả”. Ở phần này, tập trung thể hiện thái độ, quan điểm, tư tưởng của tác giả đối với việc và người trong xã hội đương thời. Trong Hổ nhân đức có lời bàn luận như sau: “Hổ là loài ác thú mà còn biết nghe tiếng van xin ai oán của con người. So với bọn ngồi ghế cao giữa chốn công đường, róc xương hút tuỷ sinh dân, nghe tiếng kêu oan thảm thiết dưới nhà thì bỏ ngoài tai, mất hết lương tâm, ắt phải hổ thẹn với con hổ này. Ước gì có phép thả con hổ này ra, và xin mời những ông quan ấy vào rọ”. Thật hay, ý tình của tác giả bộc lộ trực tiếp không chút ngại ngùng, vừa ca ngợi “lòng nhân” của Hổ cũng vừa đay nghiến, lên án những tội ác vô nhân của tầng lớp thống trị đối với nhân dân. Nguyện vọng thật thống thiết của tác giả

là mong muốn nhân dân có được cuộc sống công bằng, yên bình thể hiện qua cụm từ cảm thán: “ước gì có…”.

* Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ theo ngọn bút viết trong khi mưa) là tập truyện chữ Hán của Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), gồm 90 truyện dài ngắn khác nhau, thuộc thể loại kí trong dòng văn học Việt Nam nhưng có rất nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường (mang dáng dấp của truyện truyền kỳ). Tác phẩm có nhiều giá trị khác nhau, vừa là tác phẩm văn học mang tính hiện thực cao, vừa là tư liệu đắt giá cho những công trình học thuật khảo cứu sử học và xã hội học. Ở tác phẩm, phương thức tự sự và trữ tình kết hợp chặt chẽ. Nội dung được thể hiện sâu sắc bởi tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo trá, ác ôn của bọn thống trị đàng ngoài dưới thời Lê mạt; tái hiện chân thực cảnh sống cơ cực của nhân dân; phê phán những đồi phong bại tục của xã hội đương thời; ca ngợi những danh lam thắng cảnh của đất nước. Tất cả đều được thể hiện bằng lối miêu tả tỉ mỉ, giọng điệu đa dạng, sử dụng khá nhiều lời cảm thán, nhận xét để bày tỏ tình cảm, thái độ trước các sự kiện. Ở tác phẩm này, tác giả chủ yếu là kể chuyện về việc, về người trong thời đại nhất định của lịch sử Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh lối trần thuật (ngôi thứ 3), tác giả còn xen vào đó những lời nhận xét, đánh giá giàu cảm xúc, bày tỏ rõ quan điểm của mình “Ôi! Nếu trời sinh ra cây ra đá mà làm hết thảy như hình cầm thú thì tạo vật cũng phải hết nghề, còn có gì đáng thưởng ngoạn nữa!” (Hoa thảo); “Than ôi! Thói ấy thật đáng thương thay!” (Hôn lễ); “Ôi!

Người con gái của vợ chẳng phải là về hàng con gái của chồng ư?”, “Thế mà các quan đương sự thấy những kẻ lấy nhau càn bậy như vậy lại điềm nhiên không hỏi đến, thương luân bại hoá như vậy còn gì tệ hơn. Ta bảo rằng những kẻ kế phụ mà lấy cả con gái riêng của vợ thì nên lấy cái luật loạn luân mà bắt tội thật nặng cũng đáng” (Tệ tục); “Ôi! Mẹo lừa ấy cũng tai quái thật! Nhưng nếu chủ nhà giàu kia không ham mộ quan tân khoa, muốn cho con mình được làm bà quan, cầu lấy cái phúc mà mình chẳng hề có thì dẫu mẹo lừa tai quái đến đâu cũng không thể lừa được” (Mẹo lừa)… Bên cạnh đó, trong nhiều truyện

cũng có sự đan xen những bài thơ. Cụ thể, trong Nguyễn Nghiêu Minh, nhân vật

“ta” có nhã hứng đọc mấy câu tứ tuyệt để thể hiện cảnh an nhàn, vui thú điền viên:

“Tựa hiên bảo trẻ chia nòi cúc, Vốn cách sinh nhai cụ huyện già,

Khen lũ trẻ thơ hay biết ý,

Quanh thềm tưới nước học trồng hoa.”

Nhiều câu đối cũng xuất hiện trong Vũ trung tuỳ bút:

“Nhân dục vô nhai, nhân khởi năng vi thiên tính giả;

Thiên dự hữu hạn, thiên quả tất tong nhân nguyện hồ.”

Hay:

“Trí thuỷ nhân sơn, thích ý nguyện hi quân tử lạc;

Thiên niên quốc lộc, tâm nhàn dưỡng thái bình thân.”

(Y học Trung Hoa) VTTB của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm kí có giá trị, đặc biệt về phương diện nghệ thuật được Nguyễn Đăng Na đánh giá rất cao: “Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ, ta thấy có chiều sâu của người uyên thâm Hán học, có chất thiệp liệp của người trải đời, có cái ngạo nghễ, hóm hỉnh của bậc hàn nho thanh bạch, có cái tinh tế của trí thức kinh kỳ biết thưởng thức ăn chơi… Đấy là nét riêng trong phong cách ký của Phạm Đình Hổ mà các tác giả ký khác không có được” [41, tr.57].

* Tang thương ngẫu lục (Ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu) là tập ký bằng chữ Hán mang đậm tính chất truyền kỳ do Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án soạn khoảng cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tập truyện bao gồm 89 truyện, được chia làm hai quyển, quyển Thượng có 40 truyện, quyển Hạ có 49 truyện.

Đây là tập truyện có giá trị nhiều mặt, phản ánh xã hội đương thời qua những câu chuyện hoang đường bởi lẽ cuộc đời đầy biến động, tai ương gieo rắc khắp nơi, vua hiền tôi trung dường như không còn nữa, cuộc sống nhân dân điêu linh,

đầy bất trắc. Con nguời hoang mang, lo âu trước thời đại bao nhiêu thì thể hiện khát vọng trong thế giới tâm linh bấy nhiêu. Họ gửi gắm tâm sự, niềm u uất vào thần thánh, ma quỷ. Thế giới tâm linh vừa là nơi mà họ có thể tự do bày tỏ khát khao, nguyện vọng cũng như thái độ trước thời thế mà không có bất kì ai có thể áp chế. Con người hoàn toàn tin tưởng chuyện ma quỷ, thần tiên là có thật.

Chính vì vậy, trong TTNgL yếu tố hoang đường, kỳ bí thể hiện hàng loạt, rộng khắp các truyện. Chẳng hạn như sự ra đời thần kỳ của vua nước Việt được thể hiện rất rõ trong truyện Thần Tông hoàng đế. Hoàng hậu Trịnh (triều Lê) mang thai đến kì sinh nở, “lên giường cữ” nhưng chưa sinh được. Vua nằm mộng có người báo: “Hoàng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung đã sinh mau sao được.”. Nội Giám theo lệnh vua đến chợ Báo Thiên thì gặp một lão già “tuổi chừng 81, 82, đương nằm ở mặt đất mà rên hừ hừ, ngắc ngoải chờ chết”. Nội giám về tâu vua và bèn chạy ra lần hai thì thấy lão già đã chết, đương khi ấy ở hậu cung

“hoàng hậu sinh thế tử”. Những suy ngẫm về thuyết tiền thân, hậu thân được tác giả bày tỏ ở cuối truyện: “Quả có chuyện ấy thật thì tiền thân vua Lý Thần Tông là thầy tu Từ Đạo Hạnh, hậu thân là lão già ở chợ Báo Thiên, lại hậu thân là vua Thần Tông triều Lê; một ông sư, một lão ăn mày, tái sinh vào bậc đế vương, khiến người không thể hiểu nổi”. Điềm báo và sự ứng nghiệm “quốc biến” cũng được thể hiện qua hiện tượng “có vật gì mọc lên ở hòn đảo, giữa hồ Hoàn Kiếm, sáng rực bốn bề, bay sang đến bờ nam thì tắt. Sóng hồ cuộn lên (…), tôm cá nổi lên mặt hồ không biết bao nhiêu mà kể” trong truyện Hồ Gươm.

Trần Văn Vỹ trong truyện Ma Đồng Xuân nằm mộng thấy hồn ma nữ đến bảo:

“Nhà Lê Sắp mất, ông cũng thi không đỗ, đừng đọc sách để nạt tôi nữa” và đúng như lời trong mộng “Năm ấy, ông Trần đi thi không đỗ. Chưa bao lâu, xảy ra quốc biến”.

Những sự kiện mang tính chất kỳ ảo xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm.

Sự mang thai kỳ lạ của “người con gái” kéo theo là sự ra đời của nhân vật xuất chúng phi thường trong Núi Đông liệt: “Trong núi có bàn cờ đá, cạnh bàn cờ,

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 123 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)