V ấn đề ảnh hưởng của Truy ền kỳ mạn lục đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 132 - 146)

Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ĐỐI VỚI VĂN XUÔI VI ỆT NAM

3.2. Văn xuôi Việt Nam sau Truy ền kỳ mạn lục v ới những kế thừa và phát huy

3.2.2. V ấn đề ảnh hưởng của Truy ền kỳ mạn lục đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam

3.2.2.1. Đối với văn xuôi hiện đại giai đoạn 1930 đến 1945

Giai đoạn 1930 đến 1945 là giai đoạn văn học phát triển theo khuynh hướng lãng mạn. Tuy từ văn xuôi đến thơ ca đã có những cách tân lớn từ đề tài, nội dung – tư tưởng đến bút háp nghệ thuật do ảnh hưởng văn hoá – văn học phương Tây nhưng trong một số tác phẩm vẫn còn vương vấn ít nhiều không khí và cảm hứng trung đại. Tư duy thần linh chủ nghĩa đã ăn sâu vào tâm tưởng của người nước ta. Vẫn còn tồn tại niềm tin vào sức mạnh của thần linh, niềm tin ma quỷ là có thật và ma quỷ vẫn hiện hữu đây đó trong cuộc sống của con người.

Đương nhiên, những yếu tố hoang đường trong văn học giai đoạn này cũng có sự cách tân so với dòng văn học trước đó. Ngoài việc thể hiện lòng tin vào thế giới siêu nhiên, tác giả hiện đại còn gửi gắm vào trong nó sự hoang mang, khó lý giải về một số hiện tượng của cuộc sống trước biến động của xã hội đương thời. Và tất cả những điều đó được thể hiện ở các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại giai đoạn 1930 đến 1945. Tiêu biểu là Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng và Ai hát giữa rừng khuya của Tchya.

* Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, tác phẩm gồm 11 chương, thể hiện một chuyện tình lãng mạn nhưng không kém phần dau khổ bởi sự dằn xé nội tâm giữa khát vọng hạnh phúc với lòng mộ đạo trong tâm trí một đệ tử xuất gia.

Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa được thể hiện từ cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện. Kèm theo đó là những chi tiết lạ kỳ, ngôn ngữ trau chuốt, đa giọng điệu, ngay tên tác phẩm cũng thể hiện một không gian hư hư ảo ảo: Hồn bướm mơ tiên. Tất cả đã làm nên thành công cho tiểu thuyết đầu tay này của

Khái Hưng. Tác phẩm là một câu chuyện tình buồn, lãng mạn nhưng rất thanh cao giữa ni sư Lan và chàng trai Ngọc. Tình yêu với Ngọc đã xuất hiện trong trái tim “chú tiểu Lan”, và tình yêu ấy âm thầm dằn vặt trái tim và tâm hồn Lan mỗi khắc mỗi giờ. Cô đau khổ tột cùng khi phải đấu tranh trong suy nghĩ giữa tình yêu trần thế với tình yêu nhân loại, giữa đường tình và đường đạo. Xây dựng nhân vật, tác giả ít khắc hoạ ngoại hình mà chủ yếu là miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế. Lời cầu nguyện của Lan với Phật tổ thật cảm động lòng người:

“… phù hộ cho đệ tử… có đủ nghị lực… xa lánh trầm luân… đệ tử đã giốc lòng tin mộ đạo, không ngờ nay mới biết lòng trần tục vẫn chưa giũ sạch. Nhưng đệ tử xin thể trước Đức Từ Bi”. Tâm khảm của Lan lúc nào cũng xót xa với ý nghĩ:

“Ta rất có tội với đức Phật tổ”. Một niềm tin vào Đạo chân thành và sâu sắc nhưng càng mộ đạo bao nhiêu thì nỗi đau trong Lan càng thấm thía bấy nhiêu.

Khi Ngọc nói lời thương nhớ, Lan đau xót ngăn lời Ngọc nhưng cũng chính là ngăn lòng mình: “Không bao giờ thế được… Thôi ông đừng nói nữa, mỗi lời nói của ông như đốt như xé ruột kẻ tu hành này, ông nên về đi”. Bút pháp miêu tả thật thơ mộng, mượt mà, giàu chất thơ khi tác giả phác hoạ nên bức tranh tình yêu trong một không gian, thời gian nghệ thuật trữ tình. Giọng kể ở đây cũng dạt dào cảm xúc: “Hai người nhìn nhau, bóng trăng khuyết rọi đầu cành… giòng sông thấp thoáng dưới bóng trăng như một giải lụa trắng… rồi lẫn với sương mù”. Không gian rộng mênh mông với bóng trăng khuyết và dòng sông thấp thoáng rất hữu tình nhưng cũng chứa đầy sự tan thương vụn vỡ. Cảnh vật thực trong đêm trăng như chìm lắng vào cõi xa xăm, hư ảo, tất cả người, cả cảnh rồi thì cũng “lẫn với sương mù”,“Lúc hai người ở con đường hẻm đi ra, thì mặt trời đã khuất sau đồi. Gió chiều hây hẩy đã mát, mùa lúa chín bốc lên thơm phức, khiến Ngọc ngắm cảnh nơi thôn dã êm đềm, trong lòng xiết bao tình cảm”, “Ngoài sân ánh trăng chiếu lờ mờ, rặng tường hoa lồng bóng xuống lối đi lát gạch, mấy cây đại không lá ẻo lả, uốn thân trong vườn sân um tươi. Vạn vật có vẻ dịu dàng như muôn màu thiền êm đềm tịch mịch”

Nhưng chuyện tình yêu dù đẹp đến đâu, thơ mộng đến đâu rồi bỗng chốc cũng tan biến theo cõi hư vô! Những chi tiết kỳ lạ được gửi trong tác phẩm là câu chuyện chú tiểu Lan kể cho Ngọc nghe về nguồn gốc chùa Long Giáng:

“Ngọc Hoàng thượng đế muốn giúp nhà vua tỉnh ngộ, liền cho một nàng tiên nga giáng thế đầu thai, tức là Văn Khôi công chúa (…) Sau vì nhà vua cố ý kén phò mã, công chúa liền đương đêm lẻn bước trốn đi, nhờ cá các thần tiên đưa đường tới nơi này xin thụ pháp đức Cao Huyền hoà thượng”, “Nhà vua nổi giận” ra lệnh đốt chùa “bổng một con rồng vàng hiện lên phun nước tắt ngay”. Còn câu chuyện Ngọc bịa ra để dò xét tình ý của chú tiểu Lan nghe cũng thật hoang đường, kỳ lạ: Ngọc nằm mơ thấy cùng đi với một nhà sư trẻ trên con đường quanh co, cây cối um tùm, một lúc tới cảnh bồng lai… thế rồi, nhà sư trẻ biến thành một giai nhân, người con gái ấy lại là chú Lan. Cốt truyện được mở đầu là một khung cảnh vui nhộn, nên thơ bởi những cảnh gặt lúa cùng những lời trêu ghẹo bằng bài hát ví của các cô gái với Ngọc:

“Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân đứng lại em than vài nhời

Đi đâu vội mấy anh ôi?

Công việc đã có chị tôi ở nhà.”

“Anh về kẻo tối anh ơi,

Kẻo bác mẹ mắng rằng tôi dỗ dành.”

Nhưng kết thúc truyện thật buồn, thật bi ai. Kết thúc mối tình trần thế của đôi trai gái là sự tan vỡ nhường lại sự trường tồn cho tình yêu bác ái của kiếp tu hành. Ngọc và Lan yêu nhau nhưng không đến được với nhau và họ chấp nhận

“yêu trong tư tưởng”. Một kết thúc chuyện tình yêu không có hậu nhưng tình mộ đạo lại rất đẹp, bởi lẽ giống như Lan từng nghĩ: “Tôi không có gia đình nữa.

Đại gia đình của tôi nay là nhân loại, là vũ trụ, mà tiểu gia đình tôi là… hai linh hồn đôi ta, ẩn núp dưới bóng từ bi Phật tổ”. Rõ ràng niềm tin vào Đạo đã ăn sâu vào tư tưởng của con người Lan. Tin Đạo, theo Đạo thì con người mới được

thanh nhàn, giải thoát. Quả thật là một chuyện tình buồn nhưng rất đẹp, chỉ có thể tồn tại ở những con người theo chân Phật tổ như Lan. Tình yêu cá nhân đạt dưới tình bác ái đối với nhân loại: “Trên đời chỉ có lòng bác ái mới là đáng kể”. * Ai hát giữa rừng khuya của Tchya (Đái Đức Tuấn) có tất cả 13 chương, mỗi chương là một nhan đề mang đậm chất ma quái: “Ma không đầu”,

“Xác ma cười”; “Ma rừng”… Truyện là một bí mật về tiếng hát vang giữa khuya ở rừng Hạt Đông Giao. Nhân vật kể chuyện là “Tôi” được tường tận mắt thấy “hai hồn ma không đầu” thi thố võ nghệ tại chân làng Gôi, chính “Tôi” đã nghe thấy cụ Móm và cụ Trần Công Chất kể lại cuộc đời bi thảm của “những ai” có tiếng hát giữa rừng khuya. Tấn bi kịch về năm số phận, năm con người bất hạnh. Hai anh em Lê Mạnh Khôi và Lê Trọng Việt võ nghệ cao cường vì “bị tình nghi, phải bắt giải lên Tỉnh lỵ” và phải “nhận án tử tại làng Gôi”. Vì chết oan nên hai bóng ma không đầu thường ở chân làng thi thố tài năng võ nghệ.

Anh chị của Oanh Cơ đã gặp nạn bị Hổ vồ chết tại rừng tại Hạt Đồng Giao vì tài ca hát rất hay. Số phận Oanh Cơ cũng được định từ đó phải chết vì Hổ tha. Ba linh hồn chết oan không được siêu sinh tịnh độ nên mỗi lúc đêm về người Hạt Đồng Giao vẫn nghe thấy tiếng hát oai oán đến lạnh người: “Từ ngày nàng bị Hổ tha vào rừng, thì cứ những đêm mưa gió bấc, những đêm u ám không trăng, trên quãng đèo Ô Quý Hồ lại văng vẳng có giọng đờn ca não nuột, ai bạo gan xông xáo trong đêm khuya rừng vắng, thì thấy ba cái bóng ma ngồi đàn hát cho một con cọp lớn ngồi nghe”. Thực rõ, trong tác phẩm này ít nhiều đã kế thừa và được gợi hứng từ nghệ thuật xây dựng truyện ở Truyền kỳ mạn lục.

Trước tiên là ở cốt truyện: mặc dù có sự cách tân đáng kể trong cốt truyện

“truyện lồng truyện” nhưng cốt yếu của truyện vẫn là số phận của những con người bất hạnh, tiêu biểu là Oanh Cơ và Trọng Việt. Họ gặp gỡ, kết duyên và cuối cùng là sự huỷ diệt. Các chuỗi sự kiện diễn ra mang nặng không khí ma quái của người chết, ma quỷ đeo bám, ám ảnh và xúi giục con người lương thiện đến chỗ chết. Trải qua bao gian truân khổ ải, những con người thiện lương chết

oan ức, tức tửi biến thành những cô hồn ngạ quỷ vất vưởng “hai oan hồn oan ức của hai kẻ chịu tử hình, lâu ngày không tiêu đi được nên tụ lại thành bóng, hấp thụ mãi khí thiêng của trời đất”. Những oan hồn đó là những kẻ “bị thác lại là người mệnh bạc, vì nghiệp chướng mà chết oan, chết yểu”. Họ đã chết rất lâu nhưng vẫn chưa giải thoát “Nhiều khi linh hồn còn muốn sống thêm nữa trên cõi trần thế, bởi chưa dứt hẳn trần duyên, còn muốn vẫy vùng nữa”, họ“vẩn quanh bên mình ta, chỉ đợi có dịp là tất cả trở về sống chung với ta, dẫu rằng trong một phút.”. Cốt truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng hết sức hoang đường. Nhiều giả thuyết xung quanh tiếng hát giữa rừng khuya. Có người cho rẳng: “đó là một thứ hồ ly lạc mãi từ bên Tàu đi lầm đường núi thẳm qua Vân Nam sang tới xứ Lào rồi lần mò tới Đồng Giao thì không đi nữa, vì tìm được địa thế hợp với nó”. Người khác lại cho rằng: “con quái vật ấy trong hang đá nứt mà chui ra, trước là con vượn trắng, rùng mình một cái biến ngay ra cô gái rõ đẹp, vô phúc ai gặp phải thì nó quyến rũ đưa vào hang, đàn bà nó không thèm bắt, nhưng đàn ông thì túm ngay làm chồng. Kẻ nào đi lại cùng nó, nó rút hết xương tuỷ, trong ba ngày phải chết”. Chính vì những điều bí ẩn đó mà khiến

“Tôi” đi tìm sự thật về câu chuyện huyền bí ấy. Cuối cùng thì “bí mật” cũng được“vén màn”: đó là hồn phách của năm con người chết oan, tủi hờn, không được siêu thoát.

Cách xây dựng nhân vật: Hai tuyến nhân vật rất rõ trong truyện là phe thiện và phe ác, mâu thuẫn đấu tranh kịch liệt. Đại diện cho phe ác là Nguyễn Quán, kẻ cầm đầu quân cướp, là một ác nhân, sẵn sàng vì lòng thù hận cá nhân mà hãm hại người hiền. Thầy Thông ỷ quyền cậy thế “phó nhậm ở Phong Thổ”, xem mạng người như cỏ rác, “kế độc mưu sâu”, đã gieo biết bao tai hoạ cho con người lương thiện: “bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu nhân vật điêu linh, thế mà không tỏ vẻ gì hối hận cả lại còn đắc ý là đằng khác”, chỉ vì ham mê sắc tài của Oanh Cơ mà trực tiếp hại chết chồng và anh chồng của nàng, bắt nàng làm vợ “Sở dĩ tôi yêu mợ quá”, “tôi có nói thêm vào nên họ mới bị xử trảm”.

Con Hổ vì muốn được nghe tiếng đàn tuyệt kỷ của ba anh em Oanh Cơ nên quật chết Quản Văn và Huyền Cơ và tra tấn hai hồn ma ấy để tìm tung tích Oanh Cơ mà bắt về. Hổ dồn ép và quyết tha Oanh Cơ vào rừng thẳm. Hình tượng các nhân vật này có nhiều điểm giống quan trụ quốc họ Thân, Trần Khát Chân, Lý Hữu Chi trong Truyền kỳ mạn lục. Mẫu nhân vật “hồn ma bóng quế” kết thành bầy lũ để dặm doạ con người. Chính chúng đã đeo bám ám hại Trọng Việt nhiều lần. Hai con ma rừng nói với Mạnh Khôi và Trọng Việt khi chúng bị anh em của họ trừ khử: “yêu chưa thoả, sống, anh không muốn làm chồng em, chết, rồi anh sẽ làm chồng em, anh nghe chưa”. Đúng như lời hai con ma nữ đó nói, cả hai anh em đều chết thảm thương, oan ức và trở thành hai con “ma không đầu”. Nhân vật và chi tiết này gợi nhớ đến “lũ quỷ” và hồn ma Nhị Khanh trong Truyền kỳ mạn lục. Tất cả những nhân vật ấy đại diện cho bọn ác ôn, gây thảm hoạ cho con người trên cuộc sống dương gian.

Đại diện cho phe thiện là Lê Trọng Việt, người cương trực không sợ ma quỷ, không sợ cường quyền, dù khi biết án tử, bị đưa ra pháp trường nhưng Trọng Việt vẫn bình tĩnh không hề khiếp sợ, ngược lại còn khuyên vợ quay về và tái giá. Quả thật là một người quân tử! “Em khá mau về đi, đừng ở chốn rơi thịt đổ máu này làm gì! Ngày nay anh sở dĩ đương tuổi thanh niên mà bỏ vợ con, chịu bất đắc kỳ tử một cách thảm thiết thế này chẳng qua vì tiền oan nghiệp trái đó mà thôi…”, “một mai anh chết rồi em nên quên hẳn anh đi, chọn lấy một kẻ xứng đáng trao thân gửi phận…”, “Thôi, anh nói thế đủ rồi, em đứng dậy đi về đừng bịn rịn dùng dằng nữa”. Ở nhân vật Trọng Việt ta thấy dáng dấp Văn Dĩ Thành, Ngô Tử Văn trong Truyền kỳ mạn lục, một người không sợ ma quỷ, ngược lại còn áp chế chúng. Lời van xin của lũ “ma rừng” khi Trọng Việt khống chế, tiêu diệt chúng rất rõ cho sự cương trực này: “Ông Trọng Việt Ơi!

Ông ác làm chi, ông tắt đèn đi! Chúng tôi biết lỗi rồi, chịu phục ông rồi. Ông cứu cho lần này, lần sau không bao giờ dám phá ông nữa… Riêng hai đứa tôi, chúng tôi sẽ đội ơn ông và phù hộ cho ông”.

Nàng Oanh Cơ trong truyện là người đẹp người lại đẹp nết, tư phong trang nhã lại có tài hát xướng, chung thuỷ, nàng cũng từng nghĩ khi chồng chết:

“Người không thể một đời yêu đến hai lần”. Số phận lao đao, bạc mệnh có phần rất giống các nhân vật nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh, đoản mệnh như Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ. Nhân vật “ông già” trong truyện có phần giống với “đạo nhân” trong Truyền kỳ mạn lục. Lão xuất hiện và chỉ cách cho anh em Trọng Việt “đào mồ, bỏ bùa” giúp trừ khử tà yêu mà không nhận tiền, không nhận báo đáp.

Quan điểm, tư tưởng: Niềm tin vào luật nhân quả, báo ứng cũng được thể hiện rõ trong Ai hát giữa rừng khuya, đây là điểm “rất gần” với Truyền kỳ mạn lục. Lê Trọng Việt cam chịu với số phận oan khiên bởi lẽ chàng tin vào quy luật

“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Câu nói trăn trối của chàng với Oanh Cơ trước lúc xử trảm đã chứng minh điều đó “chẳng qua là vì tiền oan nghiệp trái mà thôi, có cưỡng cũng vô ích. Thân phụ chúng ta, xưa xông pha trong vòng khói lửa, chém giết tàn sát cũng nhiều, các oan hồn bởi thế mới theo dõi dòng họ nhà ta mà trả thù, báo oán”. Nhân vật kể chuyện “Tôi” tin tưởng chuyện ma quỷ là có thật. Ngay từ đầu tác phẩm, “Tôi” đã khẳng định: “ta chỉ biết bởi cớ có nhiều âm hồn còn muốn sống nữa nên khi có xảy ra những chuyện kỳ dị mà, nếu mắt ta chịu khó bỏ hết các thành kiến, nếu ta chịu lưu tâm xem xét đôi chút đến nhẽ huyền vi của máy âm dương, ta sẽ nhận thấy rõ là không có sự gì là hoang đường cả. Trên đời này chỉ hoàn toàn có sự thật mà thôi, cái gì có thể xảy ra được đều là sự thật cả”. Quan điểm này cũng khá gần với Nguyễn Dữ ở lời bàn luận “không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện nhảm”.

Nhìn chung yếu tố kỳ ảo đan lồng trong cốt truyện, yếu tố ấy trải dài theo mạch kể, theo từng sự kiện, từng hành động, lời nói của nhân vật. Không khó nhận ra những điểm tương đồng giữa Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, Tiếng ai hát giữa rừng khuya của Đái Đức Tuấn với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Với hình thức văn xuôi tự sự, một số tiểu thuyết giai đoạn này phảng phất

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 132 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)