Bi ểu hiện của phương thức tự sự trong Truy ền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 61 - 79)

Chương 2. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH TRONG

2.1. Phương thức tự sự trong Truy ền kỳ mạn lục

2.1.1. Bi ểu hiện của phương thức tự sự trong Truy ền kỳ mạn lục

Phương thức tự sự trong tác phẩm được thể hiện ở phương diện cốt truyện (từ kết cấu, môtip truyện, tình huống truyện đến cách trần thuật), ở cách xây dựng nhân vật và ở hệ thống sự kiện (bao gồm biến cố, không gian và thời gian nghệ thuật). Qua những phương diện cốt truyện, nhân vật và sự kiện, Nguyễn Dữ đã cho thấy một cách chân thật, sinh động khách quan về xã hội phong kiến Việt Nam vào thế kỷ XVI.

2.1.1.1. Phương thức tự sự thể hiện ở phương diện cốt truyện

* Biểu hiện của cốt truyện thông qua kết cấu:

Cốt truyện được xây dựng trong TKML là những biểu hiện cơ bản nhất cho phương thức tự sự. Đọc tác phẩm, chúng ta hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra? ai làm?

ở đâu? khi nào? câu chuyện được kết thúc như thế nào? Mục đích cuối cùng là qua đó tác giả đã gửi gắm tư tưởng, quan niệm sống. Cốt truyện trong tác phẩm nhìn chung đều đảm bảo kết cấu cơ bản: mở đầu, diễn biến (thắt nút), kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, bằng trí tưởng tượng hết sức độc đáo, Nguyễn Dữ đã tạo nét riêng cho mỗi truyện về cách xây dựng cốt truyện. Chúng tôi mạn phép dựa vào kết cấu mà tiến hành lập bảng thống kê các truyện để thấy rõ biểu hiện đầu tiên của phương thức tự sự trong TKML (đính kèm phần phụ lục).

Từ bảng thống kê kết cấu cốt truyện, ta thấy 2/20 truyện có môtip: hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên (chiếm 10%), môtip hội ngộ - lưu lạc - không đoàn viên có 3/20 truyện (chiếm 15%), 15/20 truyện có môtip cốt truyện hội ngộ - biến cố -

thức tỉnh, giải thoát (chiếm 75%). Nguyễn Dữ thật sự có đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng kết cấu truyện mới lạ hơn kiểu truyền thống của các truyện dân gian. Số lượng truyện có môtip cốt truyện truyền thống hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên rất ít, điều này có thể giải thích bởi sự thật nhiễu nhương của xã hội đương thời nên việc con người tìm thấy niềm vui và hạnh phúc thật sự quả không đơn giản. Có chăng trong những thực trạng rối ren ấy, con người luôn ở trạng thái hoang mang về số phận, cuộc đời và từ đó có sự đổi thay về nhận thức. Con người mong được giải thoát ở cuộc sống thực tại để đến được với cuộc sống ở thế giới khác yên bình, hạnh phúc hơn. Từ cách xây dựng cốt truyện như thế, ta thấy ở tác giả tư tưởng Đạo giáo chi phối khá rõ, qua tinh thần “hành đạo cứu đời” hay tinh thần “ở ẩn”, “lánh đục tìm trong”. Có không ít truyện, kết thúc con người được giải thoát nạn kiếp nhờ vào sự chỉ dẫn của Đạo nhân hay Cư sĩ. Con người thật sự bình an, được giải thoát chỉ khi ở họ đã có sự thay đổi nhận thức. Tư tưởng của Đạo giáo kết hợp với tư tưởng của Phật giáo đã giúp các nhân vật thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp chướng ở chốn nhân sinh.

Tiêu biểu như chàng Thiên Tích trong truyện số 4, nhân dịp xuống âm ty đã nhận ra và thức tỉnh chuyện thiện ác ở đời, nhận biết sâu sắc quy luật nhân quả

“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Thiên Tích trở thành con người biết hành thiện ở cuối tác phẩm. Viên quan họ Hoàng trong truyện 11, đã ngộ ra và sớm thoát khỏi sự u mê trong cõi trần đầy sắc dục sau một thời gian dài bên hồn Thị Nghi. Lý Thúc Khoản trong truyện 17, cũng đã thức tỉnh và thật sự được giải thoát khi từ địa phủ trở về nhân gian. Tư tưởng Nho giáo cũng để lại dấu ấn khá rõ qua hình ảnh người Nho sĩ bất khuất chống lại tà thần. Có thể thấy rõ sự đan xen của cả Nho, Phật, Đạo trong tư tưởng tác giả nhưng quan trọng hơn cả là tinh thần dân tộc và tình cảm nhân đạo như những đạo lý cơ bản mang giá trị nhân văn - văn hoá dân tộc. Hình tượng con người mà Nguyễn Dữ xây dựng là những con người luôn khao khát cuộc sống tốt hơn ở một thế giới khác, có thể là non bồng, động tiên, long cung hayđịa phủ đầy huyền ảo. Kết cấu của các truyện

rất đa dạng, mỗi truyện là một câu chuyện khác nhau về con người, cảnh vật nhưng tựu trung lại tất cả đều thể hiện quan niệm nhân sinh của người viết. Ở cuộc sống trần tục con người khó thoát khỏi nạn kiếp đành hướng đến cảnh giới của các đấng siêu nhiên mong mỏi tìm được sự bình yên và giải thoát. Phải chăng đây là tâm lý hoang mang, sợ hãi trước thực cảnh đương thời và khao khát được giải thoát của chính tác giả và của những người cùng thế hệ trong cảnh đời đầy rẫy nhiễu nhương ấy?

* Biểu hiện của cốt truyện thông qua sự kiện:

Các sự kiện quan hệ chặt chẽ với nhau góp phần hình thành nên cốt truyện của các truyện trong TKML. Các sự kiện có mối liên hệ nhất định để thúc tiến cốt truyện và là điều kiện để nhân vật thể hiện tính cách và phẩm chất. Truyện số 8 là một chuỗi dài sự kiện: Ngô Tử Văn đốt đền tướng giặc phương Bắc, hồn tướng giặc đến đòi trả đền, thổ công báo mộng, Ngô Tử Văn bị đưa đến địa phủ, tranh luận và đối chất, tướng giặc bị trừng phạt và Ngô Tử Văn sống lại, Ngô Tử Văn được tiến cử giữ chức Phán sự. Truyện 16, cuộc đời bất hạnh của Vũ Nương được mở ra bởi hàng loạt các sự kiện: chồng đi chinh chiến, Vũ Nương ở nhà nuôi con, chồng về nghi oan trinh tiết, nàng tự tử ở bến sông Hoàng Giang, được Linh phi cứu, Phan Lang xuống thuỷ cung, Vũ Nương nhờ Phan Lang báo tin cho chồng, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Để thiết lập một sự kiện (tình tiết), tác giả đã liên tục tạo nhiều chi tiết, giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ nhằm thúc đẩy diễn biến cốt truyện đạt được hiệu quả nghệ thuật nhất định.

Truyện 14 được xây dựng bởi hàng loạt các sự kiện bao gồm các chi tiết nối kết nhau:

- Sự kiện thứ nhất: Hội ngộ. Nguyễn Trung Ngạn giới thiệu nàng Tuý Tiêu cho Dư Nhuận Chi, nhờ đó Dư Nhuận Chi gặp gỡ và yêu thương Tuý Tiêu. Sự kiện được tạo bởi nhiều chi tiết trong đó có lời dặn dò của ông Nguyễn đối với Dư Sinh: “Ả ấy kể cũng là người phong lưu, thầy nên khéo yêu thương lấy”.

- Sự kiện thứ hai: Quan trụ Quốc họ Thân bắt cướp Tuý Tiêu đem về làm của mình. Bao gồm các chi tiết Dư Sinh làm đơn kiện Trụ quốc công trên triều đình nhưng không thành, Dư Sinh buồn rầu chẳng thiết chuyện thi cử, chàng nhìn thấy kiệu nàng Tuý Tiêu đi ngang mà “chỉ đắm đuối nhìn và ứa hai dòng lệ, không nói được một lời nào”.

- Sự kiện thứ ba: Dư Sinh nhờ “chim yểng” đưa thư cho Tuý Tiêu. Sự kiện này bao gồm các chi tiết Tuý Tiêu nhận được thư, nàng hồi âm, nàng đau lòng đến sinh bệnh.

- Sự kiện thứ tư: Quan trụ quốc cho dời Dư Sinh đến nhưng dần dà viện cớ không cho chàng gặp Tuý Tiêu. Bao gồm các chi tiết Trụ quốc dùng lời lẽ giải thích với Tuý Tiêu, Tuý Tiêu chủ động đến gặp Dư Sinh nhưng không được bèn dời Kiều Oanh đến “hầu hạ chăn gối” cho Dư Sinh, Tuý Tiêu và Dư Sinh hẹn ước ngày trùng phùng.

- Sự kiện thứ năm: Đoàn viên. Bao gồm các chi tiết: Được sự giúp đỡ của người “đầy tớ già”, Dư Sinh đã cướp được nàng Tuý Tiêu trở về. Vợ chồng sum hợp, trụ quốc công “vì cớ xa xỉ mà phải tội”.

Từ câu chuyện, ta thấy tất cả các sự kiện, các chi tiết, tình tiết có mối quan hệ chặt chẽ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm: đề cao sự chung thuỷ của người phụ nữ (Truyện 16), ca ngợi mối tình trong sáng và phê phán thói ỷ quyền ngang nhiên cướp vợ người của tầng lớp thống trị (Truyện 14), đề cao những tấm gương cương trực bảo vệ chính nghĩa (Truyện số 8). Quan niệm sống đạo đức được thể hiện rất rõ trong tác phẩm. Những người có tình yêu chung thuỷ dù trải qua bao nhiêu gian truân, cách trở cũng có ngày được sum họp và được đền đáp xứng đáng. Còn ngược lại những người ham mê sắc dục, nhẫn tâm chia uyên rẽ thuý sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm minh. Cả hai mươi truyện trong TKML, mỗi sự kiện đều mang một nội dung, ý nghĩa nhất định góp phần quan trọng mang lại những nhận thức mới cho người đọc. Nói khác hơn, sự kiện là một

trong những yếu tố quan trọng trong việc cấu thành nên cốt truyện trong thể loại văn xuôi tự sự nói chung, tiêu biểu là ở tuyệt tác của Nguyễn Dữ.

* Biểu hiện của cốt truyện thông qua không gian và thời gian nghệ thuật:

Không gian và thời gian nghệ thuật trong TKML là một trong những yếu tố giúp thể hiện rõ nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Dù tác giả muốn viết gì, miêu tả sự kiện, hành động của bất kì nhân vật nào đi nữa thì tất cả cũng phải tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Ở tác phẩm, tác giả đã tái hiện thành công không khí của một thời đại lịch sử dân tộc đầy biến động. Không gian, thời gian được khắc hoạ với góc nhìn đa chiều, nhờ đó hoạt động của các nhân vật cũng được mở rộng và phát huy hết tác dụng nghệ thuật. Con người trong tác phẩm không chỉ có thể sống ở cõi trần còn có thể hoạt động trong cuộc sống siêu nhiên. Theo mối liên hệ của các sự kiện, tác giả dẫn dắt người đọc đi vào những vùng đất với những phong tục tập quán khác nhau ở mỗi vùng miền.

Con người có thể lùi vào dĩ vãng, có thể đắm chìm trong hiện tại hay mơ hồ trong cuộc sống tương lai. Chính vì vậy, TKML không có sự giới hạn về không gian và thời gian thể hiện.

Không gian nghệ thuật được Nguyễn Dữ thể hiện rất tài tình. Điểm thú vị là tác giả đã linh hoạt đan xen không gian thực và không gian ảo ngay trong cùng một sự kiện, cùng một cuộc đời của nhân vật. Không gian thực - ảo, trần gian - địa giới, trần gian - thiên tào, sống - chết luôn hoà quyện vào nhau góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm. Sự phối hợp này tạo nên bức tranh thật huyền ảo và sinh động cho các truyện trong toàn tác phẩm. Với cách quan sát tài tình và miêu tả tỉ mỉ, Nguyễn Dữ đã dẫn dắt người đọc đến rất nhiều nơi. Người đọc có thể lạc vào những không gian khác nhau và trải nghiệm cảm xúc của mình theo sự việc xảy ra trong phạm vi không gian ấy.

Không gian thực được thể hiện trong tác phẩm là những cảnh rất cụ thể, từ cảnh đô thành nhộn nhịp đến làng quê, núi rừng hẻo lánh. Đó là cảnh sông nước

mênh mông, đền chùa tráng lệ, phủ đệ và dinh thự uy nghi, sang trọng. Đó là những cảnh chiến tranh đã và đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Không gian đời sống thực tại của con người được Nguyễn Dữ xây dựng đa dạng. Từ không gian nhỏ hẹp của gia đình, làng xã đến không gian rộng lớn như tỉnh lị ở đất nước ta và cả ở Trung Hoa. Những không gian ấy tồn tại với những phong cảnh, con người cùng phong tục tập quán rất riêng. Mảnh đất Trung Quốc có đền thờ Hạng Vương; đất Khoái Châu thành Đông Quan có những người phụ nữ thuỷ chung, giàu nghĩa tình; đất Bắc Hà âm u đầy yêu khí; đất Thường Tín xứ Sơn Nam có những con người luôn hành thiện tích đức; đất Từ Sơn có những thanh niên hoang dâm, những kẻ khoác áo tu hành nhưng sống buông thả theo dục vọng.

Bên cạnh không gian thực ấy, Nguyễn Dữ còn tạo ra thế giới tâm linh huyền bí bằng trí tưởng tượng độc đáo. Trước hết là một không gian rộng lớn, khoáng đạt, thanh thoát của chốn non bồng, động tiên, thuỷ cung. Một khung cảnh thật tráng lệ, tuyệt mỹ với đủ màu sắc và hoa thơm cỏ lạ ở thế giới của thần tiên “vòng quanh một bức từng gấm, vào trong một khung cửa son, thấy những toà cung điện bằng bạc đứng sững”, “Trên gác có bà tiên áo trắng, ngồi trên một cái giường thất bảo bên cạnh đặt một chiếc giường rất nhỏ bằng gỗ đàn hương” (Truyện số 9), “… một khu có những bức tường bạc bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những toà lầu châu điện ngọc, vằng vặc sáng như ban ngày”, “gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sáng chói mắt” (Truyện số 10), kèm theo đó là “… cung gấm đai dao, nguy nga lộng lẫy” (Truyện 16).

Bên cạnh đó cũng có một không gian tù túng, âm u, ngột ngạt đầy yêu khí ở âm ty, địa phủ. Con người có thể cảm nhận được cái rùng rợn của loạt không gian này qua những giác quan. Ngôi nhà của Nhị Khanh được tác giả miêu tả thông qua sự quan sát của Trình Trung Ngộ: “… chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào những khóm lau khô, trong có túp lều gianh thấp nhỏ lụp sụp, dây vôi dây bìm leo đầy lên vách và lên mái”, “Thỉnh

thoảng có cơn gió thổi”, “một mùi tanh thối khó chịu”, “không biết là mùi gì”,

“thấy ở gian bên phía tả kê một chiếc giường mây nhỏ, trên giường có một cỗ áo quan sơn son, trên quan phủ một tấm the hồng, dùng ngân sa đề mấy chữ Linh cửu của Nhị Khanh” (Truyện số 3). Hay không gian nhà của nàng Liễu, nàng Đào ở trại Tây: “… nếp nhà quạnh hiu, vài ba cây đào liễu xơ xác tơi bời, lá trút đầy vườn, tơ vương khắp giậu” (Truyện số 5).

Rõ ràng, không gian thực và ảo đan lồng hài hoà, nhuần nhuyễn ở cả hai mươi truyện trong TKML. Sự kết hợp độc đáo này đã không ngừng lôi cuốn cảm xúc của người đọc theo mạch kể của câu chuyện. Người đọc thực sự trải qua những trạng thái cảm xúc khó tả, có lúc êm ái, nhẹ nhàng, có lúc bồi hồi, xao xuyến nhưng cũng có lúc lo lắng, hoang mang và sợ hãi. Sự chuyển đổi không gian rất linh hoạt, nhân vật có khi đang tồn tại trong một không gian thực của gia đình, chợ, làng bỗng lạc vào một không gian ảo của âm ty, thuỷ cung, động tiên. Mười chín truyện trong tổng số hai mươi truyện có sự tồn tại cùng lúc không gian thực và ảo (trừ truyện 14, duy nhất có một không gian thực). Truyện thường được xây dựng được bắt đầu từ một không gian thực sau đó vì lí do nào đấy (nằm mộng, lạc bước, đi kiện tụng) mà con người chuyển sang một không gian ảo khác. Ở đó, các nhân vật được sống, chứng kiến hoặc tham gia vào một sự việc nào đó đang diễn ra. Rồi nhân vật được trở lại trong không gian thực mang theo sự thay đổi nhận thức đối với cuộc đời. Ví dụ như truyện số 1 được mở ra từ một không gian rất thực, không gian trước cửa đền Hạng Vương nhưng diễn biến của truyện lại diễn ra trong một không gian ảo giấc mơ của Hồ Tông Thốc với cuộc trò chuyện, tranh luận của các nhân vật và kết thúc truyện là khi Hồ Tông Thốc tỉnh giấc, trở về với không gian thực tại. Truyện số 2 cũng được mở ra ở một không gian thực. Các sự việc lần lượt xảy ra trong cuộc đời Trọng Quỳ và Nhị Khanh. Do chồng thua bạc gán nợ nên Nhị Khanh tìm đến cái chết để trọn tình trọn nghĩa với chồng và vợ chồng gặp lại nhau trong một không gian ma quái. Kết thúc là không gian thực của cuộc sống trần gian: “Trọng Quỳ bèn

không lấy ai nữa, chăm chỉ chăm nuôi hai con cho đến nên người”. Truyện số 9 được mở ra là không gian rất thực về cuộc đời Từ Thức. Tiếp đó, truyện diễn biến trong một không gian hư ảo: động tiên. Kết thúc thì Từ Thức trở về cuộc sống thực tại. Tương tự, truyện 19 được mở đầu với không gian thực, Mao Tử Biên trên đường “qua hạt huyện Kim Hoa”, “thăm quê ở huyện Đông Hỷ thuộc Thái Nguyên” nhưng diễn biến diễn ra trong một không gian ảo. Mao Tử Biên nằm mơ và nói chuyện với Ngô Chi Lan, nhà thơ họ Sái. Kết thúc là không gian thực: Mao Tử Biên tỉnh giấc. Nhưng dù nhân vật tồn tại ở không gian nào, thực hay ảo thì họ vẫn thể hiện được đầy đủ phẩm chất của mình qua cách cách bố trí khéo léo của Nguyễn Dữ. Có thể cho rằng không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một trong những yếu tố hình thức mà tác giả sử dụng để gửi tư tưởng sáng tác, quan niệm sống của bản thân mình trong cuộc đời. TKML có sự kết hợp tinh tế giữa các góc cạnh của không gian và nhìn chung sự kết hợp ấy theo một trật tự rõ ràng, hợp lí.

Bên cạnh sự thành công về không gian nghệ thuật, tác giả cũng đã tạo được ấn tượng độc đáo khi xây dựng thời gian nghệ thuật. Thời gian trong TKML cũng mang hai sắc thái thực và ảo.

Thời gian thực của cuộc sống là mốc thời gian gắn liền với những biến cố lịch sử, gắn liền với số phận con người. Thời gian trong tập truyện trước hết là thời gian tuyến tính. Mỗi câu chuyện là mỗi sự kiện cụ thể trong cuộc đời của con người. Sự việc này có thể xảy ra trong một khoảnh khắc nhất định, có thể được kéo dài đến hàng chục năm, hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa là trải qua nhiều thế hệ. Thời gian thực là thời gian sống, hoạt động của con người trong nghiệp mưu sinh, tình yêu, hôn nhân gia đình. Thời gian thực còn là lúc chiến tranh xảy ra trên đất nước. Thời gian thực có khi thật ngắn ngủi như trong truyện số 1, sự việc được diễn ra chỉ trong một giấc chiêm bao của Hồ Tông Thốc sau khi đề bài thơ trước đền; Mao Tử Biên trong truyện 19 cũng trong một giấc mơ khi đêm về đã gặp và trò chuyện với Ngô Chi Lan và nhà thơ họ Sái. Nhưng

Một phần của tài liệu sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình trong truyền kỳ mạn lục (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)