Một số kiểu kết cấu của văn bản đồng thoại

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng việt (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI XÉT TỪ CẤP ĐỘ CÂU TRỞ XUỐNG

3.1. Đặc điểm kết cấu của văn bản đồng thoại

3.1.2. Một số kiểu kết cấu của văn bản đồng thoại

Theo Phan Mậu Cảnh, đây là loại kết cấu mà các yếu tố của nó được trình bày theo trình tự logic khách quan, các yếu tố được nối tiếp nhau, móc xích với nhau, phần trước làm tiền đề xuất hiện phần sau và ngược lại [9, tr. 291].

Kết cấu chuỗi thường xuyên được sử dụng trong truyện đồng thoại. Với loại kết cấu này, các yếu tố được gắn kết với nhau rất chặt chẽ từ đầu đến cuối văn bản, các sự việc có thể gối đầu lên nhau trong tiến trình phát triển. Trong đó, sự việc đứng trước là nguyên nhân của sự việc đứng sau và sự việc đứng sau, đến lượt nó, lại trở thành nguyên nhân của sự việc tiếp theo.

Trong thể loại đồng thoại, kết cấu chuỗi chia thành 2 dạng: kết cấu chuỗi đơn và kết cấu chuỗi kép.

3.1.2.1.1. Kết cấu chuỗi đơn

Đây là loại kết cấu mà các tình tiết được tổ chức thành một chuỗi duy nhất từ đầu đến cuối văn bản – được sử dụng trong đa phần các văn bản đồng thoại, cả văn bản ngắn và văn bản dài, nhưng đặc trưng của nó thể hiện rõ hơn ở các văn bản ngắn, còn văn bản dài thường sử dụng đan xen nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Ta có thể hình dung kết cấu chuỗi đơn theo hình 3.1:

Hình 3.1. Sơ đồ kết cấu chuỗi đơn trong truyện đồng thoại

Trong sơ đồ trên, N được quy ước là các sự việc theo thứ tự (từ N1 – sự việc đầu tiên cho đến N5 – sự việc cuối cùng).

Truyện Những kẻ thích mời mọc (Đồng Xuân Lan) (xem phụ lục 2) là một ví dụ của loại kết cấu chuỗi đơn. Các sự việc được tổ chức như sau: Gấu và Heo rừng rủ nhau đến sinh nhật Thỏ → đến nhà Thỏ thì trời tối mịt → Gấu mời Heo rừng vào trước → Heo rừng nhường Gấu vì cho Gấu xứng đáng hơn → Gấu không chịu, cầm tay Heo rừng đẩy vào → Heo rừng không chịu, đẩy lại Gấu → Gấu trượt chân ngã đánh rầm vào cánh cửa → Ở trong nhà, các con vật nghe tiếng động bên ngoài không rõ lắm→ sinh nghi có trộm, lao ra đuổi bắt → Gấu và Heo rừng cắm đầu chạy không kịp thở.

N1 N2 N3 N4 N5

Quan hệ giữa các sự việc trong kết cấu chuỗi có thể là nguyên nhân – kết quả hoặc quan hệ thời gian thuần túy. Loại kết cấu này khá đơn giản phù hợp với trình độ tiếp nhận của trẻ em nên được sử dụng khá nhiều.

3.1.2.1.2. Kết cấu chuỗi kép

Đây là loại kết cấu mà ở đó các sự việc được tổ chức thành các chuỗi khác nhau có liên kết lỏng. Sở dĩ nói chúng có liên kết lỏng vì sự việc cuối của chuỗi thứ nhất không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự việc đầu tiên ở chuỗi thứ hai. Các chuỗi sự việc gắn kết với nhau là do đều liên quan đến đối tượng hoặc không gian, thời gian nào đấy của câu chuyện. Loại kết cấu này thường xuất hiện trong kiểu cốt truyện phiêu lưu. Đây là kiểu cốt truyện vừa lỏng lẻo, có thể mở rộng vô biên với những cuộc phiêu lưu tiếp theo, vừa chặt chẽ trong sự liên kết nội tại của chính cuộc phiêu lưu. Kết cấu chuỗi kép được mô hình hóa theo Hình 3.2 (N, M đều được quy ước là các sự việc nhưng thuộc hai chuỗi khác nhau) :

Hình 3.2. Sơ đồ kết cấu chuỗi kép trong truyện đồng thoại

Trong mô hình trên, chuỗi sự việc N không có quan hệ nguyên nhân (ít nhất là nguyên nhân trực tiếp) với chuỗi sự việc M. Hai chuỗi này kết nối với nhau bằng quan hệ lỏng vì cùng có mối liên kết nào đó về nhân vật hay không gian, thời gian chẳng hạn.

Điển hình cho loại kết cấu này là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Kết cấu truyện được tạo nên từ những chuỗi sự việc tương đối độc lập. Một chuỗi sự việc có thể tương đương với một chương hoặc một số chương. Chẳng hạn, chương một của truyện tạo thành một chuỗi riêng với các sự việc chính sau: Dế Mèn ra ở riêng, gặp Dế Choắt, và gây ra cơ sự cho Dế Choắt. Chương hai, chương ba có thể tạo thành một chuỗi: Mèn bị bọn trẻ bắt, rồi say mê trong những cuộc đấu đá với đồng loại, trở thành trò chơi của trẻ con. Được Xiến Tóc cho một bài học, Mèn tỉnh ra và tìm cách trốn thoát. Sau đó, Mèn về thăm mẹ, trên đường về, cứu thoát Nhà Trò.

N1 N2 N3 M1 M2 M3

N1 N2 N3 M1 M2 M3

Có thể nói, chuỗi sự việc trong chương một tương đối độc lập trong chương hai, chương ba. Sự việc cuối của chương một không có quan hệ nguyên nhân – kết quả với sự việc tiếp theo trong chương hai. Chương một đứng một mình đã có thể diễn tả tương đối trọn vẹn một chủ đề mà nhà văn muốn thể hiện: ở đây là bài học đầu tiên về quan hệ ứng xử trong cuộc đời Dế Mèn.

Các chuỗi sự việc vừa có tính độc lập tương đối (cho nên truyện có thể kết thúc ngay khi hết bất cứ chuỗi nào), vừa liên kết với các chuỗi khác tạo nên tổng thể các chuỗi sự việc thống nhất. Mỗi chuỗi sự việc tương ứng với một đơn vị thời gian độc lập và thể hiện một chủ đề con của toàn truyện. Việc kết thúc các chuỗi sự việc để khép lại câu chuyện hoàn toàn tùy thuộc vào diễn biến logic của sự việc và vào ý đồ của nhà văn muốn phạm vi câu chuyện đi đến đâu và phát triển chủ đề ở mức độ như thế nào.

Kết cấu chuỗi kép về cơ bản không khác chuỗi đơn bao nhiêu. Chúng đều tổ chức sự việc theo trật tự tuyến tính, câu chuyện diễn tiến tự nhiên như vốn xảy ra trong hiện thực khách quan. Vấn đề là ở chỗ mức độ liên kết như thế nào giữ các sự việc trung tâm với tư cách là những sự việc hạt nhân – chủ đề chính trong chuỗi với tổng thể các chuỗi làm nên hệ thống lớn.

3.1.2.2. Kết cấu trùng điệp

Về cơ bản, kết cấu trùng điệp cũng được hình thành từ sự liên kết của các tình tiết theo trật tự tuyến tính, trong đó, sự việc đứng trước là nguyên nhân của sự việc đứng sau - kết quả. Tuy nhiên, có một điểm tạo nên sự khác biệt của lọai kết cấu này là việc nhắc lại nhiều lần một sự việc cụ thể của nó. Ta có thể hình dung dạng kết cấu này theo hình 3.3 dưới đây:

Hình 3.3. Sơ đồ kết cấu trùng điệp trong truyện đồng thoại

A và các kí hiệu A1, A2, A3, A4 được quy ước là các sự việc giống nhau có tính lặp lại; B và các kí hiệu B1, B2, B3, B4 được quy ước là các sự việc giống nhau, cũng có tính lặp lại như vậy. Ta thấy, A là sự việc đầu tiên dẫn đến sự việc B, B lại

A B A1 B A2 B2 A3 B A4

đưa đến A1- hình thức lặp lại của A, A1 đưa đến B1- hình thức lặp lại của B, B1 đưa đến A2- hình thức lặp lại của A,A1… Cứ thế, sự lặp lại các sự việc cứ tiếp diễn cho đến khi kết thúc câu chuyện. A, A1, A2 hay B, B1, B2 chỉ khác nhau về mặt cấp độ trong quá trình tình huống phát triển cho đến khi tình huống được giải quyết.

Truyện Những chiếc áo ấm của Võ Quảng (xem phụ lục 2) được tổ chức theo dạng kết cấu trùng điệp. Các sự việc được tổ chức như sau:

A: Thỏ không có áo ấm, chỉ có vải (áo chưa hoàn thành) → B: Nhờ Nhím, Nhìm lấy lông mình làm kim khâu áo → A1: Áo chưa xong → B1: Nhờ Tằm, Tằm nhả tơ làm chỉ → A2: Áo chưa xong → B2: Nhờ Bọ Ngựa, Bọ Ngựa cắt vải → A3: Áo chưa xong → B3: Nhờ Ốc Sên, Ốc Sên vạch đường cắt may → A4: Áo chưa xong → B4:

Nhờ chim Ổ Dọc khâu áo → A5: Áo may xong, các bạn đều có áo đẹp.

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy A1, A2, A3, A4 cùng chỉ một sự việc phản ánh tình trạng dở dang của chiếc áo may cho Thỏ, riêng A5 có khác là chỉ tình trạng chiếc áo đã xong (kết thúc tình huống), các ô B1, B2, B3, B4, B5 cùng chỉ hành động rủ nhau may áo cho Thỏ. Các sự việc trên có hình thức lặp lại nhưng ở mức độ phát triển cao hơn, cho đến khi hội đủ điều kiện để may áo thì chiếc áo cũng hoàn tất.

Kết cấu trùng điệp trong trường hợp cụ thể trên có tác dụng nhấn mạnh sự gian khó và vinh quang của lao động, đồng thời ca ngợi sự đoàn kết cũng như tình bạn cao đẹp của các con vật.

3.1.2.3. Kết cấu đối lập

Kết cấu đối lập cũng được sử dụng nhiều trong thể loại đồng thoại.Trước hết, ta cũng cần phân biệt kết cấu đối lập với thủ pháp đối lập. Thủ pháp đối lập là khái niệm có nội hàm rộng, nó có thể là thủ pháp dùng tình tiết đối lập, thủ pháp tạo tình huống đối lập, thủ pháp xây dựng nhân vật đối lập,... Trong khi đó, kết cấu đối lập hướng tới việc tổ chức các tình tiết, sự việc theo tuyến (thường là 2 tuyến) đối lập nhau. Thông qua đó, tính cách nhân vật được hình thành trong sự đối sánh lẫn nhau. Nhờ sự đối sánh này mà chủ đề của truyện được thể hiện. Có thể hình dung kết cấu đối lập theo hình 3.4:

Chủ đề truyện

Hình 3.4. Sơ đồ kết cấu đối lập trong truyện đồng thoại

Theo sơ đồ trên, A, B là 2 đối tượng (lúc này có thể có nét đối lập hoặc chưa có nét đối lập), a1, a2, a3là các hành động của đối tượng A trong thế đối lập với b1, b2, b3

của đối tượng B; a1, a2, a3 liên kết chuỗi tạo ra A’ là kết quả khác với A lúc đầu; b1, b2, b3 liên kết chuỗi tạo ra B’ khác với B lúc đầu. Lúc này, A’ đối lập hẳn với B’, sự đối lập này là cơ sở tạo nên chủ đề của văn bản.

Trong trường hợp: A, B có nét đối lập ngay từ đầu thì có hai khả năng:

Nếu a1, a2, a3 tương ứng với các hành động tích cực thì A’ sẽ mang kết quả tích cực (đối tượng thay đổi theo hướng tích cực) khi đó b1, b2, b3phải tương ứng với các hành động tiêu cực để có B’- kết quả tiêu cực (đối tượng thay đổi theo hướng tiêu cực). Kết quả cuối cùng: A’ đối lập với B’. Ngược lại nếu a1, a2, a3tương ứng với các hành động tiêu cực thì b1, b2, b3 tương ứng với các hành động tích cực để cho kết quả cuối cùng A’ cũng đối lập với B’. Với cách tổ chức như vậy, sự đối lập với các tình tiết nhỏ trở nên vô cùng quan trọng, là tác nhân của sự đối lập trong kết quả cuối cùng.

Truyện Thay đổi và không thay đổi của Đồng Xuân Lan (xem phụ lục 2) được tổ chức theo kiểu kết cấu này.

A B

a1 b1

a2 b2

a3 b3

A’ B’

Thay đổi và không thay đổi

Hình 3.5. Sơ đồ kết cấu đối lập của truyện Thay đổi và không thay đổi

Kết cấu đối lập đã giúp tác giả làm nổi bật tính cách chăm chỉ và ý chí đáng khâm phục của Nai, đồng thời khắc họa tính cách lười biếng, khoác lác, tự mãn của Heo. Từ sự đối lập trong tính cách của hai nhân vật, chủ đề truyện được thể hiện:

Với kẻ lười biếng và khoác lác thì sự thay đổi này là khó thấy đấy. Chỉ có lòng quyết tâm rèn luyện của Nai là không thay đổi mà thôi” (Thay đổi và không thay đổi).

Từ góc độ ngôn ngữ học, đối lập vừa có phần đồng nhất, vừa có phần khác biệt.

Chúng mang bản chất của ngôn ngữ và nhìn chung là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu biết khai thác kết cấu này ở mức đơn giản, phù hợp với tâm lý đối tượng thì hiển nhiên hiệu quả nghệ thuật của kết cấu này là rất lớn.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng việt (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)