Liên kết nội dung

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng việt (Trang 98 - 111)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI XÉT TỪ CẤP ĐỘ CÂU TRỞ XUỐNG

3.2. Đặc điểm liên kết trong truyện đồng thoại

3.2.2. Liên kết nội dung

Trở lên, luận văn đã xét liên kết văn bản đồng thoại về mặt hình thức. Nhưng thật là thiếu sót nếu ta bỏ qua liên kết nội dung vì “giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức và các liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung” [80, tr.20].

Là văn bản văn học, tính liên kết nội dung và liên kết hình thức trong truyện đồng thoại tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn. Theo Trần Ngọc Thêm, liên kết nội dung được chia thành hai cấp độ: liên kết chủ đề và liên kết logic.

3.2.2.1. Liên kết chủ đề

Trong truyện đồng thoại, đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đối tượng của hiện thực, phần lớn là các loài vật, sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên được thể hiện bằng các tên gọi (danh từ, đại từ). “Những tên gọi (danh từ, đại từ) biểu thị cùng một đối tượng có tác dụng duy trì chủ đề và tạo nên một chuỗi đồng nhất. Các yếu tố trong chuỗi đồng nhất nhất thiết phải liên kết với nhau bằng một hoặc một số trong năm phương thức: lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, tĩnh lược yếu, tỉnh lược mạnh”[80, tr.240].

Đối tượng phản ánh của truyện đồng thoại thường là loài vật, đồ vật hay các

hiện tượng thiên nhiên. Như vậy, sự xuất hiện và lặp lại nhiều lần các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trên có liên quan đến việc duy trì chủ đề.

Trong đoạn văn sau:

(173) Cứ trông mắt, mõm của như thế, thực rõ ra bộ điệu của một anh chàng vừa gian dảo vừa tham lam. Nhưng không, chỉ đoán bề ngoài như vậy, thực là oan cho . Chẳng may Dê ta lại có cái mũi đen, cái mõm vọm vẹm, con mắt hạt mướp, chứ thực ra chỉ phải cái hơi tham ăn nhưng lại rất lờ khờ, đần độn. Mà không tự biết như thế, cứ tưởng ít ra ta cũng là một đứa khôn ngoan thế nào trong cõi đời này. (Dê và Lợn, tr.29)

Ta thấy từ được nhắc lại nhiều lần để chỉ cùng một vật, đây là cách duy trì chủ đề bằng cách lặp từ ngữ.

Ở cấp độ văn bản, việc duy trì chủ đề bằng phương thức lặp thể hiện ở việc từ ngữ chỉ chủ đề đó được nhắc lại nhiều lần trong suốt văn vản, Dê và Lợn nhắc lại từ Dê 163 lần/ 24 trang (cả truyện 24 trang). Tình hình tương tự ở các truyện khác như truyện Võ sĩ Bọ Ngựa nhắc lại từ Bọ Ngựa 129/23 trang (cả truyện 23 trang), truyện Đám cưới Chuộtnhắc lại từ Chuột Nhắt 83 lần/23 trang (cả truyện 23 trang),…

Việc duy trì chủ đề có thể được thực hiện bằng phép thế đại từ như trong trường hợp sau:

(174) Tò Vò xanh là một cô gái khá xinh. có tấm thân gọn gàng, xanh biếc một màu. Màu xanh này đến mấy chú cánh cam cũng phải thèm. Chỉ tiếc là mải rong chơi suốt ngày. (Cô Tò Vò xanh, tr.5)

Trong đoạn văn trên, từ Tò Vò xanh và từ cùng chỉ về một đối tượng, tức là chủ đề Tò Vò xanh được duy trì ở câu thứ hai, câu thứ ba. Từ là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba dùng để thay thế cho Tò Vò xanh, nhờ thế mà chủ đề được duy trì.

Cũng là với mục đích duy trì chủ đề, một văn bản đồng thoại có thể sử dụng các từ ngữ có quan hệ gần nghĩa với nhau, nhưng trên thực tế là chỉ về cùng một đối tượng. Truyện Đám cưới Chuột cùng chỉ về nhân vật Chuột Nhắt còn có các từ ngữ gần nghĩa như: chú Chuột, chú Chuột Nhắt, chú ta, chú ấy, chú, cậu cử, cậu cử Chuột Nhắt, chú Chuột Nhắt tân khoa, cậu cử tân khoa, chú cử Chuột, cậu Chuột, công tử Chuột Nhắt, gã Chuột Nhắt, gã. Việc sử dụng các từ gần nghĩa trên không phải nhằm

tránh lặp lại gây nhàm chán mà có dụng ý gọi tên đối tượng theo ngữ cảnh và vai vế, chẳng hạn tên gọi cậu cử được dùng lúc nhân vật đã đỗ đạt, cậu cử tân khoa được dùng trong lễ vinh qui bái tổ, công tử Chuột Nhắt được dùng khi nhân vật đi hỏi vợ trong địa vị là con nhà gia thế…

Trong đoạn văn sau:

(175) Tụi lặng lẽ ra khỏi hang anh. ỉ Cũng khụng cú một ý nghĩ rừ rệt. ỉ Cũn nghĩ sao nữa, khi anh ấy đã run rẩy đớn hèn đến nỗi ai nói to cũng giật mình thì có gì mà hy vọng rủ anh đi được. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.40)

Việc duy trì đề tài lại được thực hiện bằng phép tỉnh lược. Câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ ba cùng chỉ về một đối tượng, đó là tôi. Trong câu thứ hai và câu thứ ba, đề tài được duy trỡ bằng cỏch tỉnh lược chớnh từ tụi (chỗ được thay bằng ỉ), và chúng cũng giữ chức vụ cú pháp như ở câu trước đó. Mặc dù không xuất hiện nhưng qua chỗ khuyết ấy, người đọc có thể khôi phục đề tài được nói tới một cách dễ dàng.

Những tên gọi biểu thị các đối tượng khác nhau có tác dụng phát triển chủ đề (đưa những đối tượng mới vào văn bản) và tạo nên một chuỗi khu biệt. Những yếu tố trong chuỗi khu biệt thường liên kết với nhau bằng phép liên tưởng hoặc phép đối.

Chuỗi khu biệt không phải là một dãy liên tục mà được ngắt ra thành từng nhóm nhỏ phân bố theo các phát ngôn đã đưa chúng vào văn bản.

Việc phát triển chủ đề trong văn bản đồng thoại gắn với việc liên kết những tên gọi có chứa một số nét nghĩa chung. Những tên gọi chỉ các đối tượng khác nhau xuất hiện với số lượng không đồng đều trong văn bản tùy thuộc vào vai trò của chúng trong việc tổ chức chủ đề chung. Ví dụ: truyện Dê và Lợn (24 trang) nhắc lại nhiều nhất các từ chỉ các đối tượng sau (các từ này có thể là từ lặp, từ thế bằng đại từ, từ thế đồng nghĩa): (205 lần/25 trang), Lợn (139 lần/18 trang), Mèo (91 lần/15 trang), Chó (35 lần/6 trang), Bù Nhìn (23/6), Chuột (19/4), (14/5), Giăng (13/2)…Tương tự, con số này ở truyện Võ sĩ Bọ Ngựa (23 trang) là: Bọ Ngựa (202/23), Châu Chấu Ma (54/15), Gián (49/10), Bọ Muỗm (30/7), Dế Mèn (18/6)…

Nhìn vào các con số thống kê ở trên, ta thấy được trong chuỗi khu biệt, yếu tố Dê, Lợn (truyện Dê và Lợn) và Bọ Ngựa (truyện Võ sĩ Bọ Ngựa) đóng vai trò lớn

trong việc tổ chức chủ đề chung của văn bản. Còn các yếu tố khác chứa một số nét nghĩa chung với yếu tố chính đã nói ở trên. Ví dụ trong truyện Võ sĩ Bọ NgựaChấu Chấu Ma (“đồ đệ” thứ nhất của Bọ Ngựa - kẻ bị bắt nạt), Gián (“đồ đệ” thứ hai - kẻ bị bắt nạt), Bọ Muỗm (hàng xóm- người cho Bọ Ngựa bài học về thói hung hăng), Dế Mèn (người Bọ Ngựa muốn theo gương)…

Việc phát triển chủ đề được thực hiện ngay trong khuôn khổ một đoạn văn:

(176) (a)Áng Mây bông nõn đang thâm lại vì rét. (b)Toàn thân Mây tê cóng và Mây quằn quại đau đớn. (c)Chớp giật liên hồi. (d)Trong tiếng gào rú của bầy Khí Lạnh, chị Gió đôi lúc vẫn còn nghe rõ những tiếng rên khe khẽ của Mây. (e)Chị biết, Mây đang đau đớn đến tột cùng nhưng vẫn dũng cảm chịu đựng, không để lộ chút yếu đuối của lòng mình. (Áng Mây, tr.9)

Trong năm câu (phát ngôn) trên, các đối tượng được nhắc đến có quan hệ với nhau trên cơ sở liên tưởng đồng loại: từ chủ đề mây đã phát triển sang những hiện tượng đồng loại khác như chớp, khí lạnh, gió. Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng mới được đưa thêm vào luôn có cơ sở nghĩa và cơ sở logic nhất định, liên kết với đối tượng trước đó bằng phương thức nào đó, ở đây là phương thức liên tưởng, cùng với mây thì các chủ đề như chớp, khí lạnh, gió cùng chỉ các hiện tượng thiên nhiên xuất hiện lúc trời sắp mưa hay phương thức đối, ví dụ: tiếng gào rú- tiếng rên.

Duy trì chủ đề và phát triển chủ đề không tách biệt nhau mà gắn với nhau, tạo nên liên kết chủ đề trong văn bản. Việc duy trì và phát triển chủ đề thường do các thực từ và một số biện pháp như phép lặp, phép thế, phép liên tưởng đảm nhiệm.

Dựa vào cách phân tích chủ đề ở hai cấp độ: giữa các từ trong phát ngôn và giữa các phát ngôn trong văn bản, mạng lưới liên kết trong đoạn văn (176) có thể được mô hình hóa như sau:

a B c D e 1

Áng mây bông nõn Mây Mây Mây Mây

Toàn thân

Chớp

Tiếng gào rú

Bầy khí lạnh

Chị gió Chị

Tiếng rên

Lòng mình

Chút yếu đuối

đau đớn đau đớn 2

3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 3.6. Sơ đồ thể hiện liên kết chủ đề của đoạn văn bản (176)

Trong hình 3.6, các từ ngữ tham gia liên kết chủ đề tạo thành các đỉnh của đồ hình, các cạnh là mối liên kết giữa chúng.

Các đường liên kết chuyển cột luôn biểu thị các phương thức duy trì chủ đề, ví dụ: Áng Mây bông nõn (a), Mây (b), Mây (c), Mây (d), Mây (e). Các đường liên kết chuyển dòng biểu thị các phương thức phát triển chủ đề, ví dụ: Mây (1), Chớp (3), Bầy khí lạnh (5), Chị Gió (6)… Các đường nét đứt biểu thị liên kết chủ đề ở tính từ:

đau đớn (với từ cùng chủ đề ở câu khác hoặc với chủ tố của nó).

Quan sát đồ hình, ta thấy liên kết chủ đề trong đoạn văn được tổ chức theo kiểu liên kết song song với những yếu tố được liên kết với nhau bằng những phương thức duy trì hoặc phát triển chủ đề thuộc những phần cùng loại của các phát ngôn (cùng là phần nêu hoặc cùng là phần báo), điển hình như hai phát ngôn (a) và (b). Đây là kiểu liên kết thường gặp trong truyện đồng thoại phù hợp với tiến trình kể chuyện, chủ đề chính được duy trì bên cạnh các chủ đề con được thêm vào trong quá trình phát triển chủ đề.

Đồ hình cũng cho thấy có sự hiện diện của liên kết bắc cầu, ví dụ Mây trong (a) liên kết với Mây trong (d) và liên kết phức ví dụ Mây trong (d) liên kết với Mây trong (a), Mây trong (b), Mây trong (e). Ta cũng có thể thấy độ gắn bó của các đơn vị tham gia: tất cả gắn bó với nhau thành một thành phần liên kết duy nhất, không có đơn vị nào bị cô lập.

Ta có thể xác định độ liên kết của đoạn văn bản bằng cách dựa vào công thức:

C=(r/R+q/Q).10k Trong đó:

- r là số lượng các mối liên kết bắt cầu;

- R là tổng số các mối liên kết;

- q là số lượng các đơn vị có liên kết phức;

- Q là tổng số các đơn vị tham gia liên kết chủ đề;

- k là hệ số gắn bó: k=1, nếu toàn đồ hình là một thành phần liên kết, k=0 nếu đồ hình bao gồm từ hai thành phần liên kết trở lên ;

- 10 là hệ số có tác dụng làm tăng sự khu biệt giữa tính liên kết với tính phi liên kết chủ đề, tức làm tăng độ tin cậy của công thức.

Áp dụng công thức vào đồ hình trên ta có kết quả sau:

C= (4/26+14/16).10.1=10.28

Con số này phản ánh độ liên kết của đoạn văn.

Cũng theo phương pháp của Trần Ngọc Thêm, ta có thể tính độ phức tạp của chủ đề của đoạn văn bản. Ta cần loại bỏ đối tượng chỉ xuất hiện một lần trong đồ hình (các đỉnh treo treo vào đỉnh khác). Ở hình 3.6 là đối tượng toàn thân, chị. Ta áp dụng công thức:

P = (B-Nt)/S Trông đó:

- B là số lượng các đối tượng trong chuỗi khu biệt (các hàng);

- Nt là số lượng các đỉnh treo;

- S là số lượng các phát ngôn (các cột);

Áp dụng công thức vào đồ hình trên ta có:

P = (10-2)/5=1.6

So sánh với con số 2.1 ở đoạn văn bản trong Rẻo caomà Trần Ngọc Thêm khảo sát [80, tr.250], ta thấy độ phức tạp về chủ đề ở đoạn văn này thấp hơn. Điều này phù hợp với đặc điểm tiếp nhận ở trẻ em. Độ phức tạp của chủ đề càng thấp, quá trình tiếp nhận thông tin càng diễn ra dễ dàng hơn, độ phức tạp của chủ đề quá cao dễ gây nhiễu loạn tập trung, khó cho quá trình tiếp nhận thông tin. Truyện đồng thoại không đẩy chủ đề đi quá xa bằng những liên tưởng nối tiếp liên tưởng giống một số thể loại văn học hiện đại, tiểu thuyết tâm lý chẳng hạn.

3.2.2.2. Liên kết logic

Trong các cấp độ liên kết nội dung, bên cạnh liên kết chủ đề còn có liên kết logic. Khác với liên kết chủ đề, trong liên kết logic thì đơn vị liên kết chủ yếu là các hành động, sự việc. Về mặt ngôn ngữ, các đơn vị liên kết logic được thể hiện bằng các từ, cụm từ, phát ngôn…

Liên kết logic trong truyện đông thoại cũng thể hiện ở các cấp độ vừa nêu.

(a) Cụm từ

Cụm từ được hình thành từ sự kết hợp của các từ với nhau. Sự kết hợp này dựa trên sự phù hợp về cấu trúc cú pháp và sự phù hợp về ngữ nghĩa. Trong truyện đồng thoại, có nhiều cụm từ bất thường về nghĩa. Những cụm từ này rất phổ biến, xuất hiện khắp văn bản đồng thoại:

(177) Tôi ngoảnh nhìn lên: anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ mặt hung tợn lắm. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.22),

(178) Lại một hôm khác, thấy cô vừa diện áo mới về, bác Kiến hàng xóm nói:

Cô không chịu khó lo xa, rồi có ngày con cô sẽ khổ. (Cô Tò Vò xanh, tr5) (179) Tôi từ giã bọn Nhện và Nhà Trò. (Dế Mèn phiêu lưu ký, tr.34) (180) Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. (Bài học tốt, tr.5)

Xét theo đặc trưng của các đơn vị, các kết hợp trên vi phạm nguyên tắc logic ngữ nghĩa. Xiến Tóclà danh từ chỉ vật, lực lưỡng uy nghi là tính từ chỉ đặc trưng ở người; tương tự, từ giãlà động từ chỉ một hành động dành cho người, Nhện, Nhà Trò lại là danh từ chỉ vật. Nhưng các kết hợp này vẫn đảm bảo tính logic vì theo nguyên tắc của đồng thoại, các nhân vật tuy là vật nhưng có “tư cách” người, do đó, danh từ chỉ vật có thể kết hợp tự do với tính từ chỉ người, động từ đặc trưng cho hành vi của người có thể kết hợp với bổ ngữ chỉ vật. Sự kết hợp này có khi được hình thức hóa bằng cách viết hoa tên vật để tạo ra “tư cách” con người cho chúng, có khi được hiểu ngầm giữa nhà văn và người đọc theo nguyên tắc thể loại.

Như vậy, nhờ thủ pháp đồng nhất mà những kết hợp trên trở thành cụm từ có nghĩa. Trong ngữ cảnh truyện đồng thoại, kiến trở thành con người (bác Kiến). Mà đã là con người, kiến có thể có hàng xóm láng giềng. Cho nên, cụm từ bác Kiến hàng xóm trở nên phù hợp về nghĩa. Tương tự, NhệnNhà Trò đặt trong ngữ cảnh mà mang tư cách “người”, nên cụm động từ từ giã Nhện và Nhà Trò cũng thỏa mãn về ngữ nghĩa.

Ở các cụm từ bất thường khác, sự phù hợp ngữ nghĩa cũng có thể được giải thích tương tự:

(181) Mèo giả vờ hiền lành, khúm núm chắp hai chân vái Dê và Lợn. (Dê và Lợn, tr.38)

Cụm từ chắp hai chân là cụm từ bất thường về nghĩa. Tuy nhiên, đặt trong phát ngôn, nó hoàn toàn tương hợp với chủ thể Mèo (con vật mang tư cách người theo thủ pháp đồng nhất đã nói ở trên).

(b) Phát ngôn

Thông thường, một phát ngôn có cả phần nêu (chủ đề) và phần báo (thuật đề).

Hai thành phần này thông thường phải thỏa mãn một quan hệ ngữ nghĩa nào đấy, đặt trưng bản thể và tiền giả định của chúng cũng phải có sự tương hợp để tạo nên phát ngôn đúng.

Tuy nhiên, những phát ngôn bất thường về nghĩa theo kiểu sau đây lại là nét đặc trưng của đồng thoại:

(182) Tò Vò xanh là một cô gái khá xinh. (Cô Tò Vò xanh, tr.5)

(183) Hai con Sói không kịp xin lỗi Voi, vội đi ngay vì chúng đói bụng lắm rồi. (Hươu thông minh, trang 75)

(184) Bầy Rô choai cười vang thích chí. (Lòng mẹ, tr.9)

(185) Chị Tẩy tay chống cằm ngồi bên cạnh thấy vậy hiền từ bảo…. (Chị Tẩy và em Bút chì, tr.18)

Xét về đặc trưng bản thể và tiền giả định của phần chủ đề và thuật đề trong mỗi phát ngôn trên, ta có thể thấy đây là những phát ngôn bất thường về nghĩa. Tò Vò xanh có đặc trưng bản thể: loài vật, trong khi đó cô gái khá xinh có đặc trưng bản thể:

người. Thế nhưng phần nêu và phần báo này lại xác lập quan hệ đồng nhất (từ ).

Tương tự, Hai con Sói (phần nêu) có đặc trưng bản thể: vật, trong khi đó xin lỗi (ở phần báo) lại là hành động đặc trưng ở người. Bầy Rô choai : vật, cười vang thích chí: hành động ở người. Tẩylà vật, chống cằmlà hành động ở người và chống cằm có tiền giả định là có tay (thì mới chống cằmđược) nhưng Tẩy thì làm gì có tay.

Những phát ngôn trên lại một lần nữa nhờ đến thủ pháp đồng nhất để phù hợp hóa logic ngữ nghĩa. Ngoài ra, các thủ pháp chuẩn bị trước, giải thích sau hay thủ pháp đưa ra ồ ạt (toàn bộ văn bản cấu tạo bằng những phát ngôn bất thường) cũng được sử dụng để các phát ngôn trên trở nên hợp lý. Nếu phát ngôn bất thường ở đầu văn bản thì trong phần tiếp theo sẽ xuất hiện các phát ngôn có chức năng giải thích cho nó. Ví dụ: Tò Vò xanh là một cô gái khá xinh. Cô có tấm thân gọn gàng, xanh

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng việt (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)