CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ
1.1. Khái ni ệm cảm hứng trữ tình - sử thi
1.1.1. C ảm hứng nghệ thuật
Khi Mác nói: "Con người sáng tạo theo qui luật của cái đẹp" thì cái đẹp ở đây được hiểu theo nghĩa phổ quát mà ai cũng có khả năng tạo ra trong mọi hoạt động và hành vi của mình.
Từ cái đẹp đến nghệ thuật là cả một quá trình phát triển về tinh thần, tư tưởng và sự chuyển hóa chức năng trong hoạt động sáng tạo của con người. Hơn nữa lao động nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ văn nói riêng thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần theo phương thức cá nhân, đơn lẻ. Sản phẩm của nó cũng mang tính cá thể chứ không phải là sản phẩm tập thể được làm ra hàng loạt như trong trong sản xuất vật chất. Bởi vậy, sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi phải có tài năng, kể cả thiên tài. Nhà văn hóa Phạm Văn Đồng tâm sự: "Tôi nghĩ, chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này, lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà không có tài, có khiếu, thì khó khăn lắm... Nếu không có tài gì đặc biệt thì anh nên đi làm việc khác, chứ làm văn nghệ thì khổ lắm " [42, tr.204].
Thừa nhận lao động nghệ thuật cần có tài năng đặc biệt, thì tài năng ở đây được hiểu bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh. Tất nhiên năng khiếu ấy phải được nuôi dưỡng và phát triển thông qua quá trình học tập, rèn luyện không ngừng của nhà văn. Một trong những năng khiếu hàng đầu tạo nên tố chất không thể thiếu của nhà văn là cảm hứng nghệ thuật. Ai không được trời phú cho năng khiếu này thì dù trí tuệ có uyên bác đến đâu cũng không thể sáng tạo được văn chương. Mỗi nhà văn đều có cách sáng tạo cho riêng mình nhưng ở họ đều có một điểm giống nhau, đó là phải dạt dào cảm hứng - cảm hứng sâu sắc và bền vững, cảm hứng được xuyên thấm vào thế giới nghệ thuật.
Tuy vậy, cảm hứng không phải là độc quyền của nghệ thuật. Hầu như tất cả các hoạt động của con người đều cần đến cảm hứng và đều có cảm hứng (nói đúng hơn là hứng thú nghề nghiệp). Nhưng đó là cảm hứng thông thường chứ chưa phải cảm hứng nghệ thuật.
Phương Lựu phân biệt: "Cảm hứng có thế có trong tất cả các ngành sản xuất khi mà con người lao động hoàn toàn tự nguyện theo những mục đích hoàn toàn phù hợp với lí tưởng và khả năng của mình. Nhưng khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, tác phẩm văn học nghệ thuật còn chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo" [42, tr.209
- 210]. Nói ngắn gọn, cảm hứng trong các ngành lao động khác sẽ tan biến khi sản phẩm đã xong xuôi, còn trong sáng tạo nghệ thuật, cảm hứng vẫn được bảo lưu và chuyển hóa vào tác phẩm. Có thể nói, nếu không có cảm hứng thì không thể có văn chương theo nghĩa đích thực của nó. Điều này cũng không có gì lạ, bởi chuyện văn chương là chuyện tình cảm (tình cảm nghệ thuật); nhà văn không thể sáng tác khi trong lòng họ đã nguội lạnh: "Sáng tác nghệ thuật không thể không có cảm hứng. Viết văn là gan ruột, tâm huyết, chỉ bộc lộ những gì đã thực sự tràn đầy trong lòng, không thể cho ra những sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị, miễn cưỡng " [42, tr.210].
Tuy nhiên, không phải hễ có cảm hứng tuôn trào thì tất sẽ có nghệ thuật, điều này còn tùy thuộc vào năng lực chuyển hóa cảm hứng thành hình tượng của nhà văn nữa. Nhà thơ Xuân Diệu viết: "Khi tôi nói xúc cảm, tôi không chỉ nói rung động về tình cảm mà thôi, bởi vì người ta có thể rung động rất nhiều, thiết tha, chân thành đến ứa lệ, nhưng ra nước mắt chưa hẳn đã ra thơ. Khi tôi nói xúc cảm là rung động về vần điệu, hình tượng, âm thanh, một hứng thú sáng tạo vậy" [17, tr.123 -124]. Có điều, không ai có thể phủ nhận được sự khởi phát ban đầu trong sáng tạo nghệ thuật vẫn là cảm hứng.
Vậy cảm hứng là gì?
Theo V.Biê-lin-xky, cảm hứng là: "Trạng thái phấn chấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả", là "sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi lên bởi một tư tưởng nào đó" và "cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt" [24, tr.208 - 209]. Từ điển Larousse (của Pháp) gọi cảm hứng là nhiệt tình sáng tạo (enthousiasme créateur). Từ điển Khang Hy (Trung Quốc) thì nói "hứng" là cảm xúc trước sự vật mà phát ra. Sự thực thì cảm hứng chính là thời điểm mà sức sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ, lên men sáng tạo. Đó là thời điểm mà ngọn lửa kỳ diệu của thơ ca bùng cháy khiến nghệ sĩ không thể không nói ra bằng lời.
Ở Việt Nam, từ thế kỷ XVII, Nguyễn Quýnh đã khẳng định: "Người làm thơ không thể không có cảm hứng, cũng như tạo hóa thể không có gió vậy... Tâm người ta như chuông, như trống, hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông, trống, khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ" [79, tr.103]. Gần đây, các tác giả bộ giáo trình Lí luận văn học định nghĩa: "Cảm hứng là một trạng thái căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hòa,
23
kết tinh, sẽ chảy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng" [42, tr.210]. Những người biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa cảm hứng chủ đạo là: "Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận "[22, tr.38].
Như vậy, về khái niệm và vai trò của cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, nhìn chung các nhà mỹ học, lí luận văn học đều có những nhìn nhận tương đồng. Nhưng khi bàn đến nguồn gốc xuất hiện và "cơ chế" hình thành cảm hứng thì lại có nhiều quan niệm khác nhau.
Những nhà duy tâm cho rằng cảm hứng có được là do thần linh đột nhập, văn nghệ sĩ triền miên trong một trạng thái bị ám ảnh (Platông). Có ý kiến khác lại quả quyết: "Cảm hứng sáng tác là hoàn toàn mang tính chất trực giác " (Bexcxông, Crôsê). Còn Phrớt thì giải thích cảm hứng bắt nguồn từ bản năng tình dục. Đến các nhà duy vật biện chứng, cảm hứng được lý giải từ lao động. Chẳng hạn, tác giả của cuốn tiểu thuyết lừng danh Thép đã tôi thế đấy, Nicôlai Axtrôvxky tâm sự: "Tôi chỉ tin một điều là cảm hứng sinh ra từ trong lao động... vì lao động đó là thầy thuốc tốt nhất cho mọi cảm hứng" [ 104, tr.233 ].
Nói cảm hứng bắt nguồn từ lao động cũng có tính thuyết phục của nó. Bởi cảm hứng không phải tự nhiên mà có, không lao động thì không thể "đẻ ra" cảm hứng được. Cảm hứng là kết quả của quá trình lao động trí tuệ kết hợp nhuần nhuyễn với tình cảm. Người sáng tác thơ văn cũng lao động, lao động trong trạng thái dạt dào cảm hứng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận tài năng bẩm sinh của nhà văn. Thiếu gì người lao động cật lực, vắt óc ra nghĩ mà vẫn không có được một bài thơ hay. Cho nên ở đây cần nhìn nhận trên hai phương diện khách quan và chủ quan. Cảm hứng nghệ thuật được hình thành, một mặt do "thiên phú"
(chủ quan); mặt khác, do có sự tác động của thế giới khách quan vào trí não con người. Sáng tạo nghệ thuật là sáng tạo tinh thần, hình tượng nghệ thuật cũng được hiểu như "một khách thể tinh thần đặc thù" [42, tr.138]. Mà theo Mác trong Tư bản luận thì: "Cái tinh thần chẳng phải là cái gi khác mà chính là cái vật chất được chuyển hóa vào đầu óc con người và được cải tạo lại ở trong đó" [72, tr. 17].
Do cảm hứng được hình thành từ những yếu tố khách quan và chủ quan như vậy, nên thực tiễn cho thấy: khi nhà văn xa rời hiện thực, thậm chí thoát ly khỏi hiện thực thì sáng tác của họ hoặc khô cằn cảm hứng hoặc cảm hứng tuy vẫn dạt dào nhưng chưa chắc đã chân thực.
Ngược lại, cùng gắn bó với một hiện thực, cùng một khuynh hướng cảm hứng và cùng lao động cật lực như nhau; nhưng do sở trường của mỗi nhà văn mỗi khác cho nên chất lượng
sáng tác giữa họ cũng không đồng đều. Ở đây có cái gọi là "vùng cảm hứng". Mỗi nhà văn, nhà thơ có một vùng cảm hứng "ruột" cho riêng mình. Vùng cảm hứng đó có thể được xác định ở nội dung đề tài hoặc ở không gian, thời gian được phản ánh và biểu hiện. Chẳng hạn, vùng cảm hứng "ruột" của Xuân Diệu là đề tài tình yêu, ở vùng này, Xuân Diệu xứng danh
"ông hoàng". Nhưng khi chuyển sang đề tài kháng chiến, đề tài đất nước thì sáng tác của Xuân Diệu không được nổi bật như một số nhà thơ khác, dù ông vẫn dạt dào cảm hứng. Đến Phạm Tiến Duật, một trong những nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ cũng tìm được một vùng cảm hứng cho bản thân. Đó là không gian Trường Sơn trong những năm chiến tranh ác liệt.
Có thể nói, nếu không gắn với không gian này, chưa chắc Phạm Tiến Duật đã sáng tác được những bài thơ từng làm rạo rực lòng người và chưa chắc ông đã có được một giọng thơ của riêng mình.
Cảm hứng nghệ thuật có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (pathos) tức là tình cảm sâu sắc, nồng nàn. Cảm hứng nghệ thuật bao giờ cũng đậm đà, lắng lọc hơn cảm hứng thông thường.
Đồng thời, cảm hứng này luôn gắn với tư tưởng và mang tính khuynh hướng rõ rệt. Cảm hứng nghệ thuật cũng là một yếu tố của nội dung tác phẩm. Nó thống nhất các yếu tố khác như đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
Trên cơ sở xác định khái niệm cảm hứng như vậy, chúng tôi coi cảm hứng nghệ thuật là cảm hứng chủ đạo bao trùm, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, rộng hơn là toàn bộ sáng tác của nhà văn. Sách Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N. Pôxpêlôp chủ biên) xác định cảm hứng có bảy loại: cảm hứng anh hùng, cảm hứng bi kịch, cảm hứng kịch tính, cảm hứng châm biếm, cảm hứng hài hước, cảm hứng thương cảm, cảm hứng lãng mạn [64, tr.141]. Sự thể hiện các loại hứng đó tùy thuộc vào thời đại, vào cảm quan và năng lực sáng tạo của từng nhà văn.
Trong sáng tạo nghệ thuật, nhà văn có thể đan xen nhiều loại cảm hứng khác nhau nhưng trong đó bao giờ cũng nổi trội lên một cảm hứng chủ đạo. Đối với Lê Anh Xuân, cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng trữ tình - sử thi. Nghiên cứu cảm hứng này tức là khám phá thế giới nghệ thuật của nhà thơ.