CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG TRỮ TÌNH -
3.3. S ử dụng bút pháp cách điệu - lý tưởng hóa và liên tưởng - khái quát hóa
3.3.2. Liên tưởng - khái quát hóa
Liên tưởng - khái quát hóa trở thành khuynh hướng phổ biến trong thơ, nhất là thơ trữ tình - sử thi. Từ cái cụ thể nhà thơ liên tưởng để đi đến cái khái quát. Đó là sự vận hành trong tư duy sáng tạo của nhà thơ. Gớt cho rằng: "Nhà thơ phải biết nắm lấy cái riêng biệt, và từ đó, nếu cái riêng biệt là cái chân chính, nhà thơ sẽ biểu hiện cái khái quát" [17, tr.206]. Nói như Gớt cũng có nghĩa, điều quan trọng đối với nhà thơ là phải biết liên tưởng - khái quát hóa.
Trong thơ Lê Anh Xuân, đối tượng để nhà thơ tìm tòi, phát hiện là cái tương đồng, cái
"như một", nghĩa là cái tiêu biểu cho cả dân tộc, thời đại hơn là cái riêng, cái khác biệt. Do vậy trong một số sáng tác của mình, Lê Anh Xuân đã từ cái cụ thể tìm đến những liên tưởng khái quát, gắn cái riêng với nguồn mạch chung của lý tưởng và cảm xúc. Ông tỏ ra rất nhạy cảm trong việc nắm bắt cái cụ thể diễn ra nơi chiến trường ác liệt. Có khi cái cụ thể chỉ xuất hiện trong một khoảng khắc đặc biệt, nếu bỏ qua thì không bao giờ lấy lại được. Và nếu không phải là nhà thơ sống sâu với hiện thực, không lăn xả vào cuộc chiến đấu của dân tộc thì cũng không bao giờ có cái cụ thể ấy. Đó là hình ảnh anh giải phóng quân chiến đấu và hy sinh trên đường
117
băng sân bay Tân Sơn Nhất. Anh hy sinh trong tư thế tiến công quân thù. Lê Anh Xuân đã xây dựng thành hình tượng có tính tạo hình độc đáo, đem đến cho người đọc những rung cảm mạnh mẽ:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tỳ súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vầng.
(Dáng đứng Việt Nam)
Nhưng tác giả đã không dừng lại ở sự miêu tả cái chết dũng cảm của người chiến sĩ mà đã khai triển vào chiều sâu của hình tượng và nâng hình tượng lên mức khái quát, điển hình :
Không một tấm hình không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ : Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
(Dáng đứng Việt Nam)
Cặp từ "Không" - "chẳng" phủ nhận toàn bộ lợi ích riêng tư của anh giải phóng quân.
Anh chiến đấu và hy sinh một cách tự nguyện, thanh thản, không đòi hỏi, không tính toán. Đó là phẩm chất cao đẹp cùa anh bộ đội Cụ Hồ. Nhưng phủ định là cốt để khẳng định và khái quát ở tầm cao hơn: "Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt- Nam tạc vào thế kỷ". Có thể nói đây là tượng đài kỳ vĩ, hoành tráng bậc nhất về người chiến sĩ vệ quốc trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Tượng đài ấy lại được "tạc vào thế kỷ", tức là tạc vào thời gian vĩnh hằng, bất biến. Tác giả dùng từ "lên đường" gợi cảm giác siêu thoát, nhẹ nhàng và không kém phần bay bổng, thi vị.
Viết về anh giải phóng quân, các nhà thơ thường chú ý khai thác những chi tiết hết sức đơn sơ, bình dị mà rất đỗi thân thương, trìu mến như chiếc mũ tai bèo: "Ôi chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ" (Tố Hữu), đôi dép cao su: "Vẫn đôi dép lốp chiến trường / Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy" (Tố Hữu). Lê Anh Xuân cũng không bỏ qua chi tiết này và ông đã có một liên tưởng khái quát khá đặc sắc. Từ đôi dép cao su, nhà thơ liên tưởng đến sức mạnh kỳ diệu của lòng yêu nước, của tinh thần chiến đấu dũng cảm mà chỉ anh giải phóng quân mới có:
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị sáng trong
(Dáng đứng Việt Nam)
Câu thơ có tầm khái quát về sức mạnh thời đại: chính nghĩa thắng phi nghĩa; tinh thần, lý tưởng thắng vũ khí tối tân hiện đại. Sự khái quát này mới nghe có vẻ duy tâm, duy ý chí, nhưng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, yếu tố tinh thần được coi như một trong những cội nguồn của sức mạnh vật chất; thiếu nó ta sẽ không thắng được Mỹ. Rõ ràng liên tưởng - khái quát hóa trong thơ Lê Anh Xuân là một sáng tạo rất đáng quan tâm, Dáng đứng Việt Nam đánh đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ: "Nhà thơ rất có ý thức phát hiện, khái quát về phẩm chắt cao đẹp của dân tộc. Dáng đứng Việt Nam, bài thơ hay nhất của anh là kết quả tiêu biểu của quá trình vận động tư duy nghệ thuật đó" [29, tr.817].
Ngoài Dáng đứng Việt Nam, trong một số thi phẩm khác, Lê Anh Xuân cũng thể hiện khá rõ xu hướng khái quát hóa. Chẳng hạn, kết thúc bài thơ Không đâu như ở Miền Nam là hai câu mang ý nghĩa khái quát về cuộc chiến đấu vĩ đại của nhân dân Miền Nam: "Tay cầm súng tay câm lịch sử / Bỗng người đi rực rỡ chiến hào". Hoặc trong bài Cấy đêm, công việc cấy lúa của các mẹ, các chị không đơn thuần là công việc đồng áng mà đây thực sự là một cuộc chiến đấu quyết liệt với quân thù. Kết quả công việc cũng vượt ra ngoài hạt thóc cụ thể để vươn tới tầm khái quát về bản lĩnh của một dân tộc: "Vẳng nghe gà gáy đâu đây /Nhìn lên lúa đã chín đầy trời sao". Ở những bài thơ: Ta lại đi chân đất, Chào Hà Nội, chào Thăng Long, Anh đứng giữa Tháp Mười, chất suy nghĩ, khả năng liên tưởng khái quát cũng được bộc lộ khá rõ nét.
Như vậy, trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ có muôn nẻo đường để bộc lộ cảm hứng. Lê Anh Xuân tìm đến bút pháp cách điệu - lý tưởng hóa và liên tưởng - khái quát hóa như một lẽ đương nhiên. Có điều, sử dụng bút pháp cách điệu - lý tưởng hóa và liên tưởng - khái quát hóa nhưng thơ Lê Anh Xuân không bị hụt hẫng, khiên cưỡng, không đưa người đọc vào ảo giác hão huyền. Thơ ông vẫn là thơ hiện thực, phản ánh cuộc sống và con người một cách chân thực, hùng hồn. Với bút pháp này, Lê Anh Xuân đã tạo được những khúc tráng ca về thời đại, đã khái quát được tầm vóc lớn lao của dân tộc trong những năm tháng hào hùng, oanh liệt nhất.
119