CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ
1.1. Khái ni ệm cảm hứng trữ tình - sử thi
1.1.2. C ảm hứng trữ tình - sử thi
Thơ ca trước hết là tiếng nói của tình cảm: "Thơ khởi phát từ lòng người ta" (Lê Quí Đôn), nó vốn dĩ đã mang yếu tố trữ tình. Nhưng trong một thời điểm lịch sử hào hùng của dân tộc, khi cảm hứng sử thi trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của các nhà thơ thì yếu tố trữ tình tất sẽ kết hợp với cảm hứng sử thi, tạo thành cảm hứng trữ tình - sử thi. Ở nước ta, loại
25
cảm hứng này được coi như một đặc điểm thi pháp chung của thơ ca kháng chiến, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vãn Long khẳng định: "Thơ kháng chiến chống Mỹ thuộc loại hình thơ cách mạng. Nó là sự tiếp nối liền mạch dòng thơ kháng chiến chống Pháp và thơ trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng đã đưa loại hình thơ cách mạng đến một bước phát triển cao, mà đặc điểm nổi bật là sự kết hợp sử thi với trữ tình, tạo thành khuynh hướng trữ tình - sử thi" [41, tr. 12].
Khái niệm sử thi ở đây không đồng nhất với sử thi cổ đại, một thể loại tự sự khách quan, có dung lượng lớn, kể hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống như một bách khoa toàn thư.
Khái niệm sử thi trong cảm hứng trữ tình - sử thi được hiểu là một khuynh hướng cảm hứng ưu tiên cho chủ đề dân tộc, cho khí thế sục sôi của một thời kỷ vẻ vang của cách mạng; xây dựng những con người tiêu biểu cho ý chí, phẩm chất anh hùng mang tầm vóc lịch sử và thời đại; nó không chỉ thể hiện ở nội dung thể tài mà còn ở quan điểm tiếp cận của nhà thơ với mọi hiện tượng đời sống, là quan điểm cộng đồng. Với khuynh hướng cảm hứng này, các nhà thơ chống Mỹ đã sáng tạo nên những hình tượng đẹp, có chiều sâu về đất nước, về Đảng, về lãnh tụ và các tầng lớp nhân dân: bộ đội, thanh niên xung phong, phụ nữ, phụ lão, thiếu nhi, xã viên, công nhân, cán bộ đủ các ngành nghề. Hầu như tất cả các tầng lớp nhân dân đều có đại diện của mình trong bức tranh văn học.
Cảm hứng trữ tình - sử thi tôn trọng và đề cao nguyên lý văn học phản ánh hiện thực, nó miêu tả một cách toàn diện các mặt của đời sống như lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết cộng đồng, niềm lạc quan cách mạng, niềm tin vào lý tưởng cộng sản. Phạm trù cái cao cả thực sự trở thành phạm trù mỹ học cho các nhà thơ kháng chiến theo đuổi. Nhờ vậy, thơ chống Mỹ cố âm hưởng hào sảng, khẻe khoắn, luôn đem lại niềm vui phơi phới, ấm áp cho người tiếp nhận.
Cảm hứng trữ tình - sử thi thường tạo ra những tác phẩm có những đặc điểm chủ yếu sau đây.
* Trước hết đó là những tác phẩm mang màu sắc hoành tráng, phản ánh hiện thực hào hùng của dân tộc cùng với những sự kiện lịch sử quan trọng có ý nghĩa với toàn thể cộng đồng. Nói như Hêghen: "Các sử thi thực sự độc đáo đến nay cung cấp cho chúng ta một bức tranh tinh thần dân tộc... một bức tranh toàn vẹn về các giai đoạn, ở đấy có ý thức và phẩm chất của ý thức" [25, tr.29]. Nhìn vào thơ ca chống Mỹ ta thấy chưa bao giờ trong thơ lại bùng cháy tinh thần quật khởi chống ngoại xâm như ở thời kỳ này. Và cũng chưa bao giờ nghệ thuật
tuyên truyền lại được đẩy đến đỉnh cao như thế; thơ thực sự trở thành vũ khí xông trận: "Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta", "Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào! / Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn." (Hồ Chí Minh).
* Tiếp theo, những tác phẩm ra đời từ cảm hứng trữ tình - sử thi bao giờ cũng dựng lên chân dung những tập thể và cá nhân với tư cách là hiện thân cho vẻ đẹp và lợi ích của cả một cộng đồng, một dân tộc. Đối tượng tìm tòi, phát hiện của thơ ca là những cái tiêu biểu cho cả một dân tộc hơn là cái riêng lẻ, khác biệt. Tố Hữu gọi chị Lý là "Người con gái Việt Nam ", Lê Anh Xuân nhìn anh giải phóng quân từ "Dáng đứng Việt Nam", Dương Hương Ly viết về mẹ với những nét tượng trưng cho đất nước: "Đất quê ta mênh mông, lòng mẹ rộng vô cùng".
* Sau cùng, cảm hứng trữ tình - sử thi qui định ngôn từ trong tác phẩm phải là ngôn từ ngợi ca, giàu hình ảnh kỳ vĩ, giọng điệu phải hào hùng, sôi động; cách xưng hô với nhân vật trữ tình phải thiết tha, trân trọng: "Hoan hô anh giải phóng quân / Kính chào anh con người đẹp nhất", "Kính chào Người cất cánh bay cao /Như thiên thần bay giữa trời cao” (Tố Hữu)
Khái niệm cảm hứng trữ tình - sử thi phân biệt với cảm hứng trữ tình - thế sự. Nếu cảm hứng trữ tình - thế sự tập trung vào cuộc sống đời thường, tình cảm riêng tư, số phận cá nhân, những tâm trạng phức tạp của con người thì cảm hứng trữ tình - sử thi lại quan tâm đến những vấn đề sống còn của cả một cộng đồng, một dân tộc. Trong khi cảm hứng trữ tình - thế sự nghiêng về cảm thông phê phán thì cảm hứng trữ tình - sử thi lại thiên về khẳng định, ngợi ca.
Dĩ nhiên, hai loại cảm hứng này không loại trừ nhau mà giữa chúng chỉ có sự biểu hiện đậm hay nhạt mà thôi. Khi lợi ích của một cộng đồng, một dân tộc bị đe dọa thì chủ nghĩa anh hùng tất sẽ được thơ ca đề cao: "Thà làm một anh hùng cho nhà thơ ca ngợi hơn làm nhà thơ ca ngợi anh hùng" (Platông). Lúc ấy cảm hứng trữ tình - sử thi tất sẽ trở thành gam màu đậm đà, nổi trội trong bức tranh văn học. Ngược lại, khi đất nước chuyển sang thời bình, xã hội ngổn ngang những vấn đề muôn thuở như đạo đức, nhân quyền, dân chủ và cả chuyện áo cơm thường ngày của từng con người nữa; thì cảm hứng nghệ thuật chắc chắn phải chuyển sang hướng đời thường, riêng tư. Đây là lúc lợi ích của cá nhân cần được quan tâm, văn học không thể say sưa mãi với không khí sử thi của một thời trận mạc. Cảm hứng trữ tình - thế sự trở thành khuynh hướng chung cho các sáng tác sau chiến tranh: "Sau giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm / Tiếng hát lẫn với im lìm của đất" (Chế Lan Viên).
Xét về phía chủ thể sáng tạo, nếu cảm hứng trữ tình - thế sự nghiêng về chiều sâu hướng nội thì cảm hứng trữ tình - sử thi lại lệch về phía hướng ngoại. Có điều, dù hướng nội hay
27
hướng ngoại thì cứu cánh của nghệ thuật vẫn là con người, nhà văn vẫn không hề mất đi khoảng trống sáng tạo của riêng mình: "Mỗi người có cách làm của mình, cách sáng tạo của mình, không bắt chước ai được" [42, tr.209].