CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ
1.2. Đặc điểm cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ
1.2.2. Đặc điểm về tư tưởng tình cảm
Thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ nhảy vào Miền Nam gây ra cảnh đầu rơi máu chảy.
Một lần nữa, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta lại tiếp tục làm một cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai. So với những lần chống giặc của ông cha ta trước đây, cuộc kháng chiến lần này là cuộc đối đầu lịch sử mang tầm nhân loại, kẻ thù là một đế quốc mạnh và hung bạo nhất thế giới:
Ta đọ sức với tên gian ác khổng lồ, Từng mơ hái sao Kim, sao Hỏa.
Ghìm thế giới trong muôn nghìn tiếng nổ Chân máu năm lần đổ bộ lên trăng
(Chế Lan Viên)
Để đối đầu và đánh bại kẻ thù như vậy, có thể nói con người Việt Nam đã "vận hành"
tổng lực sức mạnh của truyền thống và thời đại. Nổi lên hàng đầu vẫn là sức mạnh của tinh thần, của tư tưởng. Sức mạnh này được coi như cội nguồn của sức mạnh vật chất, kết hợp với vật chất để làm nên chiến thắng. Thơ chống Mỹ đảm nhận nhiệm vụ của mình ở phương diện tư tưởng tình cảm, biến tình cảm chính trị thành tình cảm nghệ thuật. Hay nói đúng hơn, tình cảm chính trị hòa với tình cảm nghệ thuật - một sự hòa hợp hoàn toàn tự nguyện, đương nhiên.
29
Thơ chống Mỹ rất chính trị nhưng lại là chính trị nằm ngay trong đời sống, thấm sâu với mọi người; chính trịđã được nghệ thuật hóa, thơ hóa. Nói như nhà thơ Sóng Hồng: "Thơ chính trị cũng là thơ trăm phần trăm như các thơ khác" [39, tr. 124 ].
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Bác Hồ rất quan tâm đến việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho văn nghệ sĩ, làm cho họ ngày càng thấm nhuần sâu sắc đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong thời kỳ cách mạng mới. Đáp lại niềm tin của Đảng, tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ chống Mỹ, đủ mọi thế hệ đã thực sự "bay theo đường dân tộc đang bay". Họ đem hết tài năng và tâm huyết của mình để góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Có thể nói, chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam lại tập trung thể hiện sâu sắc, sinh động những tư tưởng, tình cảm và khát vọng lớn lao của dân tộc như thơ ca thời kỳ chống Mỹ.
Trước hết, tư tưởng yêu nước vẫn là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của tất cả mọi người trong cuộc kháng chiến và cũng là nguồn tình cảm lớn lao, sâu đậm trong toàn bộ sáng tác thơ ca. Phát huy tư tưởng yêu nước trong nền thơ dân tộc, nhất là trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ chống Mỹ đã nâng tình cảm đất nước lên một tầm cao và chiều sâu mới. Đất nước được cảm nhận như những gì thiêng liêng nhất, cao quí nhất:
- Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
(Chế Lan Viên)
- Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy
(Xuân Diệu)
Người đọc luôn bắt gặp trong thơ chống Mỹ những từ ngữ và hình ảnh về thời gian lịch sử bốn nghìn năm đất nước: "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận" (Tố Hữu). "Ta sống cùng Tổ quốc bốn nghìn năm, mà ta chưa hiểu hết" (Chế Lan Viên). "Bốn ngàn năm dồn lại hôm nay" (Hoàng Trung Thông). Ở đây đã có sự gắn bó hài hòa giữa quá khứ với hiện tại, giữa lịch sử với thi ca. Nhận thức về đất nước gắn liền với nhận thức về nhân dân: "Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân / Đất nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại " (Nguyễn Khoa Điềm). Đất nước trong thơ chống Mỹ còn được nhìn nhận trong mối tương quan với
nhân loại, với thời đại để khẳng định sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm cỡ của cuộc kháng chiến vĩ đại mà nhân dân ta theo đuổi:
Đi trước thời gian, đánh thức buổi bình minh Thúc thời đại tiến nhanh hơn chút nữa
Ta đứng ở trung tâm của phong trào chống Mỹ Nhìn bốn phương vẫy gọi cả loài người
(Sóng Hồng)
Điểm mới so với thơ ca chống Pháp và thơ ca truyền thống là tư tưởng yêu nước trong thơ chống Mỹ luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Khi giặc Mỹ điên cuồng đánh phá Miền Bắc thì tình yêu Tổ quốc lại được nhân lên gấp bội bởi có sự gắn bó của mỗi người với những thành quả bước đầu mà mình gây dựng nên. Tình yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội đan cài vào nhau trong những vần thơ:
Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng.
(Chế Lan Viên)
Một đặc điểm nổi đậm trong thơ chống Mỹ là khát vọng thống nhất nước nhà, Bắc - Nam sum họp. Đây là khát vọng thiết tha cháy bỏng vốn đã có trong tư tưởng Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Có lẽ Tố Hữu là nhà thơ sớm nhất nói lên tư tưởng và khát vọng này:
Ai vô đó, với đông bào, đông chí Nói với nửa Việt Nam yêu quí Rằng: nước ta là của chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!
Tình cảm cộng đồng trong không khí đậm sắc màu sử thi được hiện thực hóa bằng tình Bắc - Nam ruột thịt. Khát vọng thống nhất nước nhà là một tình cảm mãnh liệt của dân tộc ta chi phối đến cảm hứng sáng tạo trong thơ chống Mỹ. Biết bao bài thơ viết về mối quan hệ gắn
31
bó giữa hậu phương với tiền tuyến; viết về những cuộc hành quân trùng trùng điệp điệp từ Bắc vào Nam, viết về dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi có con đường huyền thoại làm nên chiến công hiển hách chưa từng có trong lịch sử nước nhà.
Ngoài ra, thơ chống Mỹ còn thể hiện những tình cảm cao đẹp khác như tình đồng đội, tình quân dân, lòng kính yêu đối với Đảng, Bác Hồ... Đây cũng là những tình cảm có tính cộng đồng vốn đã xuất hiện trong thơ ca chống Pháp nhưng phải đến thời kỳ chống Mỹ thì mới trở nên thiết tha, sâu nặng và phổ biến hơn. Nhà thơ Chính Hữu vẫn tỏ ra rất có "duyên" với tình đồng đội: "Sung sướng bao nhiêu tôi là đồng đội / Của những người đi vô tận hôm nay". Cùng với tình đồng đội là tình quân dân, nếu trước đây mới có bà Bu, bà Bầm, cô gái Bắc Giang trong thơ Tố Hữu thì đến thời kỳ chống Mỹ lại xuất hiện nhiều thi nhân viết về họ. Họ vẫn là những người mẹ, người chị tần tảo hy sinh hết lòng thương yêu bộ đội sẵn sàng nuôi dấu, chở che cho cán bộ cách mạng:
Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.
(Dương Hương Ly)
Đặc biệt là tấm lòng của người Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Hình tượng Bác Hồ trong thơ không chỉ là con người vĩ đại, giàu tình thương, đầy ý chí, mà Bác còn là con người của đời thường, bình dị, nặng ân tình:
Bác thường để lại dĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ Tránh nói chữ to và đi rất nhẹ cả trong vườn
Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc bể Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn.
(Việt Phương)
Tư tưởng, tình cảm trong thơ chống Mỹ là sự khúc xạ tư tưởng, tình cảm lớn của dân tộc và thời đại. Nó là sản phẩm tinh thần của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mang tầm vóc quốc tế. Bởi vậy mọi sáng tác thơ ca trong thời kỳ này đều xoay quanh cái lõi của nó là cảm hứng trữ tình - sử thi. Đặc trưng sử thi trong thơ ca chống Mỹ là một hiện tượng thẩm mỹ
mang tính xã hội, có cơ sở từ hoạt động thực tiễn của cộng đồng, có tiền đề vững chắc từ cuộc kháng chiến chống Pháp trước đó.