Đặc điểm về cái “tôi” trữ tình

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ lê anh xuân (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ

1.2. Đặc điểm cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ

1.2.3. Đặc điểm về cái “tôi” trữ tình

Cái "tôi" trữ tình là một hiện tượng nghệ thuật khác với cái tôi trong đời sống. Nó là thế giới tinh thần, thế giới chủ quan của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện trữ tình. Cái "tôi" trữ tình xuất hiện khi cái tôi tâm lý, cái tôi xã hội có nhu cầu tự biểu hiện, tự đồng cảm, giao tiếp và đã được mã hoá bằng hệ thống ký hiệu ngôn từ mang tính thẩm mỹ cao. Nhờ tự bộc lộ những tinh hoa nhất của tinh thần, nhờ luôn tự khái quát, tự nâng cao mình hơn cái tôi ngoài đời nên cái "tôi" trữ tình hoàn toàn có khả năng thể hiện ý thức không chỉ của một cá nhân mà cả một cộng đồng, một dân tộc, thậm chí cả một thời đại mang tầm nhân loại. M.Bakhtin khẳng định: "Lời trong thơ không hề thuần túy là lời cá nhân. Ở đây, uy tín của các nhà thơ là uy tín của dàn đồng ca. Sự đắm say trữ tình về căn bản là sự đắm say của dàn đồng ca [73, tr.136].

Về lý luận, cái "tôi" trữ tình đã được nghiên cứu cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong nhiều công trình khoa học. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cắt nghĩa một cách rạch ròi khái niệm này. Chỉ biết rằng, cái "tôi" trữ tình hiện hữu trong thơ như một hiển nhiên và nó cũng có một tiến trình vận động trong lịch sử chứ không nhất thành bất biến. Nói cách khác, cái "tôi" trữ tình cũng mang tính khuynh hướng, tính thời đại và cũng chịu sự chi phối của một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chẳng hạn, ở Việt Nam, từ cái "tôi" "phi cá thể", cái "tôi" "siêu cảm giác" (Trần Đình Sử) trong thơ trung đại đến cái "tôi" bản ngã trong Thơ mới, và cái "tôi"

sử thi, cái "tôi" cộng đồng trong thơ ca kháng chiến, rồi lại quay về với cái "tôi" đời thường, cái "tôi" thế sự sau chiến tranh là một biểu hiện sinh động về quá trình biến đổi của nó trong hành trình thơ dân tộc.

Kế tục cái "tôi" cộng đồng đã được gây dựng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cái

"tôi" trữ tình trong thơ chống Mỹ đã có phần mở rộng và phát triển đáng kể, mang tính đa dạng mà thống nhất trên cái nền tư tưởng của nó là sự thống nhất riêng chung. Có thể quy cái

"tôi" trữ tình trong thơ chống Mỹ thành ba dạng sau:

• Cái “tôi” riêng tư.

Trước hết, một đặc điểm được coi là dấu hiệu khác biệt so với thơ chống Pháp, đó là sự xuất hiện khá rõ nét cái "tôi" riêng tư trong thơ chống Mỹ, nhất là ở thời kỳ đầu: "Trong thơ,

33

từ sau năm 1954, cái "tôi" riêng của tác giả đã dần dần xuất hiện trở lại và cùng với nó xu thế trữ tình hướng nội đã tăng lên " [38, tr.95]. Tất nhiên, về vấn đề này, hiện nay các nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến khác nhau, thậm chí có người còn phủ nhận sự hiện hữu cái "tôi"

riêng tư trong thơ cách mạng. Thực ra thơ cách mạng không chối bỏ cái "tôi" riêng tư, nếu cái

"tôi" riêng tư đó không đối lập với cái "ta" chung. Đồng thời, cái "tôi" riêng tư trong thơ chống Mỹ cũng khác biệt hoàn toàn với cái "tôi" đóng kín, hoài nghi, cô đơn của thơ lãng mạn 1932 - 1945. Cái "tôi" riêng tư trong thơ chống Mỹ được đặt trong mối quan hệ thống nhất với xã hội, với đời sống chung của đất nước, của dân tộc. Cái "tôi" này một mặt rất dễ hòa tan vào cái ta, mặt khác không thể lớn hơn cái ta. Tuy không phải là cái "tôi" chủ đạo, bao quát nhưng sự xuất hiện cái "tôi" riêng tư đã đem đến cho thơ chống Mỹ có thêm chiều sâu tâm trạng. Đọc những thi phẩm được sáng tác vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Đất nước bị chia cắt, nỗi đau chung của dân tộc đồng thời cũng là nỗi đau của từng con người, nhất là với những ai sống trong cảnh ngày Bắc đêm Nam, gia đình đôi ngả. Trong cái chung có cái riêng, trong tình nước có tình nhà, nỗi đau của cái "tôi" riêng tư hòa hợp với nỗi đau chung của toàn dân tộc. Nói cách khác, nỗi đau dân tộc được cụ thể hóa trong nỗi đau cá nhân của mỗi người, mỗi lứa đôi cụ thể:

Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

(Giang Nam)

Tuy có đau thương mất mát nhưng không bi lụy, không chán nản, hoài nghi; cái "tôi" trữ tình đã biến nỗi đau riêng tư thành sức mạnh tiến công quân thù:

Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời...

Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường

Nhìn thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương

Anh nổ súng.

(Dương Hương Ly)

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước sang giai đoạn ác liệt, cả nước "đâu cũng là tiền tuyến, cái "tôi" riêng tư có xu hướng "tránh đường" cho cái "ta" tràn vào thơ một cách mạnh mẽ. Nhìn chung, cái "tôi" riêng tư trong thơ chống Mỹ ở giai đoạn sau đã hòa nhập rất sâu vào cái "ta", phần lớn tan biến vào cái "ta", nhưng không phải đã mất hết tất cả: "Xu hướng ẩn khuất cái "tôi" trữ tình ngày càng thể hiện rõ thơ chống Mỹ ở giai đoạn sau. Nhất là trong loại thơ suy tưởng, chính luận, thơ đánh giặc" [85, tr. 193]. Hoặc nói như Trần Đình Sử: "Trong thế giới này cá thể không biến mất mà hóa thân làm một bộ phận, làm giác quan của cộng đồng" [69, tr.104]. Nói như thế cũng có nghĩa là cái "tôi" riêng tư trong thơ chống Mỹ không hề bị triệt tiêu mà chỉ là sự hóa thân. Mà khi đã hóa thân thì nó vừa là nó đồng thời cũng không hoàn toàn là nó. Điều này cắt nghĩa vì sao giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt mà vẫn có những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi rất riêng tư, tình tứ. Đó là cuộc chia ly "chói ngời sắc đỏ" (Nguyễn Mỹ), là buổi tiễn đưa "chẳng nói điều gì", "mà hương thầm thơm mãi bước người đi" (Phan Thị Thanh Nhàn). Hoặc giữa thời buổi đạn bom ác liệt, tuổi trẻ rạo rực khí thế ra trận mà vẫn trỗi dậy trong lòng nỗi khát khao hạnh phúc, tình yêu:

Ôi con sóng ngày xưa Và mai sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

(Xuân Quỳnh)

Tất nhiên, thời chống Mỹ những bài thơ như thế đã chưa có điều kiện để phổ biến và chưa nên phổ biến. Tất cả cũng chỉ vì chiến tranh mà chuyện riêng tư đành tạm thời gác lại hoặc chuyển sang một dạng khác, kiểu như: "Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây" (Phạm Tiến Duật) hay: "Hai đứa đoàn tụ ở hai đầu chiến trường" (Chính Hữu). Những mối tình như vậy đã được lý tưởng hóa, sử thi hóa, hoa nhập rất sâu với tình yêu đất nước, với tinh thần đánh giặc.

Nhìn chung, thời chống Mỹ là thời rất khó phân biệt thơ viết cho mình và thơ viết cho người, khi cả mình và người đều sống chung một "khí quyển" sử thi đậm đặc. Thời đó, như trên đã nói, mọi cái "tôi" riêng tư đều không bị triệt tiêu nhưng không thể nằm ngoài và lớn

35

hơn cái "ta" chung của cộng đồng. Bởi thế, không thể đòi hỏi ở đây một cái "tôi" riêng tư tuyệt đối như thời thơ lãng mạn được. Nhưng cũng phải thừa nhận thơ chống Mỹ đã xuất hiện khá rõ nét cái "tôi" riêng tư: "Trong thực tế, từ 1955 -1975 cũng có những bài thơ bộc lộ mãnh liệt cái "tôi" trữ tình riêng tư, nhất là trong bài thơ tình yêu... Tuy nhiên, đó không phải là xu hướng chính của cả nền thơ" [104, tr.390].

• Cái “tôi” sử thi.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, sự tồn vong của một đất nước đang đứng trước thử thách hết sức gay go. Lúc này hơn lúc nào hết, sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy đến đỉnh cao nhất, toàn dân đánh giặc giữ nước. Dưới áp lực quá lớn của một thời điểm lịch sử như thế, cái "tôi" trữ tình lúc này nhanh chóng chuyển dịch về hướng sử thi, nhập vào và hình thành nên cái "tôi" sử thi. Đây là đặc điểm nổi trội nhất có tính bao quát của cả nền thơ chống Mỹ.

Có thể coi cái "tôi" trữ tình theo khuynh hướng sử thi như một đại lượng có nhiều hằng số, có cái "tôi" đại diện, có cái "tôi" phương tiện và cũng có cả cái "tôi" nhập cuộc, cái "tôi" dấn thân, chứng kiến. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long qui cái "tôi" trữ tình trong thơ chống Mỹ vào hai loại hình tượng: cái "tôi" sử thi và cái "tôi" thế hệ. Ông viết: "Về cái "tôi" trữ tình, thơ kháng chiến chống Mỹ tập trung xây dựng hai hình tượng: Cái "tôi" sử thi và cái "tôi" thế hệ.

Đó là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tượng cái tôi của thơ Việt Nam hiện đại" [41, tr.12]. Cái "tôi" thế hệ ở đây chính là cái "tôi" của các nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm tháng chống Mỹ. Chúng tôi nghĩ, cái "tôi" thế hệ là cách nói đồng nghĩa với cái

"tôi" nhập cuộc, cái "tôi" dấn thân, tức là một biến thể của cái "tôi" trữ tình theo khuynh hướng sử thi. Và có thể coi đây là một dạng độc đáo của cái "tôi" sử thi trong thơ ca chống Mỹ.

Thực ra, không phải đến thời kỳ này mới xuất hiện cái "tôi" sử thi mà nó đã có ở giai đoạn trước đó. Chỉ có điều đến giai đoạn chống Mỹ, nó càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và có cơ hồ như giữ địa vị độc tôn trong nền thơ dân tộc. Cái "tôi" sử thi khiến cho các nhà thơ nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt cá nhân mình mà trước hết, trên hết là con mắt có tầm bao quát của lịch sử dân tộc và thời đại. Tố Hữu gọi đó là con mắt "nhìn bốn hướng - Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau - Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu còn Chế Lan Viên thì gọi "con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa". Và nhà thơ cũng không phải nhân danh cá nhân mình mà nhân danh dân tộc để bộc lộ những cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của cộng đồng. Tố Hữu vẫn là đại diện tiêu biểu nhất:

Nếu được làm hạt giống của mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

Cái "tôi" sử thi tạo cho nhà thơ một tâm thế trữ tình vừa cao rộng vừa có chiều sâu.

Nhiều nhà thơ khi tập trung khám phá Tổ quốc và con người Việt Nam trong những tháng năm chống Mỹ cũng bằng tâm thế ấy. Chẳng hạn, Chế Lan Viên tự hào, khẳng định tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế:

Tên Tổ quốc vang xa ngoài bờ cõi

Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân hại

Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.

Những kiểu khám phá về Tổ quốc và con người Việt Nam như trên, các nhà thơ chống Mỹ thường sử dụng cái "tôi" theo phương thức kết hợp giữa sự tự biểu hiện, tự khẳng định về Tổ quốc mình, nhân dân mình với sự chiêm ngưỡng, ngợi ca hết mực thành kính, yêu thương và cảm phục.

• Cái “tôi” dấn thân, nhập cuộc

Thực sự đã có thế hệ nhà thơ trực diện trên chiến trường ác liệt. Họ phần lớn được đào tạo từ các nhà trường xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Phải công nhận rằng, với mười năm hòa bình, Miền Bắc đã có một đội ngũ trí thức trẻ đạt chất lượng cao, cả về chuyên môn lẫn lập trường tư tưởng. Trong đó có các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Bằng Việt, Dương Hương Ly... Những nhà thơ này đã đem đến cho nền thơ chống Mỹ một chất giọng tươi mới, một sức vóc mạnh mẽ và một cách cảm nhận tinh tế. Thơ của họ mở rộng biên độ trong việc tiếp xúc nhiều chiều kích khác nhau của đời sống, đặc biệt là đời sống nơi chiến trường. Cái "tôi" trong thơ họ là cái "tôi" nhập cuộc, cái "tôi" dấn thân; cái "tôi" đó thấu hiểu sâu sắc trách nhiệm và sứ mệnh của mình đối với Tô quốc: "Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai" (Bằng Việt). Đó cũng là cái "tôi" tuy không triết lí theo kiểu hàn lâm sách vở nhưng lại rất ý thức trong việc tự ghi lấy hình ảnh của thế hệ mình bằng văn

37

chương: "Không có sách chúng tôi làm ra sách / Chúng tôi làm thơ ghi lại cuộc đời mình" (Hữu Thỉnh).

Với điểm nhìn cận cảnh, với tư cách là người trong cuộc, hơn ai hết, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ đã nói thật sâu sắc, thấm thía về sự hy sinh gian khổ của đời sống chiến tranh. Họ mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn, đầy khói lửa nơi trận mạc:

Đây Quảng Trị lần đầu ta gặp Bom B52 cắt dọc đội hình

Bom khắp nơi - bom rơi khắp đất Dọc triền sông súng nổ đêm ngày

(Nguyễn Đức Mậu)

Thơ của các nhà thơ trẻ thể hiện "cái tôi thế hệ " (Nguyễn Văn Long). Thế hệ họ làm thơ cốt để "ghi lấy cuộc đời mình" cho nên, nhìn chung thường có xu hướng sử dụng bút pháp hiện thực. Họ không nhìn người lính như "Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi" mà trong thơ họ, người lính cũng rất đời thường, bình dị, cũng yêu thiết tha cuộc sống, yêu tuổi thanh xuân của mình. Có điều, với họ Tổ quốc vẫn trên hết, họ dấn thân theo tiếng gọi của non sông:

Chúng tôi đi không tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi Thì còn chi Tổ quốc?

(Thanh Thảo)

Điều đáng chú ý ở những nhà thơ trẻ nơi chiến trường là sự ý thức sâu sắc về cái "tôi" thế hệ. Cái "tôi" đó được bộc lộ ở những cung bậc tâm trạng khác nhau trong một nhà thơ hoặc giữa các nhà thơ. Nhờ vậy, chân dung tinh thần của thế hệ trẻ thời chống Mỹ được hiện lên một cách cụ thể, chân thực, phong phú và hết sức sinh động. Nhìn tổng thể, cái "tôi" trữ tình trong thơ thế hệ trẻ chống Mỹ đậm sắc màu sử thi. Họ dấn thân, nhập cuộc với một tâm trạng phấn khởi, rạo rực đầy nhiệt huyết: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" (Phạm Tiến Duật).

Tuy nhiên cái "tôi" dấn thân, cái "tôi" nhập cuộc trong thơ trẻ chống Mỹ không hề đơn điệu. Giữa chiến trường đầy bom rơi đạn nổ, người lính không chỉ "gặp nhau cười ha ha" mà còn có cả nỗi buồn, có cả giọt nước mắt mỗi khi vĩnh biệt đồng đội sau những trận đánh ác

liệt. Chiến tranh là đầu rơi máu chảy, là "ngày nào cũng chôn đồng đội" (lời của nhà văn Chu Lai) thì người lính chẳng lẽ chỉ toàn vui hay sao? Đây là cuộc chiến mà số người hy sinh không ít, thơ ngoài mặt trận không né tránh điều đó: "Nêu tất cả trở về đông đủ / Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn "(Nguyên Đức Mậu). Viết về những tổn thất, mất mát, thơ trẻ thường ít ngợi ca, ít cường điệu hóa mà phần nhiều lại là sự sẻ chia, đồng cảm. Trong mất mát, con người hiểu ra mình hơn bao giờ hết:

Đắp cho anh nắm đất mặn nơi này Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn Xót thịt, xót xương, xót người nằm xuống Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm.

(Nguyễn Duy)

Các nhà thơ trẻ đã có những năm tháng sống tận cùng vì đất nước, họ đi thẳng vào rốn lửa của cuộc chiến sinh tử nên cái "tôi" trong thơ họ là sự biểu hiện chân thực nhất, sâu sắc nhất, để lại dấu ấn không thể phai mờ về đất nước và con người Việt Nam trong thời chống Mỹ: "Một thế hệ lớn lên trong những năm đánh giặc, một dòng thơ nảy nở ở ngọn nguồn thác lũ. Tuổi trẻ cầm súng và cầm bút, góp phần làm ra đời và làm ra thơ" [40, tr.7].

Là một hiện tượng nghệ thuật, cái "tôi" trữ tình trong thơ chống Mỹ in đậm dấu ấn một thời kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Vẫn là cái "tôi" trong thơ, nhưng nhà thơ cảm nhận cuộc đời trên cấp độ cái tôi chung. Đó là sự ý thức cao về chức năng xã hội của cái "tôi" trữ tình theo xu hướng rộng mở. Có thể nói cái "tôi" này hoàn toàn mới trong lịch sử thơ trữ tình Việt Nam. Khác với cái "tôi" phi cá thể trong thơ cổ điển và cái "tôi" khép kín trong thơ lãng mạn 1930 -1945, cái "tôi" trữ tình trong thơ chống Mỹ, dù được gọi bằng các tên khác nhau, nhưng hạt nhân của nó vẫn là cái "tôi" sử thi. Bên canh cái "tôi" sử thi rộng lớn, bao trùm, thơ chống Mỹ còn hiện lên khá rõ nét cái "tôi" riêng tư. Trong một chừng mực nào đó, cái "tôi"

riêng tư đã góp phần làm cho thơ chống Mỹ có thêm chiều sâu hướng nội. Sự ra đời của hai cái

"tôi" trên là hệ quả tất yếu của một loại cảm hứng nghệ thuật: cảm hứng trữ tình - sử thi.

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ lê anh xuân (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)