Cách s ử dụng ngôn từ thơ

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ lê anh xuân (Trang 87 - 97)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG TRỮ TÌNH -

3.1. Cách s ử dụng ngôn từ và thể thơ

3.1.1. Cách s ử dụng ngôn từ thơ

Cảm hứng sáng tạo chi phối sự lựa chọn ngôn từ của nhà thơ. Về lý luận, cảm hứng nào, ngôn từ ấy; giữa chúng luôn có quan hệ tương ứng, vận hành theo qui luật như đã nói ở trên.

Là một trong nhũng nhà thơ đại diện cho thế hệ thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân đã tạo dựng cho mình một lớp ngôn từ đủ để diễn đạt mạch cảm hứng về một thời đại hào hùng, sôi động. Có thể gọi đó là ngôn từ trữ tình - sử thi, một loại ngôn từ xuất hiện trong thời điểm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, gắn với sức mạnh và lợi ích của cộng đồng.

• Sử dụng thành công biện pháp điệp tu từ và so sánh tu từ.

Ngôn từ thơ là một sáng tạo thẩm mỹ, nói như Valéry: "Thơ đi giữa nhạc và ý". Để có được điều đó, nhà thơ phải phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ trên nhiều cấp độ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp). Một trong những biện pháp tu từ phổ biến, không thể thiếu là phép điệp. Điệp là luân phiên, lặp lại một số đơn vị ngôn từ nhằm mục đích nghệ thuật. Gieo vần, luyến láy, phối thanh đều được sinh ra từ phép điệp. Điệp tạo nên sự nhịp nhàng khoan thai hay gấp gáp sôi nổi, thể hiện âm hưởng của cuộc sống và điệu tình cảm của nhà thơ.

Lê Anh Xuân tỏ ra tinh xảo, độc đáo trong việc tạo dựng những câu thơ điệp thanh, điệp vần gây được độ rung trong cảm xúc.

- Điệp thanh:

Mùa xuân cùng em lên đồi thông Ta như chim bay trên tầng không.

(Em đẹp nhất) - Điệp vần:

Lê Anh Xuân triển khai trong nội bộ dòng thơ và giữa các dòng thơ với nhau. Trong nội bộ dòng thơ, ông thường điệp vần "bằng", kết thúc bằng phụ âm vang. Cách điệp này gợi cảm giác ngân nga, lan tỏa, phù hợp với điệu trữ tình - sử thi:

- Hôm nay đồn giặc không còn nữa Trời thênh thang đồng lúa chín vàng

(Người mẹ trông bông) - Lá dừa xanh long lanh ánh nắng Theo đoàn quân thành lá ngụy trang

(Dừa ơi)

Điệp vần giữa các dòng thơ với nhau (còn gọi là gieo vần) vừa để tạo nhạc tính vừa để liên kết văn bản. Thơ Lê Anh Xuân phần lớn đều có vần. Ông thường đặt vị trí điệp vần ở tiếng cuối trong mỗi dòng thơ. Cách điệp này cũng đa dạng, biến hóa. Có khi nhà thơ sử dụng lối điệp vần liên tiếp (aabb) để thể hiện mạch cảm hứng tuôn trào, dào dạt:

Ôi cơn mưa quê hương Đã ru hát hồn ta thuở bé (a)

Đã thắm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé (a) Nghe mưa rơi trên tàu chuỗi bẹ dừa (b)

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa (b) (Nhớ mưa quê hương)

Có khi lại điệp vần giãn cách (abab) tạo cho hơi thơ vừa dồn nén vừa bung ra; cân đối, nhịp nhàng:

Muốn được theo em sớm chiều mưa nắng (à) Muốn được cùng em cầm súng giữ làng (b) Tuổi thơ xưa anh thích hồ xanh lặng (à) Nay lòng anh như thác trắng gầm vang (b)

89

(Em đẹp nhất)

Và cũng có khi điệp vần xoay vòng (abba) gợi cảm giác xao xuyến, thổn thức, đầy ấn tượng:

Nằm võng trên quê hương (a) Nghe đọc thơ Đồ Chiểu (b) Tuổi lên mười chưa hiểu (b)

Nhưng lòng thấy thương thương (a) (Đọc thơ Đồ Chiểu)

Cấu tạo từ tiếng Việt có hiện tượng điệp phụ âm đầu, điệp phần vần hoặc điệp hoàn toàn.

Các nhà ngôn ngữ học gọi đó là từ láy. Từ láy có khả năng gợi hình, gợi cảm đặc biệt. Mật độ từ láy trong thơ Lê Anh Xuân khá dày đặc. Để thể hiện khí thế cách mạng sục sôi, đông đảo, nhà thơ thường sử dụng những từ láy như "trùng trùng", "lớp lớp", "cuồn cuộn", "rầm rập",

"ào ào"... Ví dụ: " Trùng trùng người chật như nêm / Đội quân "đầu tóc" xông lên ào ào" (Em gái đưa đò), "Vui cái rộn ràng của tiếng súng, tiếng bàn chân / Tất cả xuống đường cuồn cuộn" (Mùa xuân Sài Gòn mùa xuân chiến thắng), "Người với người rầm rập ngày đêm/

Đường chiến dịch tưởng như dài vô tận" (Ánh đuốc).

* Cùng với điệp tu từ là biện pháp so sánh. So sánh là phương thức diễn đạt tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của sự vật, hiện tượng không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét nào đó giống nhau nhằm gợi ra những hình ảnh khác lạ, mới mẻ, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. So sánh tu từ bao giờ cũng có hai vế. Vế 1: hình ảnh so sánh (A); vế 2: cái đưa ra để so sánh (B). Hai vế được liên kết với nhau bằng từ "như", "là", "hay"; ta có mẫu đề quen thuộc: A như (là, hay ) B. Mẫu đề này nhằm thể hiện A (A mang thêm nét nghĩa bổ sung nhờ đối chiếu với B ).

Lê Anh Xuân sử dụng biện pháp so sánh nhằm hướng tới cảm hứng ngợi ca, chiêm ngưỡng. Cho nên đối tượng đưa ra so sánh trong thơ ông thường mang tầm vóc kỳ vĩ, oai hùng. Hình ảnh so sánh luôn gắn với hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ và gắn với sự chân thực trong cảm xúc của nhà thơ. Đồng thời, để thể hiện các cung bậc trữ tình, nhất là để tạo ra những khúc tráng ca về thời đại, nhà thơ luôn phải tìm tòi, vận dụng nhiều kiểu so sánh khác nhau.

Trước hết là kiểu so sánh trong nội bộ dòng thơ. Ở kiểu so sánh này cả vế A và vế B đều được nhà thơ thay và hoán đổi một cách linh hoạt: khi thì cụ thể, khi thì trừu tượng và bao giờ cũng gây được rung cảm, tạo được âm hưởng; chẳng hạn:

Nhớ như dòng nước chảy ngang Vế A vế B

Đôi bờ nước xoáy xôn xang cả lòng.

(Nhớ dừa)

Ở đây, nỗi nhớ (cái trừu tượng) được so sánh với "dòng nước chảy ngang" (cái cụ thể)

→ câu thơ gợi tình cảm lai láng, mặn nồng, xoáy vào chiều sâu tâm trạng. Nhà nghiên cứu Huỳnh Lý nhận xét: "Khi Lê Anh Xuân đã ví thì cứ làm xao xuyến lòng ta, vì cái để ví đó đã là một ấn tượng sâu sắc trong lòng anh tự bao giờ" [43, tr.69 ].

Ngoài cách so sánh trong nội bộ dòng thơ, Lê Anh Xuân có kiểu so sánh tách dòng và so sánh trùng điệp. Kiểu so sánh tách dòng có lợi thế trong việc mở rộng vế A và vế B. Cho nên cả hình ảnh so sánh (vế A) và cái đưa ra để so sánh (vế B) đều được khắc họa đậm nét:

- Ôi ánh đuốc diệu kỳ (vế A)

Như trái tim những người ra trận (vế B) (Ánh đuốc)

- Trong máu tôi có dòng máu cha ông (vế A) Như trái sầu riêng trên bờ sông Nam Bộ (vế B)

(Gởi Miền Bắc)

So sánh trùng điệp cũng là kiểu so sánh tách dòng nhưng vế B được mở rộng thành nhiều mệnh đề và có khi số dòng cũng được tăng lên. Kiểu so sánh này tỏ ra hữu hiệu trong việc giúp nhà thơ bày tỏ mạch cảm hứng sôi nổi, nồng nhiệt trước đối tượng mà nhà thơ ngưỡng mộ, cảm phục. Cụ thể đó là những anh hùng, cuộc kháng chiến chống Mỹ có vô số những anh hùng:

Ôi kê làm sao hết được

Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay (vế A) Như Cửu Long mênh mông sông nước (vế B1)

91

Như Trường Sơn đông đặc rừng cây (vế B2) (Gặp những anh hùng)

Thơ trữ tình - sử thi thường hướng tới những vẻ đẹp kì vĩ, hoành tráng mang phong độ anh hùng ca. Cho nên, để thể hiện cảm hứng của mình, Lê Anh Xuân đã rất ý thức trong việc sử dụng đồng bộ các biện pháp tu từ để biến ngôn từ thông dụng thành ngôn từ nghệ thuật.

Phép điệp và so sánh trong thơ ông đa dạng, phát triển theo mạch tăng tiến; hình ảnh đưa ra so sánh bao giờ cũng tượng trưng cho cái bền vững, chắc khỏe, tươi sáng (điều này khác hẳn với so sánh trong thơ lãng mạn và thơ trữ tình - thế sự). Tuy nhiên, ngoài hai biện pháp trên, Lê Anh Xuân còn sử dụng các biện pháp khác nữa. Chẳng hạn, để tạo khí thế đông đảo, hùng mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân, ông đưa thêm biện pháp tu từ đối xứng: "Trên núi cao dân công đổ xuống / Dưới vực sâu bộ đội tràn lên" (Ánh đuốc) hoặc: "Người trên bờ chân bước không nao / Thuyền dưới sông ào ào tiếng nước" (Gởi Bến Tre).

Nhìn chung, sáng tác thơ ca không thể không sử dụng các biện pháp tu từ. Lê Anh Xuân đã khai thác tối đa hiệu quả nghệ thuật từ phép điệp, phép so sánh và các biện pháp tu từ khác.

Điều đó chứng tỏ nhà thơ rất nhuần nhuyễn trong sử dụng ngôn từ để chuyển tải mạch cảm hứng chủ đạo của mình: cảm hứng trữ tình - sử thi.

• Sử dụng lớp từ ngữ thường ngày, nhuốm màu sử thi, đậm dấu ấn Nam Bộ.

Là một nhà thơ trẻ trong nền thơ chống Mỹ, cũng như thế hệ đương thời, Lê Anh Xuân rất ý thức: "Thơ là súng là gươm" nên ông muốn đưa thơ xáp mặt với cuộc đời, muốn để chất liệu hiện thực ùa vào các trang viết của mình. Bởi vậy, từ ngữ mà ông sử dụng chủ yếu là lớp từ ngữ của cuộc sống đương đại, thường ngày: "Để khám phá, thể hiện đời sống ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là phản ánh được hiện thực phong phú, đa dạng của đời sống chiến trường, ngôn ngữ thơ của các nhà thơ trẻ mở rộng cửa để ngôn ngữ hàng ngày ùa vào" [46, tr.377 ]. Nói từ ngữ thường ngày là để phân biệt với lớp từ ngữ có tính ước lệ trong thơ ca trung đại hoặc lớp từ ngữ thuần túy bộc lộ tâm trạng riêng tư trong thơ lãng mạn; chứ thực ra, cái gọi là từ ngữ thường ngày trong thơ Lê Anh Xuân không hẳn đã là từ ngữ của cuộc sống đời thường, hiểu theo đúng nghĩa của nó. Bởi những năm tháng chống Mỹ là những năm tháng cả nước sống trong bầu khí quyển sử thi đậm đặc, từ ngữ để giao tiếp thường ngày, một phần cũng đã nhuốm màu sử thi.

Lê Anh Xuân có thiên hướng khai thác từ ngữ trong chuyên ngành lịch sử, địa lý và thổi vào đó "linh hồn" của thời đại. Trong thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, có lẽ cùng với Nguyễn Khoa

Điềm, Lê Anh Xuân là người đưa những từ ngữ mang phong cách lịch sử vào trang thơ nhiều nhất (sự giao thoa giữa tư duy lịch sử với tư duy nghệ thuật). Đọc thơ ông ta bắt gặp hàng loạt những từ ngữ như sóng Bạch Đằng: "Sóng Bạch Đằng xưa cũng sáng long lanh" (Đêm Uông Bí), thành Thăng Long: "Soi sáng thành Thăng Long mặt nàng Kiều lấp lánh" (Chào Hà Nội, chào Thăng Long), khẩu pháo Điện Biên: "Những khẩu pháo Điện Biên hôm nay xuất trận / Đã chiến thắng như ngày xưa chiến thắng" (Những khẩu pháo màu xanh), cờ đỏ Nam Kỳ: "Từ thuở Nam Kỳ với gậy tầm vông / Nay đứng lên sừng sững thành đồng." (Lên Bắc Sơn), rừng U Minh: "Cả Miền Nam thành đồng bất khuất / Rừng U Minh vẫn xanh biếc bóng tràm" (Về đi em).

Trong thơ Lê Anh Xuân những từ ngữ chỉ tên làng tên xóm trên quê hương Bến Tre xuất hiện với tần số khá cao. Ở đó mỗi địa dư, tên gọi đều gắn với những sự tích anh hùng, những trận đánh ác liệt. Nếu như trong thơ Nguyễn Duy những cầu Bố, đò Lèn, cống Na, chợ Bình Lâm, đền Sòng, đền Cây Thị như lưu giữ tình cảm của nhà thơ với quê hương, cội rễ trong hồi ức, kỷ niệm thì trong thơ Lê Anh Xuân những Cổ Chiên, Hàm Luông, An Đức, Ba Tri, bót Kinh Ngang, Lò Heo, Cù Lao Minh, Cù Lao Bảo, An Thới, Mỏ Cày... lại nhắc tới những chiến công, những trận thắng mang ý nghĩa thời sự. Đặt vào hoàn cảnh chiến tranh, những từ chỉ địa danh trên vừa thông dụng quen thuộc vừa nhuốm màu sử thi. Chúng tôi gọi đó là những từ ngữ của cảm thức thời sự mang tính sự kiện nhưng đã được "thơ hóa ", "trữ tình hóa”.

Để thể hiện tính chất ác liệt trong những năm tháng chống Mỹ, Lê Anh Xuân đã đưa vào những trang viết của mình nhiều từ ngữ mang phong cách thời chiến: "na-pan", "ca-nông",

"thủ pháo", "rốc-két", "trực thăng", "đại bác", "công sự", "chiến hào", "chống càn", "cướp bót", "hành quân", "chiến dịch"... Tất cả đều là lớp từ ngữ gắn với đời sống thường ngày trên mảnh đất Nam Bộ trong những năm tháng hào hùng, sôi động. Lê Anh Xuân đưa những từ ngữ này vào thơ một cách tự nhiên, dung dị nhưng vẫn là nghệ thuật, vẫn có sức ám gợi.

Lao động của nhà thơ là lao động sáng tạo, sáng tạo ra ngôn từ và khâu đầu tiên phải nghĩ đến là từ ngữ. Lê Anh Xuân đưa từ ngữ của đời sống thường ngày vào thơ (tần số từ Hán - Việt trong thơ ông rất thấp) theo hướng sáng tạo lại để phù hợp với tư duy nghệ thuật. Tuy chưa tạo ra được nhiều từ mới, độc đáo như các nhà thơ lớn (Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông) nhưng Lê Anh Xuân lại có khả năng sắp xếp, liên kết các từ loại để hình thành những tổ hợp mang thêm nét nghĩa bổ sung khác lạ, ấn tượng. Chẳng hạn như những tổ

93

hợp sau đây được coi là trong sáng, lộng lẫy, rất Lê Anh Xuân: Dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ: "Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường / Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ" (Dáng đứng Việt Nam); trắng cả tuổi thơ, sắc trời lá mạ: "Rợp cánh cò bay trắng cả tuổi thơ" (Mười năm), "Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ" (Anh đứng giữa Tháp Mười); đất thở tuổi non, nắng vàng ngọt lịm: "Nghe phập phồng đất thở tuổi non" (Đất Miền Nam), "Buổi chiều khi nắng vàng ngọt lịm / Em thấy không cuồn cuộn nước ròng" (Anh là con sông chảy trước nhà em); chở nắng chiều xa, ta trồng hy vọng: "Đàn bò mộng đường về ngang suối vắng / Suối bỗng vàng như chở nắng chiều xa" (Nắng chiều), "Từ trong bóng tối hôm qua / ta trồng hy vọng chói lòa tương lai." (Cấy đêm); mùi trăng thơm, tím cả bờ sông: "Tóc em ướt đẫm mồ hôi / Sao nghe phảng phất có mùi trăng thơm" (Phá lộ đêm trăng), "Hoa lục bình tím cả bờ sông" (Trở về quê nội); xanh biếc ước mơ, áo đỏ sông Hồng: "Ôi thư Bác /Xanh biếc ước mơ" (Mặt trời thân yêu), "Hà Nội hồng hào những chiến công / Đẹp như nàng tiên mặc áo đỏ sông Hồng" (Chào Hà Nội, chào Thăng Long).

Những tổ hợp từ trên là sản phẩm của tư duy hình tượng, là năng lực chuyển hóa xúc cảm thẩm mỹ thành ngôn từ nghệ thuật. Sáng tạo của Lê Anh Xuân là ở chỗ: ông đã "lạ hóa"

bằng cách đặt những động từ (hoặc tính từ) hữu hình bên cạnh những danh từ trừu tượng, vô hình khiến cho cả tổ hợp chuyển sang nghĩa biểu thái (hàm ẩn). Đây là loại ngôn từ "lệch chuẩn", chỉ sử dụng trong thơ ca, và nhờ sự "lệch chuẩn" ấy mà thơ ca mới trở nên hấp dẫn, có sức lay động lòng người.

Những sáng tác về sau, Lê Anh Xuân có xu hướng tăng thêm chất suy nghĩ và chính luận. Cho nên, tuy chưa nhiều nhưng trong thơ ông đã bắt đầu xuất hiện một số từ ngữ mang tính chính luận, cập nhật thời cuộc, lời lẽ đanh thép, hùng hồn. Chẳng hạn, trong bài Chào Hà Nội, chào Thăng Long có đoạn:

Này Giôn-xơn ta hỏi tội mi Thủ đô ta, cớ gì mi đến cướp...

Chính mi, mi đã giết chết Oa- sin- tơn Và giội bom xuống bản tuyên ngôn độc lập

Cách xưng hô bằng tên riêng cùng các đại từ: “ta”, “mi” thường được sử dụng trong thơ chính luận, mang phong cách chính luận. Đọc bài thơ Thời sự hè 72 - Bình luận của Chế Lan Viên ta cũng bắt gặp cách dùng từ như vậy:

Ních-xơn ! Mày không còn nhiên liệu nào khác ư mà phải đốt Những giường trẻ sơ sinh, gót đỏ thiên thần, tay non chới với?

Mày không còn con sông nào ngắm ư, mà phải dùng đến máu người?

Tiếng máu lang thang đi giữa đất trời Dẫu nghìn thi sĩ thiên tài không dỗ nổi.

Thơ trữ tình - sử thi là thơ hành động. Điều này cắt nghĩa vì sao động từ trong thơ Lê Anh Xuân lại xuất hiện nhiều như vậy. Để bộc lộ cảm hứng nhập cuộc, nhà thơ gia tăng số lượng động từ chỉ sự di chuyển của chủ thể như "đi", "về", "hành quân", "trở lại"... Và không ít trường hợp tứ thơ được phôi thai trong những lần di chuyển như vậy: "Đêm mưa ngày nắng sá gì / Quân thù còn đó, ta đi chưa về" (Rừng xuân), "Đường hành quân / Qua dòng sông tuổi nhỏ / Vai ta rung lá ngụy trang" (Dòng sông tuổi nhỏ), "Ôi quê hương xanh biêc bóng dừa / Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại" (Trở về quê nội). Đồng thời Lê Anh Xuân cũng là nhà thơ sử dụng rất hiệu quả những động từ hướng nội. Tần số động từ hướng nội trong thơ ông khá cao.

Nhờ vậy mà thơ ông có thêm chiều sâu trữ tình, gợi được nhiều rung cảm:

Anh không nằm mơ anh đang thức đấy Cớ làm sao nghe tiếng gà vọng gáy Bỗng tìm em tay chạm phải vách tường Cứ ngỡ là vách lá quê hương.

(Tiếng gà gáy)

Đọc thơ Lê Anh Xuân ta bắt gặp khá nhiều phương ngữ có giá trị biểu cảm cao. Từ ngữ và cách biểu đạt ở địa phương Nam Bộ nhìn chung là ít hoa mỹ, bóng bẩy nhưng lại có "lực hút" kỳ diệu ở sự chân tình, nồng hậu. Các nhà nghiên cứu (Huỳnh Lý, Thạch Trung, Trang Nghị) đã có lý khi cho rằng thơ Lê Anh Xuân là thơ trữ tình Nam Bộ. Nói thơ Lê Anh Xuân có cái "duyên" mặn mà thì cái "duyên" đầu tiên dễ nhận diện nhất vẫn ở lớp từ ngữ và kiểu diễn đạt theo phong cách Nam Bộ. Nhà thơ tỏ ra thành thục, điêu luyện trong việc đưa lời ăn tiếng nói của người bản địa vào thơ một cách tự nhiên, dung dị, đầy ấn tượng. Chẳng hạn chỉ một tiếng "nhen" dễ thương của cô gái trong đêm hành quân cũng đủ làm cho lòng người thêm xao xuyến, ấm áp lạ thường:

Nghe tiếng em nhỏ nhẹ

Một phần của tài liệu cảm hứng trữ tình sử thi trong thơ lê anh xuân (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)