CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ LÊ
2.3. N ội dung cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân
2.3.3. C ảm hứng về Đảng và lãnh tụ
Cảm hứng về Đảng và lãnh tụ là cảm hứng mới mẻ trong nền thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thơ viết về Đảng và lãnh tụ ngày càng nhiều, có sức khái quát, có độ sâu nhuần nhị, liên tưởng phong phú và triển khai nhiều mặt, gợi được nhiều suy nghĩ. Cảm hứng về Đảng và lãnh tụ là cảm hứng về sự hồi sinh, tái tạo, là ân nghĩa, đùm bọc, là gắn bó thiêng liêng. Tuy nhiên đây là nguồn cảm hứng không dễ thành công đối với các nhà thơ. Bởi vì, cảm hứng này đòi hỏi nhà thơ phải tự nâng mình lên để một mặt thể hiện cho được sự chân tình trong cảm xúc, mặt khác lại cần có chiều sâu trong suy nghĩ, có nhận thức đúng đắn và những sáng tạo mới mẻ.
• Cảm hứng về Đảng.
Cảm hứng về Đảng cũng như mọi cảm hứng khác, đều là sự rung động tự nhiên trong tâm hồn, là xúc cảm mãnh liệt khiến nhà thơ không thể không nói ra bằng lời. Hơn nữa, đây lại
79
là nguồn cảm hứng đã được nâng lên ở một tầm nhận thức mới, được soi sáng bởi lý tưởng cách mạng. Các nhà thơ lớn đều có những thi phẩm tiêu biểu dâng lên Đảng: Tố Hữu với Ba mươi năm đời ta có Đảng, Chế Lan Viên với Kết nạp Đảng trên quê mẹ, Xuân Diệu với Gánh, Huy Cận với Tặng Đảng, Tế Hanh với “Lời dặn” Hoàng Trung Thông với Bài thơ tặng Đảng, Anh Thơ với Đảng đã cho tôi, Phạm Hổ với Dọc đường theo Đảng... Xuyên suốt các thi phẩm trên là lòng biết ơn chân thành đối với Đảng. Đảng đã tái sinh dân tộc và cuộc đời nghệ sĩ (Tố Hữu, Chế Lan Viên). Đảng là người tiếp tục sự nghiệp vất vả, gian khổ, dũng cảm của cha ông (Huy Cận); là người gánh trên vai mọi trách nhiệm, lo lắng mọi việc trong cuộc sống (Xuân Diệu); là người định hướng cho mọi cảm xúc thơ và tạo nên những phẩm chất mới (Tế Hanh).
Lê Anh Xuân không có bài thơ nào trọn vẹn, trực tiếp ngợi ca Đảng như các nhà thơ bậc thầy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là ông không có cảm hứng về Đảng, không có thơ viết về Đảng. Có thể nói, một trong những sáng tác đầu tiên của Lê Anh Xuân là sự thể hiện cảm hứng về Đảng dưới dạng cụ thể. Tức là nhà thơ hướng cảm hứng của mình về con người của Đảng, con người cách mạng mà ông trực tiếp được sống gần gũi từ thời niên thiếu ở vùng kháng chiến U Minh:
Ngó về trong ấy tràm xanh
Nhớ người Cộng sản, người anh dịu hiền Nhớ khi còn tuổi thiếu niên
Theo anh, em xuống ở miền U Minh.
(Nhớ anh)
Cách xưng hô của nhà thơ hết sức thân thương, gần gũi như tình cảm ruột thịt trong gia đình. Bài thơ làm hiện lên hình ảnh người cộng sản chịu đựng nhiều gian khổ, hiến dâng tất cả cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh ấy trở thành điểm sáng soi đường cho nhà thơ, khiến nhà thơ hết lòng ngưỡng mộ, tôn kính và vững vàng niềm tin:
Dù đi trăm chốn nghìn nơi
Đường anh đã vạch suốt đời em theo Dù khi vượt suối băng đèo
Lòng em có cả nhịp chèo anh đưa
Ở đây còn là tiếng nói ân nghĩa, thủy chung đối với người anh (người cộng sản) đã dẫn đường, chỉ lối. Bài thơ được sáng tác vào năm 1959, dưới hình thức hồi tưởng, khi Lê Anh Xuân còn là một sinh viên trong trường Đại học. Tuy không thuộc về bài thơ "đỉnh" nhưng theo chúng tôi, đây là bài thơ khởi đầu rất có ý nghĩa của Lê Anh Xuân; được xem như tiếng lòng của ông giành cho Đảng, dâng lên Đảng và đánh dấu sự giác ngộ lý tưởng cộng sản ở trong ông.
Tháng 8 năm 1966, Lê Anh Xuân vinh dự được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Trở thành một đảng viên cộng sản, Lê Anh Xuân tràn ngập cảm xúc, khó nói nên lời, từ đây ông được trưởng thành trong sự dìu dắt của tổ chức Đảng. Tuy không làm thơ về bước ngoặt lớn này như Chế Lan Viên, nhưng trong Nhật ký ngày 14 tháng 12 năm 1966, Lê Anh Xuân tự dặn lòng mình: "Hiến là đảng viên dự bị, trong hoàn cảnh khó khăn nhất, Hiến phải bình tĩnh gan dạ, luôn xứng đáng là một chiến sĩ" [68, tr.525]. Khi chưa phải là đảng viên, Lê Anh Xuân đã có thơ ngợi ca người Đảng, nay được đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông lại càng có điều kiện thuận lợi để thể hiện sinh động hơn, sâu sắc hơn ở mảng cảm hứng này. Tuy nhiên không phải vào Đảng là tất sẽ có thơ hay về Đảng, bởi vấn đề còn phụ thuộc vào năng lực chuyển hóa từ cảm hứng sáng tác thành những thông tin thẩm mỹ của nhà thơ nữa. Nhưng dẫu sao, khi đã có sẵn tài năng và cảm hứng rồi, nếu được giác ngộ cao về lý tưởng của Đảng, được trang bị kỹ càng về thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và nhất là được tôi luyện, thử thách trong thực tiễn đấu tranh cách mạng thì nhà thơ trong Đảng bao giờ cũng có lợi thế khi viết về tổ chức của mình. Điều đó cắt nghĩa vì sao Tố Hữu, Chế Lan Viên và một số nhà thơ lớn khác lại có thơ hay về Đảng.
Cảm hứng về Đảng trong thơ Lê Anh Xuân tuy chưa thể so sánh với các nhà thơ tầm cỡ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, nhưng nghiên cứu quá trình sáng tác của ông, ta vẫn dễ nhận thấy ở ông đã có bước chuyển biến khá rõ nét, nhất là kể từ khi ông trở thành người của Đảng.
Trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, một mặt Lê Anh Xuân vẫn tiếp tục hướng tư duy sẵn có trước đây, ông ca ngợi Đảng thông qua những con người cụ thể, những gương sáng của Đảng:
Anh Trần Phú, chị Minh Khai
Tên còn thơm mát cành mai, cành đào Võ Thị Sáu - đỉnh núi cao
Dưới chân sóng bể dạt dào hát ca.
81
Mặt khác, Lê Anh Xuân đã ký thác vào nhân vật trong tác phẩm của mình để ngợi ca Đảng. Nhân vật Nguyễn Văn Trỗi với Lê Anh Xuân cũng là một gương sáng, một thần tượng;
tâm trạng của anh Trỗi khi tuyên thệ dưới cờ Đảng, dưới chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Ở dạng ký thác, cảm hứng về Đảng thường được bộc lộ trực tiếp qua lời nhân vật:
Hôm nay tuyên thệ dưới cờ
Mặt nhìn ảnh Bác còn ngờ chiêm bao Từ nay có Đảng trong đầu
Thênh thang cuộc sống ngọt ngào hương hoa
Những rung cảm về Đảng luôn đi liền với sự hồi sinh, với niềm tin và sự trưởng thành cả trong tình cảm lẫn trí tuệ. Trong Trường ca Nguyễn Vãn Trỗi, bằng thể thơ lục bát quen thuộc, Lê Anh Xuân đã khơi dậy ở nhân vật một cuộc đời thứ hai, kể từ khi anh Trỗi được Đảng soi đường dẫn lối:
Đảng về, làm tỏ lại đời
Cho đèn lại sáng, cho người lại tươi Từ đây anh sống thấy vui
Đảng cho tất cả đất, trời... cho anh Trái tim yêu, ghét phân minh Cho anh vũ khí, cho anh lá cờ
Đoạn thơ điệp đi điệp lại sáu lần từ "cho", chia đều trong ba câu: "Đảng về, làm tỏ lại đời/ Cho đèn soi sáng, cho người lại vui", "Đảng cho tất cả đất, trời... cho anh ", "cho anh vũ khí, cho anh lá cờ". Bằng biện pháp nghệ thuật này, Lê Anh Xuân đã tô đậm vai trò của Đảng đối với cuộc đời anh Trỗi, Đảng cho anh ánh sáng của lý tưởng, của tương lai; cho anh lòng kiên định, vững vàng giữa địch và ta, giữa bạn và thù. Tác giả tỏ ra chân tình trong cảm hứng, sáng tạo trong ý thơ và bắt đầu có hướng khái quát hóa. Khi viết những dòng thơ trên có lẽ Lê Anh Xuân đã từng đọc Aragông với câu nổi tiếng: "Đảng cho tôi sáng mắt sáng lòng" hoặc thơ Tố Hữu: "Đảng cho ta trái tim giàu / Ung dung mà bước thẳng đầu mà bay ".
Lê Anh Xuân viết về Đảng chưa nhiều nhưng đã có ấn tượng. Ồng ngợi ca Đảng bằng những dạng thức khác nhau, khi thì ký thác vào nhân vật, qua lời nhân vật, khi thì hướng cảm
hứng vào con người cụ thể của Đảng. Như trên đã nói, viết về Đảng là rất khó, nhất là đối với một nhà thơ trẻ như Lê Anh Xuân. Chúng tôi coi những lời thơ Lê Anh Xuân viết về Đảng như là bước đi ban đầu tuy còn chập chững nhưng đã có dấu hiệu sáng tạo.
• Cảm hứng về lãnh tụ.
Cùng với Đảng, Bác Hồ là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà thơ. Hầu như nhà thơ nào cũng có thơ dâng Bác. Bác là người sáng lập ra Đảng, là kết tinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức cao đẹp nhất của dân tộc. Cảm hứng về Bác đồng nghĩa với cảm hứng về Đảng và ca ngợi Bác cũng có nghĩa là ca ngợi Đảng. Ý này ở Liên Xô (cũ), khi viết về Đảng và lãnh tụ, nhà thơ Maiakôpxki có câu nổi tiếng: "Tôi nói Lênin là nói Đảng; tôi nói Đảng là nói Lênin" [17, tr.329]. Ở Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh cũng có câu tương tự: "Bác không chỉ là Bác.
Bác với Đảng thân yêu là một. Bác với chế độ ta là một. Bác với Tổ quốc của chúng ta là một" [93, tr.l 140 ]. Nói như thế để thấy rằng: thơ viết về Đảng và lãnh tụ luôn đi liền với nhau;
nhà thơ nào viết nhiều, viết hay về Đảng thường cũng viết nhiều, viết hay về lãnh tụ (như Tố Hữu, Chế Lan Viên). Nhưng thường là thế chứ không tuyệt nhiên như thế. Cũng có nhà thơ viết về Đảng không thành công nhưng viết về lãnh tụ thì lại rất ấn tượng (ví dụ: Minh Huệ, Việt Phương). Có thể nói, trên trái đất này chưa có một nguyên mẫu anh hùng cứu nước nào lại trở thành hình tượng sinh động trong thơ ca như Bác Hồ vĩ đại. Theo nhà phê bình Hoài Thanh thì: "Khó mà tính được đã có bao nhiều thơ ca viết về Bác. Ít ra cũng có hàng vạn bài.
Trong số đó lại có nhiều bài hay, có những bài có thể xếp vào loại hay nhất trong thơ ca Việt Nam" [82, tr.l 138]. Sở dĩ như vậy, ngoài lòng biết ơn Bác, chính cuộc đời Bác vốn đã rất nên thơ, rất huyền thoại khiến cho các thi nhân không thể không cất thành lời ca, tiếng hát về Bác.
Cũng như các nhà thơ khác, khi thể hiện cảm hứng về lãnh tụ, Lê Anh Xuân thường sử dụng các môtíp tình cảm gia đình. Biểu tượng lãnh tụ được chuyển sang biểu tượng người thân trong gia đình. Cách xưng hô Bác - cháu, Bác - con gợi lên cái gì đó vừa gần gũi thân thương vừa thành kính, tôn thờ. Vượt lên giới hạn tình cảm trong một gia đình cụ thể là đại gia đình Việt Nam; Bác trở thành trung tâm đoàn kết của toàn dân tộc. Năm 1960 Lê Anh Xuân được nhìn thấy Bác trên lễ đài ở Thủ đô, trong niềm xúc cảm tràn ngập, nhà thơ viết bài Gặp Bác - bài thơ đầu tiên thể hiện cảm hứng về lãnh tụ:
Nhớ ngày cháu ở U Minh
Chỉ mong một phút được nhìn Bác thôi Hôm nay cháu gặp Bác rồi
83
Lễ đài Bác đứng rợp trời cờ sao.
Không hẹn mà gặp, thơ viết về Bác Hồ hầu như không thiếu những chi tiết nghệ thuật quen thuộc như: chòm râu, mái tóc, ánh mắt, nụ cười... tất cả đều rất Hồ Chí Minh, rất ấn tượng. Có điều, thể hiện những chi tiết quen thuộc trên, các nhà thơ không nhằm tạo dựng chân dung lãnh tụ về ngoại hình mà cốt để ngợi ca vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ và công đức trời biển của Bác đối với dân với nước. Lê Anh Xuân cũng nắm bắt được những chi tiết nghệ thuật ấy và bước đầu đã có những câu thơ hay:
Cháu nhìn đôi mắt Bác cười
Như nhìn thấy cả cuộc đời mai sau (Gặp Bác)
Cảm xúc sâu đậm nhất, nổi trội nhất trong thơ Lê Anh Xuân vẫn là nỗi lòng của Miền Nam hướng về Bác, mong được đón Bác. Đây không còn là tình cảm riêng của một nhà thơ nào mà đã trở thành tình cảm chung của cộng đồng dành cho lãnh tụ. Tác giả đã nói đúng tinh thần của thời đại, khao khát của muôn người:
Miền Nam đánh giặc bấy lâu
Chỉ mong thống nhất Bác vào Bác thăm...
Cháu nhìn nửa tỉnh nửa mơ
Tưởng như thống nhất, Bác vô Sài Gòn.
(Gặp Bác)
Một trong những xúc động lớn của đồng bào và chiến sĩ Miền Nam trong những năm chống Mỹ là cứ vào dịp tết đến xuân về mọi người lại náo nức đón nhận thư của Bác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hồn đất nước vang lên trong lời của Bác, cùng với lời của Bác bay đi bốn phương, bay đến những nơi xa xôi nhất, gian khổ nhất; và càng là nơi gian khổ, lời Bác càng thấm sâu. Thông thường cứ sau lời chúc tết, Bác có bài thơ mừng xuân. Thơ Bác cuồn cuộn niềm vui chiến thắng, làm ấm lòng người chiến sĩ. Lê Anh Xuân tỏ ra sắc sảo và nhạy cảm trong những lời thơ thể hiện lòng kính yêu vô hạn của đồng bào Miền Nam đối với Bác cũng như nỗi nhớ thương mênh mông, sâu sắc của Bác đối với Miền Nam:
Miền Nam đọc thư Bác Sông Hiền Lương bồi hồi
Trời Cà Mau giàn giụa nước mắt vui (Mặt trời thân yêu)
Cảm hứng về Bác qua thư Bác cũng là một hướng sáng tạo trong thơ Lê Anh Xuân. Thư Bác trở thành sức mạnh tinh thần cho toàn dân quân, toàn dân đánh giặc. Trên chiến trường Miền Nam đâu đâu cũng vang lên lời đáp theo tiếng gọi của Bác:
Ôi thư Bác
Xanh biếc ước mơ Đỏ thăm lá cờ
Đang vẫy gọi Miền Nam xốc tới
Vâng lời Bác, chúng con lên đường phơi phới.
(Mặt trời thân yêu)
Âm hưởng đoạn thơ nhanh, mạnh, thấm sâu, tin tưởng. Thư của Bác đồng hành với người chiến sĩ trên đường tiến công quân thù: "Ta về Sài Gòn giữa mùa xuân tuyệt đẹp / Với vũ khí trong tay là thư chúc tết Bác Hồ" (Mùa xuân Sài Gòn, mùa xuân chiến thắng). Bác Hồ trong thơ Lê Anh Xuân bình dị, trữ tình, mênh mông lòng nhân ái. Đồng thời Bác cũng biểu tượng cho ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng. Cũng như viết về Đảng, Lê Anh Xuân có sở trường thể hiện cảm hứng dưới dạng ký thác vào nhân vật. Nhà thơ hoá thân vào nhân vật người anh hùng để ngợi ca lãnh tụ; thường đặt nhân vật vào khoảnh khắc gay go quyết liệt nhất để làm nổi bật tinh thần xả thân vì nước; trước khi hy sinh, hình ảnh Bác được hiện lên trong họ như một điểm tựa, một niềm tin chiến thắng; họ gọi tên Bác với tất cả tấm lòng kính yêu, trân trọng nhất. Đó là lời của em Trương Văn Trì trong bài thơ Ánh lửa trên sông:
Bác Hồ ơi cháu hy sinh
Nói rồi em vụt lao nhanh qua tàu Sông bừng lửa đỏ, thuyền chao
Cổ Chiên dồn dã sóng gào không nguôi.
Đặc biệt là lời của anh Trỗi trong những giây phút cuối cùng trước pháp trường quân giặc:
85
Khi anh gọi Bác ba lần
Lòng anh như thấy được gần Bác thêm...
Giờ đây trước phút tử hình
Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây Bác hôn cháu, Bác cầm tay
Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần.
Người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đi vào thơ ca như một thiên sử thi lừng lẫy. Nhiều nhà thơ viết về chín phút cuối cùng của đời anh và nhất là lời anh gọi Bác ba lần. Trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, Lê Anh Xuân vừa nhập vai nhân vật vừa trực tiếp phát biểu cảm nhận của mình về lãnh tụ:
Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh
Đã thành vũ khí đã thành niềm tin Đã thành lời hứa thiêng liêng
Lửa thiêu chẳng cháy đá nghiền chẳng tan.
Ở đây, cảm hứng về lãnh tụ đồng nghĩa với đánh giặc, với sự hy sinh cho đất nước. Bác với đất nước là một, đất nước trở nên sáng ngời, rạng rỡ hơn từ khi có Bác. Lê Anh Xuân say sưa ngợi ca Bác với một niềm tin tưởng tuyệt đối, một niềm kính yêu vô hạn:
Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
Việt Nam - Hồ Chí Minh, thông điệp ấy trở thành biểu tượng cho công lý, chính nghĩa.
Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, ủng hộ Hồ Chí Minh. Khi hòa nhập giữa lãnh tụ với đất nước, Lê Anh Xuân đã cập nhật âm hưởng của thời đại, đồng thời khẳng định vẻ đẹp tinh hoa trong con người Hồ Chí Minh, Bác hiện thân cho tâm hồn, cốt cách Việt Nam: "Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam".