Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
− Qui mô dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2012, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.796.666 người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,32% và ngày càng giảm dần (xem biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2. Qui mô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 (Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7])
− Thành phần dân tộc: Đắk Lắk có 44 thành phần dân tộc trong cộng đồng dân cư. Dân tộc Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'Nông, Thái, Tày,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Ngoài các dân tộc thiểu số bản địa, còn có số đông dân di cư từ các tỉnh phía bắc và Miền Trung đến Đắk Lắk lập nghiệp.
Mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá và bản sắc độc đáo riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc bản địa là những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá.
Đắk Lắk có dân số khá đông – đây là nhân tố góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ rộng và cung cấp nguồn lao động cho SX nông nghiệp. Dân số đông thúc đẩy SX nông nghiệp ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có những tập quán SX truyền thống, tuy nhiên những tập quán này có nhiều tồn tại như nạn du canh du cư, chặt phá rừng bừa bãi lấy đất làm nương rẫy đã ảnh hưởng xấu đến cơ cấu cũng như chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk.
− Lực lượng lao động: Tỉnh có cơ cấu dân số trẻ và từ nhiều luồng nhập cư, nên nguồn lao động Đắk Lắk lớn, tăng nhanh trong hơn hai thập niên qua.
Số người trong độ tuổi lao động đang làm việc tăng liên tục, năm 2004 là 771.683 người, đến năm 2012 có khoảng 1.033.121 người, tăng 261.438 người, chiếm 57,5% tổng số dân toàn tỉnh.
Lao động thuộc khu vực I chiếm tỉ trọng lớn với trên 70% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tỉ lệ này cao nhất trong vùng và cao hơn so với mức trung bình cả nước (60%).
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm. Tỉ trọng lao động khu vực I có xu hướng giảm dần nhưng còn khá chậm, khu vực II và III chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng dần (xem biểu đồ 2.3).
Năm 2007 Năm 2012
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2007 và 2012
(Nguồn: Xử lí từ [6], [7]) Nhìn chung chất lượng lao động của Đắk Lắk còn thấp. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình là 2,6%, riêng thành thị 2,5% (năm 2012). Nhưng tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ tổ chức vẫn là một trong những tồn tại của tỉnh.
2.1.3.2. Kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế Đắk Lắk phát triển theo hướng thích ứng dần với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì thế qui mô kinh tế tỉnh tăng liên tục. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hằng năm khá cao, tổng GTSX năm 2012 đạt 63.575 tỉ đồng (giá so sánh năm 2010) gấp trên 2,04 lần so với năm 2004.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và phát triển mạnh do điều kiện thuận lợi, phù hợp với tiềm năng.
Bên cạnh đó, công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ cũng có những ,
, ,
,
, ,
Đơn vị: %
bước phát triển đáng kể. Tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2004 – 2012 (theo giá so sánh năm 2010)
(Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) Nền kinh tế phát triển là điều kiện rất thuận lợi, là nhân tố quyết định cơ bản để SX nông nghiệp Đắk Lắk ngày càng phát triển, sự hỗ trợ từ các ngành công nghiệp, dịch vụ về khoa học công nghệ, vốn, thị trường,… từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng nông sản.
2.1.3.3. Giáo dục – Y tế
− Giáo dục: ngày càng được quan tâm đầu tư và đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực. Năm 2000, Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận hoàn thành chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nhân lực ngày càng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ. Tỉnh hiện có trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học lớn nhất khu
vực Tây Nguyên, 4 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường đào tạo công nhân kĩ thuật và các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng số huyện, thành phố trên địa bàn 14 14 15 15 Số huyện, thành phố đã hoàn thành chương trình
xóa mù chữ và phổ cập tiểu học 14 14 15 15 Số huyện, thành phố đã hoàn thành chương trình
phổ cập trung học cơ sở 5 8 15 15
Tổng số xã, phường trên địa bàn 180 180 184 184 Số xã, phường đã hoàn thành chương trình xóa
mù chữ và phổ cập tiểu học 180 180 184 184 Số xã, phường đã hoàn thành chương trình phổ
cập trung học cơ sở 125 165 177 178
(Nguồn:[7]) Đây là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí, chất lượng lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong đời sống, sản xuất. Không những đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong các ngành dịch vụ nông nghiệp mà còn nâng cao hiểu biết, kiến thức về cây trồng, nông nghiệp, thị trường để SX nông nghiệp dần ổn định, thực hiện theo qui hoạch và đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, những thành tựu của ngành giáo dục tỉnh những năm gần đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng về mặt xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn.
− Y tế: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư, cán bộ y tế cơ sở được tăng cường, từng bước đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao khả năng lao động cho nhân dân.
Bảng 2.2. Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế
Năm 2007 2008 2009 2010 2012
Số cơ sở y tế 195 203 207 207 222
Số giường bệnh 3105 3491 3491 3501 4025