Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhóm cây

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 72)

Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK

2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhóm cây

Các sản phẩm nông sản Đắk Lắk (cà phê, cao su, cây ăn trái, …) có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại GTSX cao thông qua nguồn hàng xuất khẩu và nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy sự phát triển của SX nông nghiệp nói riêng, kinh tế tỉnh nói chung.

Với kiểu khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa cùng hệ thống sông suối khá dày đặc, tạo điều kiện cho ngành trồng trọt Đắk Lắk phát triển nhiều loại cây của miền nhiệt đới như lúa gạo, khoai, ngô, bông sợi, lạc, sắn,… Tuy nhiên, chế độ khí hậu và thủy văn chia thành hai mùa rõ rệt đã qui định loại cây chính của tỉnh là những là các cây lâu năm chịu hạn tốt, ưa nhiệt như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…và các loại cây ăn trái. Ngoài ra, khí hậu và thủy văn còn chịu sự chi phối của độ cao cộng thêm các điều kiện tự nhiên khác đã tạo điều kiện gieo trồng các loại rau đậu cận nhiệt, ôn đới.

Vì vậy, cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk tương đối đa dạng so với cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương trong cả nước, gồm các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,… trong mỗi nhóm còn có nhiều loại cây.

Bảng 2.3. Diện tích một số loại cây trồng của Đắk Lắk năm 2012 Tổng diện tích gieo trồng 571.630 ha

Loại cây Diện tích (Ha) Loại cây Diện tích (Ha)

Cây hàng năm 302.059 Cây lâu năm 269.571

Ngô 115.689 Cà phê 183.329

Lúa 80.056 Cao su 23.207

Rau – Đậu 40.226 Cây ăn quả 7.369

Sắn 25.892 Điều 3.897

Mía 12.915 Ca cao 1.742

Khoai lang 3.430 Hồ tiêu 1.558

Đậu tương 8.043 Dâu tằm 101

Lạc 7.824 Dừa 89

Bông sợi 1.909 Chè 40

Vừng 1.025

(Nguồn: [7]) Giai đoạn 1995 – 2012, tổng diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk liên tục được mở rộng, năm 2012 gấp gần 2 lần năm 1995. Trong các nhóm cây trồng, cây ăn quả có diện tích nhỏ nhất, ngược lại cây công nghiệp, đặc biệt là CCNLN luôn có diện tích lớn nhất (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk theo nhóm cây trồng giai đoạn 1995 – 2012

Đơn vị: Ha Năm Tổng số Cây

lương thực

Rau đậu - hoa

- cây cảnh CCNHN CCNLN Cây ăn quả 1995 310.736 92.478 20.414 32.338 160.939 4.567 2000 392.477 102.550 39.727 34.823 212.031 3.346 2005 531.267 200.078 55.264 36.962 232.965 5.998 2010 567.291 225.067 40.226 32.427 261.892 7.679 2012 606.461 235.999 40.182 34.625 286.812 8.843 (Nguồn: [3], [4], [5], [6], [7]) Về mặt diện tích các nhóm cây luôn tăng và tăng khá nhanh với tốc độ trung bình giai đoạn 1995 – 2012 là 4,01%, riêng giai đoạn 1995 – 2005 con số này đạt trên 5,5%. Giữa các nhóm, tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch khá rõ, nhóm cây có tốc độ tăng nhanh nhất trong giai đoạn này là cây lương thực (5,67%), diện tích cây lương thực trên địa bàn tỉnh năm 2012 gấp hơn 3 lần diện tích năm 1995, trong đó nổi bật là tăng nhanh diện tích của ngô. Rau đậu - hoa có tốc độ tăng trưởng khá 4,06%, do nhu cầu đáp ứng lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

Bên cạnh đó chất lượng cuộc sống của nhân dân tỉnh Đắk Lắk ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm thay đổi tỉ trọng cây rau đậu. CCNHN chỉ tăng với tốc độ khá nhỏ, khoảng 0,4% (xem bảng 2.5). Nguyên nhân do nhu cầu cũng như thị trường tiêu thụ không lớn, thiếu ổn định, GTSX không cao. Do đó, diện tích tuy tăng nhưng tốc độ chậm, vì vậy CCNHN cũng chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng cơ cấu.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng trung bình diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 Đơn vị: %/năm Trung bình

ngành trồng trọt

Cây

lương thực Rau đậu - hoa

- cây cảnh CCNHN CCNLN Cây ăn quả

4,01 5,67 4,06 0,40 3,46 3,96

(Nguồn: Xử lí từ [3], [7]) Diện tích tăng liên tục, nhưng với tốc độ khác nhau đã làm thay đổi tỉ trọng các nhóm cây trong tổng cơ cấu diện tích gieo trồng theo hướng tăng, giảm khác nhau. Trong cơ cấu diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 - 2012, nhóm cây công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, có biến động nhưng luôn chiếm tỉ trọng lớn (trên 50%). Tỉ trọng diện tích nhóm cây lương thực tuy nhỏ hơn, nhưng tăng tương đối nhanh và khá ổn định (tăng gần 10%).

Nhóm cây chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và ít biến động là cây ăn quả, năm 2012 chỉ chiếm 1,5% trong tổng cơ cấu (xem biểu đồ 2.5).

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu diện tích cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7])

Chuyển dịch cơ cấu diện tích giữa các nhóm, loại cây trồng theo hướng đa dạng hóa, tạo nhiều sản phẩm khác nhau, nhằm đảm bảo cung cấp nhu cầu và an toàn hơn trước biến động của thị trường. Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo loại cây về mặt diện tích trên địa bàn tỉnh theo các hướng giảm nhanh tỉ trọng nhóm cây công nghiệp, từ 62,2% năm 1995 còn 53,0% năm 2010 (giảm 9,2%). Thay vào đó, nhóm cây lương thực tăng nhanh, năm 1995 là 29,8% đến năm 2012 đạt 38,9% (tăng 9,1 %).

Có thể thấy rằng, xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng Đắk Lắk ngược với xu hướng chung của cả nước. Đắk Lắk là một trong những tỉnh chuyên môn hóa CCNLN lớn và lâu đời nhất của nước ta, diện tích cây công nghiệp dần ổn định. Mặt khác, nền tảng quan trọng để phát triển cây công nghiệp bền vững và hiệu quả là đảm bảo an ninh lương thực, mà sâu xa là tăng tỉ trọng cây lương thực. Bên cạnh đó, việc tự đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ còn góp phần giảm chi phí tiêu dùng thay vì nhập lương thực từ các vùng khác, góp phần giảm chi phí tiêu dùng, tăng nguồn tích lũy trong nhân dân.

Ngoài ra, ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, cần thiết phải đa dạng hóa cây trồng, tăng tỉ trọng cây lương thực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển với vai trò là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nguồn thức ăn cho chăn nuôi (ngô, sắn).

− Nhóm cây ăn trái khá ổn định, trong giai đoạn 1995 – 2012 dao động từ 0,9 đến 1,5% trong cơ cấu diện tích gieo trồng. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm cây rau đậu – hoa lại có nhiều biến động, giai đoạn 1995 – 2005 tăng từ 6,5%

lên 10,4%, nhưng giai đoạn 2005 – 2012 lại giảm xuống còn 6,6% năm 2012.

Do tình trạng diện tích CCNLN, nổi bật là cà phê được mở rộng quá nhanh và qui mô lớn, sự phát triển này không phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo nhiều hệ quả tiêu cực không những hiệu quả KT-XH kém, mà còn không đảm bảo vấn

đề môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, các loại cây ăn quả có nhu cầu thị trường lớn, giá trị kinh tế cao, vì vậy tỉ trọng diện tích CCNLN có xu hướng giảm, thay vào đó tỉ trọng cây ăn quả và các loại cây có giá trị cao tăng dần, tuy chưa ổn định do chưa tìm kiếm được thị trường phù hợp.

Ngoài ra, tỉ trọng rau đậu còn nhiều biến động do việc sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình. Mặt khác, nhu cầu rau đậu ngày càng cao nhưng thị trường cũng như giá cả thiếu ổn định, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhóm cây lương thực

Giai đoạn 1995 – 2012, xét về diện tích các loại cây thuộc nhóm cây lương thực tăng liên tục, năm 2012 gấp 2,6 lần năm 1995. Xét về tốc độ tăng, lúa và khoai, sắn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn ngô (xem bảng 2.6). Trung bình giai đoạn 1995 – 2012, tốc độ tăng trưởng của ngô cao nhất và đạt 11,7%/năm.

Bảng 2.6. Diện tích và tốc độ tăng trưởng các loại cây lương thực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012

Năm Tổng số Lúa Ngô Khoai lang - Sắn

Diện tích (Đơn vị: ha)

1995 92.478 65.030 18.301 9.147

2000 102.550 55.722 39.238 7.590

2005 200.078 57.369 126.495 16.214

2010 225.067 80.056 115.689 29.322

2012 235.999 87.461 119.563 28.975

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn

1995 - 2012 5,7% 1,8% 11,7% 7,0%

(Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) Ngô là loại cây dễ thích nghi với nhiều loại đất, địa hình; nhu cầu thị trường trực tiếp và gián tiếp đều cao, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi (Đắk Lắk cũng là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi lợn khá phát triển) và công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc. Ngoài ra, sự quan

tâm và chú trọng đầu tư, quảng bá, trao đổi kinh nghiệm đối với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh của các nhà SX giống cây trồng, nổi bật là giống ngô lai cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhanh diện tích cũng như tỉ trọng ngô trong tổng cơ cấu diện tích cây lương thực.

Trong cơ cấu diện tích nhóm cây lương thực giai đoạn 1995 – 2012, lúa và ngô đóng vai trò là cây chủ lực và giữa hai loại cây này có chuyển đổi vị trí cho nhau. Năm 1995, lúa chiếm tỉ trọng lớn (tren 70%) trong cơ cấu. Tuy nhiên giai đoạn này, tỉ trọng của lúa có xu hướng giảm (giảm 33,2%) nhưng không ổn định, giai đoạn 1995 - 2005 giảm mạnh, giai đoạn 2005 – 2012 tăng nhẹ trở lại. Khoai lang và sắn tăng nhẹ (tăng 2,4%), ngô tăng nhanh (tăng 30,9%) và chiếm tỉ trọng lớn (trên 50%) trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực tỉnh hiện nay (xem biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu diện tích các loại cây lương thực Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) 70.3

62.3

54.3

41.5

28.7 32.1 35.6 37.1 19.8

29 38.3

50.7

63.2 57.3 51.4 50.7 9.9 8.6 7.4 7.7 8.1 10.5 13 12.3

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1995 2000 2005 2010 2012

Khoai lang - Sắn Ngô

Lúa

1995 2000 2005 2010 2012

Nguyên nhân làm cho tỉ trọng diện tích lúa trong tổng cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh giảm mạnh từ 1995 đến 2005, là do sự kiện tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vào đầu năm 2004. Những địa phương thuộc Đắk Nông có diện tích trồng lúa khá lớn, do đó sau khi tách tỉnh diện tích lúa của riêng Đắk Lắk giảm đáng kể. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như một số diện tích gieo trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh, giá trị sản xuất của lúa khá thấp, nhu cầu tại chỗ gần như bão hòa. Trong khi đó, các loại cây trồng khác cho giá trị cao cũng như mức tiêu thụ của thị trường rộng lớn hơn..

Vì vậy, trong cơ cấu cây lương thực, lúa được chuyển sang trồng các loại cây lương thực khác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh, giảm tỉ trọng diện tích lúa và đặc biệt tăng nhanh diện tích ngô, đa dạng hóa cây trồng, đáp ứng xu hướng SX hàng hóa có giá trị cao gắn với nhu cầu thị trường, cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi và các ngành công nghiệp chế biến.

Nhóm cây công nghiệp

Đắk Lắk có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là các loại CCNLN. Nhìn chung, diện tích cây công nghiệp giai đoạn 1995 - 2012 có xu hướng tăng, CCNLN có diện tích lớn và tăng liên tục, riêng diện tích CCNHN tăng nhẹ nhưng còn thiếu ổn định.

Riêng giai đoạn 1995 – 2000, diện tích CCNLN tăng lên 51.092 ha, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 5,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 – 2012 (3,5%/năm).

Cơ cấu diện tích nhóm cây công nghiệp có phần ổn định hơn nhóm cây lương thực. CCNHN chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm liên tục (giảm 5,9% giai đoạn 1995 – 2012), CCNLN chiếm tỉ trọng lớn (luôn trên 80%) và và có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể năm 2012 CCNLN chiếm 89,2% trong tổng cơ cấu (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Diện tích và cơ cấu diện tích cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: ha)

Diện tích cây công nghiệp

(Đơn vị: ha) Cơ cấu diện tích (Đơn vị: %)

Năm Tổng số CCNHN CCNLN CCNHN CCNLN

1995 193.277 32.338 160.939 16.7 83.3 2000 246.254 34.823 212.031 14.1 85.9 2005 269.927 36.962 232.965 13.7 86.3 2010 294.323 32.427 261.896 11.0 89.0 2012 321.437 34.625 286.812 10.8 89.2 Tốc độ

tăng trưởng 3,04% 0,4% 3,5%

(Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) Các loại CCNLN đều có diện tích liên tục tăng trong giai đoạn 1995 – 2012.

Nổi bật là hồ tiêu năm 2012 tăng gấp gần 8 lần năm 1995, điều tăng hơn 3 lần (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8. Diện tích CCNLN Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: ha) Năm Tổng số Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác

1995 160.939 131.119 19.149 1.007 9.305 0.359 2000 212.031 183.329 23.207 1.558 3.897 0.04 2005 232.965 170.403 22.809 3.567 35.505 0.681 2010 261.896 190.765 30.289 5.533 33.406 1.903 2012 286.812 202.022 37.197 8.047 28.268 11.278

(Nguồn: [3], [4], [5], [6], [7]) Nhìn chung, giai đoạn 1995 – 2012, trong nội bộ cơ cấu diện tích CCNLN, tỉ trọng diện tích cà phê lớn (trên 70%), nhưng đang có xu hướng giảm (giảm 11,1%). Các loại CCNLN khác tuy tỉ trọng nhỏ nhưng đang tăng dần trong cơ cấu. Cao su và điều tăng nhưng có nhiều biến động, cụ thể cao

su tăng nhẹ, điều có tỉ trọng tăng tương đối (tăng 4,1%). Tỉ trọng hồ tiêu nhỏ nhưng tăng liên tục (tăng 2,2%), các loại cây khác như ca cao, dừa,… thay đổi nhanh (tăng 3,7%) (xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Cơ cấu diện tích các loại cây cây công nghiệp lâu năm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị:%)

Năm Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Cây khác

1995 81.5 11.9 0.6 5.8 0.2

2000 86.5 10.9 0.7 1.8 0.0

2005 73.1 9.8 1.5 15.2 0.3

2010 72.8 11.6 2.1 12.8 0.7

2012 70.4 13.0 2.8 9.9 3.9

Năm 2012 so với năm 1995 Tăng (+)/ giảm (-)

- 11.4 - 1.1 + 2.2 + 4.1 + 3.7%

(Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) Xu hướng chuyển dịch trên phù hợp với thực tiễn địa phương. Những lí giải sau sẽ góp phần làm sáng tỏ xu hướng chuyển dịch cơ cấu các loại CCNLN giai đoạn 1995 – 2012:

− Thứ nhất, khả năng mở rộng diện tích hạn chế do quỹ đất nông nghiệp dần đến giới hạn, mặt khác diện tích cà phê hiện nay của tỉnh đã khá lớn, vượt mức quy hoạch, các nguồn lực (nổi bật là nguồn nước) không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển; dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả không cao.

− Thứ hai, sản lượng cà phê đã dần bão hòa với nhu cầu thị trường; Mặt khác, GTSX của cà phê vẫn còn thấp và thiếu ổn định, vì vậy vấn đề ở đây là tìm cách để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường khó tính, mở rộng nguồn tiêu thụ.

− Thứ ba, phát triển các loại CCNLN khác ở những nơi có điều kiện thích hợp sẽ phát huy được những ưu điểm, hiệu quả cao về nhiều mặt.

+ Hồ tiêu, ca cao là những nông sản được thị trường tiêu thụ nhanh và có GTSX cao, đặc biệt là hồ tiêu với giá bán ra thị trường hiện nay khoảng 200 nghìn đồng/kg gấp gần 4 lần giá cà phê. Tuy nhiên, hồ tiêu cần có kĩ thuật chăm sóc và thường sâu bệnh do đó diện tích thu hoạch hàng năm không lớn và thiếu ổn định.

+ Cao su và điều cũng là những loại nông sản mà thị trường hiện nay ưa chuộng. Tuy nhiên xét về GTSX, những năm trước lợi nhuận khá cao nhưng gần đây hai loại này rớt giá và không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Song, hai loại này có khả năng chịu hạn cao, ít tốn công chăm sóc, đặc biệt là cây điều có thể trồng trên đất dốc và hàm lượng dinh dưỡng thấp. Vì vậy, diện tích của hai loại này ngày càng mở rộng và tỉ trọng có xu hướng tăng trong tổng cơ cấu.

2.3.1.2. Chuyển dịch về giá trị sản xuất theo nhóm cây

GTSX cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 tăng liên tục. Theo giá so sánh 1994, năm 2012 GTSX cây trồng đạt khoảng 13.840 tỉ đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 1995 (3.001 tỉ đồng).

Trong cơ cấu GTSX, tỉ trọng của các nhóm cây giai đoạn 1995 - 2012 có nhiều thay đổi, chuyển dịch khá rõ rệt và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu về diện tích.

Cây rau đậu – hoa – cây cảnh có xu hướng tăng nhưng không ổn định, trung bình tăng 2,7%, riêng giai đoạn 1995 – 2005 tỉ trọng tăng nhanh từ 3,9% lên 10,4%. Cây ăn trái có tỉ trọng cũng như dao động nhỏ và không ổn định ở mức 1- 2%. Hai nhóm cây này có qui mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa mang tính SX hàng hóa cao, nên tỉ trọng cũng như tình hình phát triển còn thiếu ổn định.

Cây công nghiệp trong cơ cấu GTSX luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 60%) và đóng vai trò chủ đạo, nhưng có hướng giảm mạnh, tính chung giai đoạn 1995 – 2000 tỉ trọng nhóm cây này giảm 11,2% (riêng giai đoạn 1995 – 2000 tăng 0,7%). Trong khi đó, tỉ trọng cây lương thực tăng khá nhanh (tăng 10,3%) trong cơ cấu GTSX (xem biểu đồ 2.7).

So với cơ cấu về diện tích, trong cơ cấu GTSX cây công nghiệp có tỉ trọng khá cao, năm 2012 chiếm 53% diện tích nhưng GTSX là 68,6% trong tổng cơ cấu. Điều này có thể khẳng định, nguồn thu nhập chính của nông dân – nông thôn Đắk Lắk là từ cây công nghiệp.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 (Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7])

Nhóm cây lương thực: GTSX các loại cây lương thực liên tục tăng, trong đó loại cây có diện tích lớn là lúa và ngô. Thực tế, GTSX lúa hiện nay thấp hơn ngô, tốc độ tăng trưởng trung bình GTSX lúa giai đoạn 1995 – 2012 dưới

15.2 14.1

28.7 24.7 25.5

79.8 80.5 65.2 67 68.6

1.1 1

1.8 2.5 1.8

3.9 4.3

10.4 7.1 6.6

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1 2 3 4 5 6 7 8

Rau đậu, hoa, cây cảnh Cây Ăn quả

Cây công nghiệp Cây lương thực

1995 2000 2005 2010 2012

5%/năm, trong khi đó ngô đạt khoảng 11,5%/năm. Do đó, trong cơ cấu GTSX cây lương thực, cơ cấu GTSX giữa lúa và ngô cũng có nhiều thay đổi, lúa từ tỉ trọng lớn trong cơ cấu (62,5% năm 1995) dần chuyển sang cho ngô (trên 50%) và cây lương thực khác, hiện nay tỉ trọng GTSX lúa ở mức dưới 42%.

Nhóm cây công nghiệp: GTSX cây công nghiệp hàng năm và lâu năm liên tục tăng trong giai đoạn 1995 – 2012 với tốc động tăng trưởng cao.

Tỉ trọng giá trị sản xuất CCNHN và CCNLN trong cơ cấu cây công nghiệp thay đổi không lớn, nhìn chung cơ cấu khá ổn định. CCNLN chiếm tỉ trọng lớn (luôn trên 92%) và tăng nhẹ (tăng 0,8%) trong giai đoạn 1995 – 2012. Ngược lại, CCNHN chiếm tỉ lệ nhỏ (6 đến 7%) và có xu hướng giảm.

CCNLN tăng nhẹ do diện tích đã bão hòa, khả năng mở rộng diện tích hạn chế. Do đó, GTSX cũng không thay đổi nhiều. Trong khi đó, diện tích CCNHN không ổn định qua các năm, mặt khác thị trường tiêu thụ chưa ổn định dẫn đến tình trạng GTSX thực tế tuy tăng nhưng tốc độ chậm, nên tỉ trong CCNHN giảm trong cơ cấu GTSX cây công nghiệp (xem bảng 2.10).

Bảng 2.10. GTSX và cơ cấu GTSX cây công nghiệp Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012

Năm GTSX (triệu đồng) Cơ cấu GTSX (%)

Tổng số CCNHN CCNLN CCNHN CCNLN

1995 2.814.918 197.044 2.617.874 7,0 93,0 2000 4.266.076 298.625 3.967.451 7,0 93,0 2005 4.641.512 356.987 4.284.525 7,7 92,3 2010 14.540.754 958.738 13.582.016 6,6 93,4 2012 23.585.247 1.468.462 22.116.785 6,2 93,8

(Nguồn: Xử lí từ [3], [4], [5], [6], [7]) Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu GTSX giữa các nhóm, loại cây trồng theo hướng: Cây rau đậu – hoa tăng nhưng không ổn định. Cây ăn trái có tỉ trọng cũng như dao động nhỏ. Cây công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)