Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK
2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo thành phần kinh tế
Trong quá trình chuyển đổi chung của Nhà nước về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước, đã tác động lớn đến
lĩnh vực nông nghiệp cũng như trồng trọt Đắk Lắk. Từ chỗ chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, từ 1995 đến nay, ngành trồng trọt của tỉnh vẫn chủ yếu thuộc khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn yếu và không đáng kể.
Thuộc khu vực kinh tế trong nước, sản xuất và phát triển cây trồng ở Đắk Lắk có sự tham gia chủ yếu của một số TPKT là kinh tế Nhà nước (trong đó doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo), kinh tế cá thể - tiểu chủ (kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại) trở thành TPKT chính trong ngành trồng trọt của tỉnh hiện nay. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng. Đưa ngành trồng trọt của tỉnh phát triển theo một hướng mới và tạo được những kết quả ban đầu, vì mỗi TPKT đều phát huy được những thế mạnh, ưu điểm riêng mà cơ chế cũ đã kìm hãm. Cơ cấu cây trồng trong cơ chế quản lí mới, đa dạng, phong phú và uyển chuyển hơn trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu SX, việc sử dụng đất đai của các TPKT cũng đạt hiệu quả hơn.
* Kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực gieo trồng (chủ yếu là CCNLN) bao gồm các nông trường, lâm trường và các đơn vị dịch vụ cây trồng khác do Nhà Nước sở hữu, quản lí.
Tính đến năm 2012, tỉnh có 32 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành trồng trọt (chủ yếu là các loại CCNLN) giảm 8 doanh nghiệp Nhà nước so với năm 2003. Trong số 32 doanh nghiệp có 22 doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lí (công ti cao su Việt Đức, công ti cao su Việt Thắng, Nông trường cà phê Buôn Hồ,…) và 10 doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lí (công ti cà phê Buôn Ma Thuột, công ti cao su Đắk Lắk).
Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp Nhà nước làm nhiệm vụ thu mua, chế biến các sản phẩm ngành trồng trọt và cung ứng vật tư cho hoạt động SX (công ti Lương thực vật tư nông nghiệp, Công ti xuất nhập khẩu 2 – 9,...).
Tuy lợi nhuận của các doanh nghiệp này không cao nhưng thể hiện vai trò không thể thiếu trong phát triển cây trồng cũng như nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Hình thức này đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước lại hoạt động chưa có hiệu quả do tổ chức quản lí còn thiếu chặt chẽ, khả năng huy động vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế.
* Kinh tế cá thể - tiểu chủ: từ sau đổi mới, kinh tế cá thể - tiểu chủ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Các đơn vị kinh tế này hoạt động một cách mạnh mẽ, sôi động, sử dụng tốt các nguồn lực về đất, vốn,... Kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.
Thành phần kinh tế quốc doanh phát triển không ổn định chiếm tỉ trọng rất thấp, còn kinh tế cá thể phát triển mạnh do được giao đất ổn định lâu dài, đặc biệt là hình thức trang trại gia đình mang lại giá trị kinh tế cao.
Năm 2010, Đắk Lắk có 1.492 trang trại, trong đó cây công nghiệp có 1.097 trang trại, chiếm 73,5% trong tổng số trang trại của tỉnh và 19,4% trang trại toàn khu vực Tây Nguyên.
GTSX cây trồng Đắk Lắk trong các TPKT đều tăng liên tục. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 – 2010 có sự chênh lệch nhau khá lớn. TPKT Nhà nước có doanh thu thấp và tăng trung bình chỉ 0,96%/năm, còn TPKT cá thể - tiểu chủ có tốc độ tăng trưởng rất cao đạt 20,1%/năm. Vì vậy, trong cơ cấu GTSX cây trồng theo TPKT, Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng nhỏ và ngày càng giảm dần (giảm 14,1% giai đoạn 1995 – 2010), cá thể - tiểu chủ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn đạt gần 90% năm 2010 (xem biểu đồ 2.8).
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.8. GTSX và cơ cấu GTSX cây trồng tỉnh Đắk Lắk theo TPKT năm 1995 và năm 2010 (giá so sánh năm 1994)
(Nguồn: Xử lí số liệu từ [3], [6]) TPKT Nhà nước trong ngành trồng trọt chủ yếu là nhóm cây công nghiệp lâu năm, với các nông trường quốc doanh. Nhưng những năm qua, hình thức này đem lại hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lao động chưa cao, còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy tối đa các nguồn lực, độ linh hoạt, nắm bắt thị trường còn mang dấu ấn của cơ chế cũ. Vì vậy số lượng nông trường, diện tích, GTSX cây trồng cũng như tỉ trọng trong cơ cấu GTSX của TPKT này liên tục giảm xuống.
Trong khi đó TPKT ngoài Nhà nước, chủ yếu là hình thức cá thể - tiểu chủ lại phát huy hiệu quả đáng kể. Cơ cấu cây trồng và hoạt động SX diễn ra mạnh mẽ, đảm bảo lợi ích cá nhân, nâng cao năng suất lao động, thu nhập cải thiện. Các khâu SX (giống, vật tư, kĩ thuật,…) được các TPKT này lựa chọn thận trọng và linh hoạt hơn, nhằm đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Tuy nhiên, với TPKT này có qui mô nhỏ lẻ, manh mún tạo nên khó khăn trong công tác quản lí và thực hiện qui hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.
Nhà nước Ngoài Nhà nước