Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 86)

Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK

2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lãnh thổ

Các vùng SX cây trồng của Đắk Lắk có điều kiện, đặc trưng và tình hình phát triển khác nhau. Trong phần này, luận văn trình bày kết hợp thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lãnh thổ cụ thể là vùng SX nông nghiệp và đơn vị hành chính. Dựa vào điều kiện tự nhiên và sự phân bố các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có thể chia thành các vùng SX nông nghiệp như sau:

Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột: gồm TP.BMT là trung tâm, ngoài ra còn có thị xã Buôn Hồ, các huyện CưM’gar, Krông Buk và một phần huyện Krông Năng, Cư Kuin, Krông Pắk. Vùng này chủ yếu là đất đỏ bazan, độ dốc nhỏ từ 3 – 120, trữ lượng nước ngầm lớn nhất trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên lại có một mùa khô khá sâu sắc. Chính những điều kiện tự nhiên trên tạo tiền đề cho vùng phát triển chủ yếu các loại CCNLN và cây ăn trái.

Vùng cao nguyên M’Đrắk: chủ yếu gồm hai huyện M’Đrắk, Krông Bông và Ea Kar. Điều kiện tự nhiên thiếu đồng nhất, kém thuận lợi hơn so với các vùng khác, nên hoạt động SX nông nghiệp không mạnh, nổi bật là mía, ngoài ra còn có cà phê, lúa, ngô nhưng diện tích cũng như sản lượng không lớn.

Vùng bán bình nguyên Ea Sup: bao gồm huyện Ea Sup, Ea H’leo và Buôn Đôn. Vùng này chủ yếu trồng những loại cây chịu hạn như cao su, hồ tiêu, sắn,…

Vùng trũng Krông Pắk – Lắk: gồm huyện Krông Pắk, Krông Ana, Cư Kuin, Lắk. Đây là vùng địa hình trũng thấp, được phù sa và các vật liệu trầm tích bồi đắp, điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây lương thực, cây hàng năm.

2.3.2.1. Chuyển dịch về diện tích cây trồng theo lãnh thổ

Phần lớn các địa phương trong tỉnh hiện nay hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt là ngành chủ đạo. Mặt khác, quỹ đất cho SX nông nghiệp Đắk Lắk còn tương đối nhiều. Do đó, diện tích cây trồng ở các địa phương trên địa bàn khá lớn và có xu hướng mở rộng dần. Trừ TP. BMT có diện tích nhỏ so với các địa phương khác, diện tích tăng nhưng tốc độ không nhanh như các địa phương khác dẫn đến tỉ trọng trong tổng cơ cấu diện tích gieo trồng toàn tỉnh giảm từ 6,4% năm 1995 còn 4,6% năm 2012. Đây là kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, mở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trung tâm kinh tế - hành chính – văn hóa của tỉnh, làm cho khả năng mở rộng diện tích gieo trồng của TP.

BMT ngày càng hạn chế.

Một số địa phương có diện tích lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng cơ cấu diện tích gieo trồng cũng như cơ cấu sử dụng đất của từng địa phương là huyện Cư M’gar, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo.

Giai đoạn 1995 – 2012, tỉ trọng đất sử dụng cho trồng trọt so với diện tích tự nhiên của mỗi địa phương đều có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 1995, có đến 6/13 địa phương có tỉ trọng đất sử dụng cho trồng trọt so với diện tích tự nhiên mỗi địa phương dưới 10%. Năm 2012, 100% các địa phương có diện tích đất trồng trọt trên 10% và có 2 huyện ở mức 10% - 20% đó là Buôn Đôn và Lắk. Do đây là hai huyện có điều kiện phát triển không thuận lợi như các địa phương khác. Ngoài ra, diện tích rừng hai huyện này khá lớn chiếm 31,2%

diện tích rừng toàn tỉnh. Nên diện tích đất cho SX nông nghiệp bị hạn chế và có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất của mỗi huyện. Số địa phương có diện tích trồng trọt trên 50% từ 3/13 (năm 1995) lên đến 9/15 (năm 2012) số địa phương trên địa bàn tỉnh (xem bản đồ 2.4 và 2.5). Hầu hết các địa phương đã khai thác và sử dụng đất cho trồng trọt với tỉ lệ khá lớn. Điều nay cho thấy, gieo trồng là ngành quan trọng và có nhiều thế mạnh trong nền kinh tế Đắk Lắk cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Xét về cơ cấu diện tích các nhóm cây ở mỗi địa phương, giai đoạn 1995 – 2012 cũng có sự thay đổi đáng kể. Là một tỉnh chuyên môn hóa cây công nghiệp, nên hầu hết ở các địa phương, nhóm cây công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng vượt trội, đặc biệt là CCNLN. Tuy nhiên, tỉ trọng cây công nghiệp ngày càng giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của tỉ trọng nhóm cây lương thực, thể hiện rõ ở một số địa phương như Ea Kar, Cư M’gar, Ea H’leo, TP. BMT. Trừ một số huyện có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các loại cây lâu năm là Ea Súp, Lắk, Krông Bông thì nhóm cây lương thực chiếm tỉ trọng ưu thế và ngày càng tăng. Cây ăn quả chiếm tỉ trọng nhỏ ở tất cả các địa phương và ít có sự thay đổi trong giai đoạn 1995 – 2012. Rau đậu có tỉ trọng khá nhỏ, đáng kể ở là huyện Ea Súp, Ea Kar, Buôn Đôn. Do rau đậu là loại cây ôn đới, cận nhiệt phụ thuộc vào địa hình, khí hậu, thời tiết, vì vậy diện tích và GTSX không ổn định (xem bản đồ 2.4 và 2.5).

Bản đồ 2.4. Cơ cấu và tình hình phát triển cây trồng tỉnh Đắk Lắk năm 1995 Bản đồ 2.5. Cơ cấu và tình hình phát triển cây trồng tỉnh Đắk Lắk năm 2012

(Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Hương) (Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Hương)

Cơ cấu cũng như hướng thay đổi cơ cấu nhóm cây trồng ở các địa phương phù hợp với xu hướng chung của toàn tỉnh giảm tỉ trọng diện tích CCNLN, tăng diện tích nhóm cây lương thực, nhằm mục tiêu tự đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ. Mặt khác, cơ cấu GTSX và diện tích của các nhóm cây ở mỗi địa phương khá phù hợp với các điều kiện tự nhiên. Những địa phương có diện tích và giá trị sản xuất CCNLN cao là nơi có địa hình khá bằng phẳng, đất đỏ bazan và trữ lượng nước ngầm lớn. Trong khi những vùng thấp trũng hoặc mùa khô kéo dài, đất đai có thành phần khác (đất feralit, đất phù sa) nên thích hợp với các loại cây hàng năm.

Trong tổng cơ cấu diện tích cây trồng giai đoạn 1995 – 2012, giữa các địa phương cũng có sự thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Những huyện có tỉ trọng diện tích giảm mạnh như Krông Pắk, Cư M’gar giảm trên 4%, trong khi Ea H’leo, Ea Súp, Ea Kar lại tăng nhanh (xem bảng 2.11).

Các huyện tăng nhanh do quỹ đất nông nghiệp còn khá lớn, điển hình các huyện Ea H’leo, Ea Súp, Ea Kar. Mặt khác, thay đổi cơ cấu cây trồng chủ yếu là ngô, lúa và những loại cây hàng năm có thể trồng được nhiều vụ trong một năm, nên diện tích và tỉ trọng trong tổng cơ cấu diện tích gieo trồng ngày càng tăng.

Trong khi đó, các huyện giảm tỉ trọng do phát triển trồng trọt sớm hơn, diện tích canh tác đã dần ổn định, bão hòa và chủ yếu trồng các loại CCNLN, nên tổng diện tích gieo trồng không cao bằng những địa phương trồng cây hàng năm. Bên cạnh đó ,còn có lí do đô thị hóa, công nghiệp hóa đã hạn chế khả năng mở rộng diện tích gieo trồng của một số địa phương.

Bảng 2.11. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ năm 1995 và năm 2012

Năm

Diện tích gieo trồng (Đơn vị: ha)

Cơ cấu diện tích gieo trồng

(Đơn vị: %) Tăng (+)/

Giảm (-)

1995 2012 1995 2012

Tổng số 256.646 606.461 100 100

TP. BMT 16.312 27.894 6,4 4,6 - 1,8

Huyện Ea H'leo 20.461 80.145 8,0 13,2 + 5,2

Huyện Ea Súp 6.302 39.580 2,5 6,5 + 4,0

Huyện Krông Năng 22.63 48.397 8,8 8,0 - 0,8

Huyện Buôn Đôn 9.525 23.576 3,7 3,9 + 0,2

Huyện Cư M'gar 41.872 74.841 16,3 12,3 - 4,0

Huyện Ea Kar 18.107 66.864 7,1 11,0 + 3,9

Huyện M'Đrắk 6.479 26.490 2,5 4,4 + 1,9

Huyện Krông Pắk 33.542 53.278 13,1 8,8 - 4,3 Huyện Krông Bông 12.029 26.638 4,7 4,4 - 0,3 Huyện Krông Búk

31.285 31.273 12,2 5,2 - 2,2

Thị xã Buôn Hồ 29.085 4,8

Huyện Krông Ana

30.774 28.352 12,0 4,7 - 3,0

Huyện Cư Kuin 25.973 4,3

Huyện Lắk 7.328 24.075 2,9 4,0 + 1,1

(Nguồn: Xử lí từ [3], [7]) Giữa các nhóm cây và nội bộ mỗi nhóm cây cũng có quá trình chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng theo lãnh thổ. Nổi bật là hai nhóm cây lương thực và cây công nghiệp.

Nhóm cây lương thực: Diện tích cây lương thực của phần lớn các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng, các huyện Ea Súp, Ea Kar, M’Đrắk có diện tích năm 2012 gấp từ 4 đến 7 lần diện tích năm 1995 (tốc độ tăng trưởng khoảng từ 9 đến 12%/năm). Bên cạnh đó, một số huyện Krông Năng, Krông Ana có tốc độ tăng trưởng thấp khoảng 3 đến 4%/năm.

Diện tích đất trồng cây lương thực so với diện tích đất trồng trọt của các địa phương có sự khác nhau, các huyện Cư M’gar, Krông Búk, TP. BMT, Krông Năng,… có tỉ lệ khá nhỏ từ 10% đến 30%; Ngược lại, Ea Sup, Lắk, Krông Bông là những địa phương có tỉ lệ cao trên 60%. Cơ cấu này phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, sinh thái của từng địa phương (xem bản đồ 2.6).

Với tốc độ tăng diện tích khác nhau, nên trong tổng cơ cấu diện tích nhóm cây lương thực, các địa phương có sự chuyển dịch cho nhau đáng kể. Nổi bật hai huyên Ea Súp, Ea Kar tăng tỉ trọng, trong khi đó tỉ trọng của Cư M’gar và Krông Năng giảm khá nhiều (xem bảng 2.12).

Bảng 2.12. Cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: %)

Năm Diện tích (ha) Cơ cấu diện tích

(%) Tăng (+)/

Giảm (-) 1995 2012 1995 2012

Tổng số 77.650 235.999 100,00 100,00

TP. BMT 2.402 7.657 3,09 3,24 +0,15

Huyện Ea H'leo 7.570 19.443 9,75 8,24 -1,51 Huyện Ea Súp 3.583 24.601 4,61 10,42 +5,81 Huyện Krông Năng 7.135 12.508 9,19 5,30 -3,89 Huyện Buôn Đôn 3.328 10.133 4,29 4,29 0 Huyện Cư M'gar 8.123 15.986 10,46 6,77 -3,69 Huyện Ea Kar 7.426 34.068 9,56 14,44 +4,88 Huyện M'Đrắk 3.064 12.509 3,95 5,30 +1,35 Huyện Krông Pắk 10.350 26.467 13,33 11,21 -2,12 Huyện Krông Bông 5.676 20.267 7,31 8,59 +1,28 Huyện Krông Búk

4.696 3.316

6,05 1,41

-0,97

Thị xã Buôn Hồ 8.661 3,67

Huyện Krông Ana

8.843 14.832

11,39 6,28

-2,24

Huyện Cư Kuin 6.784 2,87

Huyện Lắk 5.454 18.767 7,02 7,95 +0,93

(Nguồn: Xử lí từ [3], [7])

Năm 1995 những địa phương có tỉ trọng trên 10% như Cư M’gar, Krông Pắk, Krông Ana , nhưng ngày càng giảm trong tổng cơ cấu. Mặc dù diện tích thực ở các địa phương đều tăng, nhưng tốc độ thấp hơn so với các địa phương khác, nên tỉ trọng trong cơ cấu giai đoạn 1995 – 2012 có xu hướng giảm.

Trong khi, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp tăng tổng diện tích gieo trồng trên cơ sở tăng diện tích trồng ngô và sắn, do đó những huyện này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Qua bảng 2.12 có thể nhận xét, quá trình chuyển dịch diện tích gieo trồng cây lương thực ở các địa phương không biến động nhiều và phù hợp với điều kiện sinh thái.

Cả trong cơ cấu diện tích nhóm cây lương thực của toàn tỉnh và mỗi địa phương, lúa và ngô là hai loại cây chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn 1995 – 2012, ở hầu hết các địa phương đều có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng diện tích trồng lúa, tăng tỉ trọng diện tích ngô. Vì vậy đến năm 2012, ngô trở thành cây có diện tích lớn nhất ở phần lớn các địa phương trừ Cư Kuin và Krông Ana (xem bản đồ 2.6).

− Cơ cấu diện tích lúa theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 có sự chuyển dịch khá rõ rệt, một số huyện có tỉ trọng diện tích lúa giảm mạnh là Ea H’leo (giảm 8,9%), Krông Búk (giảm 6,12%),… và các địa phương có tỉ trọng lúa tăng mạnh trong giai đoạn này là Ea Súp (tăng 11,68%), Ea Kar (tăng 5,29%). Các huyên giảm tỉ trọng diện tích lúa do có điều kiện mở rộng diện tích CCNLN và cho loại cây này GTSX cao hơn. Vì vậy, tốc độ tăng diện tích giai đoạn này thấp hơn những địa phương có điều kiện thuận lợi để trồng lúa.

− Tượng tự, cơ cấu diện tích ngô giai đoạn 1995 – 2012 có sự chuyển dịch tương đối lớn theo lãnh thổ. Ea Kar, Krông Pắk, Cư M’gar là những huyện có tỉ trọng diện tích ngô giảm mạnh (giảm trên 10%). Trong khi đó, Ea Súp, M’Đrắk là những địa phương có tỉ trọng diện tích ngô tăng khá nhanh.

Diện tích và sản lượng lúa qua các năm

2012 2005

1995

Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha)

Cánh đồng lúa ở Cư M’gar

Thu hoạch lúa ở Krông Bông

B ản đồ 2.6. Sự thay đổi cơ cấu cây lương thực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 - 2012

(Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Hương)

KÍ HIỆU CHUNG Lúa

Ngô

Khoai lang

Nhóm cây công nghiệp:Giai đoạn 1995 – 2012, diện tích nhóm cây công nghiệp ở các địa phương trên địa bàn liên tục tăng, nhiều địa phương năm 2012 có diện tích tăng hai đến ba lần năm 1995.

Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp của các địa phương trong tổng cơ cấu diện tích nhóm cây công nghiệp toàn tỉnh tương đối ổn định, ít có sự chuyển dịch. Do Đắk Lắk chủ yếu phát triển các loại CCNLN, nên trong cơ cấu giữa các địa phương chuyển dịch không lớn. Nổi bật là huyện Ea H’leo tăng gần 8%, chủ yếu là tăng diện tích CCNLN, điển hình là cao su, do đây là huyện có diện tích lớn (chiếm 10,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), quỹ đất nông nghiệp còn nhiều khoảng 50,9% trong cơ cấu sử dụng đất toàn huyện (năm 2012).

Ngoài ra, một số địa phương do nguyên nhân tách đơn vị hành chính nên cơ cấu có thay đổi, biến động (Krông Ana, Krông Búk) (xem bảng 2.14).

Bảng 2.13. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: %)

(Nguồn: Xử lí từ [3], [7]) Nhóm cây Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm

Năm 1995 2012 Tăng (+)

/giảm (-)

1995 2012 Tăng (+) /giảm (-)

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00

TP. BMT 4,04 5,26 +1,23 8,54 5,91 -2,63

Huyện Ea H'leo 11,98 12,93 +0,94 5,65 14,63 +8,98

Huyện Ea Súp 2,20 3,73 +1,52 1,24 3,01 +1,77

Huyện Krông Năng 8,03 1,70 -6,34 8,50 11,26 +2,76 Huyện Buôn Đôn 7,76 11,63 +3,87 2,27 2,30 +0,02 Huyện Cư M'gar 16,81 17,27 +0,46 21,32 18,80 -2,51

Huyện Ea Kar 7,13 15,40 +8,27 4,71 5,51 +0,80

Huyện M'Đrắk 0,57 18,62 +18,05 2,11 1,29 -0,82

Huyện Krông Pắk 16,71 5,55 -11,16 12,02 7,65 -4,37 Huyện Krông Bông 11,36 3,70 -7,66 0,91 1,16 +0,26 Huyện Krông Búk 3,03 0,23

-0,40 18,54 9,41

-2,13

Thị xã Buôn Hồ 2,40 7,00

Huyện Krông Ana

10,16 1,17

-8,76 13,04 4,14

-1,1

Huyện Cư Kuin 0,23 6,80

Huyện Lắk 0,23 0,17 -0,06 1,15 1,13 -0,02

T ỈNH ĐẮK NÔNG

Diện tích trồng cây công nghiệp năm 2012 (Ha)

GTSX CÂY CÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG GTSX NGÀNH TRỒNG TRỌT

(Theo giá so sánh năm 1994)

KÍ HIỆU CHUNG Cà phê

Cao su Hồ tiêu

Điều

Bông Lạc

Mía

Đậu tương

B ản đồ 2.7. Sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 - 2012

(Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Hương)

Diện tích đất trồng cây công nghiệp so với diện tích đất trồng trọt của các địa phương có sự khác nhau, các huyện Cư M’gar, Krông Búk, Ea H’leo,…

có tỉ lệ lớn trên 70%; Ngược lại, các huyện Ea Sup, Lắk, Krông Bông là những địa phương có tỉ lệ rất thấp từ 15 đến 30%. Cơ cấu này phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, sinh thái của các địa phương (xem bản đồ 2.7).

Qua bản đồ 2.7, có thể thấy ở các huyện trên địa bàn tỉnh đều có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng từ độc canh sang đa dạng hóa cây trồng (Ea Súp, Krông Bông, Krông Pắk, Lắk) và lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái.

+ Tỉ trọng diện tích cà phê các địa phương có thay đổi nhanh trong cơ cấu là Ea H’leo (tăng 10,12%), Krông Năng (tăng 4,35%), Krông Pắk (giảm 5,24%).

Còn lại các địa phương khác tăng giảm dao động trong khoảng 1% - 2%.

Trong cơ cấu các loại CCNLN của các địa phương, hầu hết tỉ trọng diện tích cà phê đều giảm phù hợp với xu hướng chung và điều kiện sinh thái, điển hình là các huyện Lắk, Krông Ana, Cư M’gar, M’Đrắk, Krông Bông. Ngoại trừ một số huyện có diện tích đất cho nông nghiệp lớn nên diện tích cà phê tiếp tục tăng như Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Đôn.

+ Cơ cấu diện tích cao su các địa phương tăng giảm thiếu ổn định và có nhiều thay đổi khác biệt trong giai đoạn 1995 – 2012. Trong cơ cấu mỗi địa phương, tỉ trọng cao su tăng khá nhanh, huyện Ea H’leo có tỉ trọng tăng cực lớn (tăng 27,46%), thay vào đó huyện Cư M’gar (giảm 19,95%), TP. BMT (giảm 5,48%) là những địa phương có tỉ trọng diện tích cây cao su giảm lớn.

Các địa phương còn lại có tỉ trọng tăng, giảm không lớn.

+ Cơ cấu diện tích điều các địa phương tăng nhanh, nổi bật có huyện Krông Năng năm 2012 tăng hơn một nghìn lần năm 1995. Các huyện giảm nhanh từ 14 đến 15%, tiếp nhận những tỉ lệ này là Cư M’gar (tăng 8,88%) và Ea H’Leo

(tăng 35,6%). Năm 1995, điều chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu huyện Ea Súp, M’Đrắk.

+ Cơ cấu diện tích hồ tiêu ở các địa phương tuy nhỏ nhưng tăng rất nhanh trong giai đoạn này. Nhiều địa phương, diện tích hồ tiêu năm 2012 gấp hàng trăm lần năm 1995. Tuy nhiên, một số địa phương có tỉ trọng trong cơ cấu diện tích hồ tiêu giảm mạnh như TP. BMT (giảm 14,22%), CưM’gar (giảm 15,33%). Tỉ trọng này phân phối cho các địa phương khác đặc biệt là thị xã Buôn Hồ, Ea Kar, Cư Kuin (mỗi địa phương tăng trên 11%).

Bảng 2.14. Cơ cấu diện tích CCNLN tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: %)

Loại cây Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều

Năm 1995 2012 1995 2012 1995 2012 1995 2012 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 TP. BMT 9.11 6.50 7.61 2.12 17.73 3.52 1.04 2.12 Huyện Ea H'leo 5.16 15.27 9.95 37.41 10.52 21.80 1.81 37.41 Huyện Ea Súp 0.02 0.02 0.00 8.03 0.00 0.11 23.64 8.03 Huyện Krông Năng 8.53 12.88 11.71 8.61 5.36 8.51 0.04 8.61 Huyện Buôn Đôn 1.73 1.74 0.00 2.41 4.54 5.09 16.59 2.41 Huyện Cư M'gar 18.34 17.82 42.24 22.29 25.15 9.83 13.41 22.29 Huyện Ea Kar 4.61 3.55 0.00 2.90 1.65 13.35 18.90 2.90 Huyện M'Đrắk 2.60 1.48 0.00 0.41 0.21 0.81 0.22 0.41 Huyện Krông Pắk 14.43 8.89 1.26 2.48 10.31 2.21 1.76 2.48 Huyện Krông Bông 0.60 1.13 - 0.06 1.44 0.20 8.10 0.06 Huyện Krông Búk

19.58 10.51 19.82 7.26 2.06 2.08 0.44 7.26

Thị xã Buôn Hồ 8.02 - 3.45 11.30 - 3.45

Huyện Krông Ana

14.73 4.62

7.42 -

20.41 3.15

0.75 -

Huyện Cư Kuin 6.71 2.58 17.76 2.58

Huyện Lắk 0.57 0.86 - - 0.62 0.27 13.29 -

(Nguồn: Xử lí từ [3], [7])

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)