Bi ểu tượng nghệ thuật trong thơ

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân diệu (Trang 23 - 34)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2. Bi ểu tượng nghệ thuật trong thơ

Biểu tượng trong thơ là một loại biểu tượng nghệ thuật. Nó là dạng biểu tượng được xây dựng bằng ngôn từ, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, được chấp nhận và qui ước bởi một cộng đồng. Chính vì vậy mà nó vừa mang những đặc điểm chung của biểu tượng nói chung vừa mang những nét riêng, đặc thù của ngôn từ và thơ ca qui định. Biểu tượng xuất hiện trong văn học dân gian như những hình ảnh ẩn dụ đã được ý thức cộng đồng chấp nhận, sử dụng rộng rãi, phổ biến mà mang đặc điểm văn hóa truyền thống của cộng đồng. Đến văn học viết, biểu tượng trở thành một phương tiện nghệ thuật để các nhà thơ, nhà văn trung đại, hiện đại sử dụng trong tác phẩm của mình để nhằm chuyển tải những quan niệm, những tư tưởng, tình cảm về cuộc sống, con người, xã hội. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ ở đây có thể được tạo nên chỉ bằng một từ, một cụm từ, một câu, hoặc cả văn bản. Căn cứ vào nghĩa của từ ngữ, người tiếp nhận sẽ khám phá ra các nét nghĩa khác của biểu tượng thông qua tính hàm súc, đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương.

Biểu tượng trong văn học nói chung, không chỉ riêng trong thơ, là loại biểu tượng đa nghĩa và được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Theo C.G.Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta” [26,tr. XXIX]. Trong lí luận văn học, mĩ học và ngôn ngữ học, biểu tượng là một thuật ngữ đa nghĩa, có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ta có thể xem tác phẩm văn học như là một biểu tượng, một chỉnh thể thẩm mỹ chứa nhiều thông điệp của chính tác giả sáng tác. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp cho độc giả hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo của tác phẩm. Từ đó mà nắm bắt được tư tưởng tác giả.

Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có sức biểu hiện lớn được tác giả sử dụng nhiều lần trong tác phẩm của mình. Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo. Biểu tượng trong thơ cũng không nằm ngoài qui luật đó.

Biểu tượng trong thơ đa dạng phong phú bởi mỗi nhà thơ đều muốn khẳng định cái tôi cá nhân và sáng tạo theo cá tính riêng, độc đáo của mình. Trong thơ ca dân gian, những biểu tượng được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh khách quan từ thiên nhiên, cuộc sống lao động sinh hoạt hằng ngày của người lao động. Nó được tập thể người lao động tham gia sáng tạo, bổ sung, cải biến. Nó là sản phẩm của tập thể nên thiếu hẳn yếu tố cá nhân, phong cách riêng của con người cá thể. Ví dụ như câu ca dao sau:

Anh về cuốc đất trồng cau

Cho em trồng ké dây trầu một bên.

Mai sau trầu nọ lớn lên,

Cau kia ra trái lập nên cửa nhà. [13]

So sánh biểu tượng trầu – cau trong câu ca dao này với biểu tượng trầu - cau trong thơ Nguyễn Bính, ta sẽ thấy rõ sự khác biệt bởi dấu ấn cá nhân trong sáng tác. Trong ca dao, trầu cau không còn được hiểu như chính nó trong thực tại, là một loại quả, lá ăn chung với nhau làm đẹp môi, mà nó đã trở hình thức biểu đạt chứa đựng nội dung se duyên, kết tình của nam nữ. Nó đề cập đến tình yêu, tình duyên đôi lứa. Nó nói đến việc kết tóc se tơ của nam nữ yêu nhau. Và biểu tượng trầu – cau trong ca dao dường như chỉ dừng lại ở đó.

Trong thơ Nguyễn Bính, biểu tượng trầu – cau cũng có cơ sở ý nghĩa như trong ca dao nhưng bên cạnh đó nó còn mang nhiều nét nghĩa khác mà chỉ có tư duy, quan niệm sống của chính Nguyễn Bính mới tạo ra được. Trong thơ ca dân gian, ta dễ dàng bắt gặp những biểu tượng quen thuộc thể hiện cho tình cảm, tình yêu lứa đôi như: trầu – cau, trúc – mai, mận – đào, thuyền – bến, sen – hồ, liễu – đào, …

Sen xa hồ, sen khô hồ cạn

Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng

Gặp đây mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao)

Trong thơ bác học, hình ảnh trúc – mai không còn là biểu tượng của tình cảm trai gái, tình yêu lứa đôi nữa mà trở thành một qui ước mang tính tượng trưng cho phẩm chất của người quân tử, tình bạn thắm thiết, tri kỉ của nhà nho:

Trúc mai bạn cũ hợp nhau quen

(Thuật hứng, Bài I, Nguyễn Trãi) Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng.

(Thơ Nôm, Bài 33, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Khi nghiên cứu về biểu tượng trong thơ không thể bỏ qua yếu tố truyền thống. Chính nó mang lại sức sống, giá trị độc đáo cho biểu tượng. Bởi chính yếu tố truyền thống sẽ mang đến giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật cùng với chiều sâu trong quan niệm về thế giới của con người thời đại đó. Nó là cơ sở để tiếp nhận biểu tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những gì kế thừa từ truyền thống, sức sống của biểu tượng trong thơ ca hiện đại phải luôn luôn cách tân, đổi mới, bổ sung thêm cho những ý nghĩa cũ hoặc là phải biết sáng tạo cái hoàn toàn mới. Như ở trên đã nói, trong thơ ca dân gian, biểu tượng thuyền – bến/ biển được sử dụng với mục đích thể hiện tình cảm nam nữ, tình yêu lứa đôi. Trong đó, thuyền thường là biểu tượng của người con trai, biển là biểu tượng của cô gái. Nhưng đến thơ Xuân Quỳnh, thuyền lại gắn với hình ảnh người con gái:

Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa em Anh chỉ còn bão tố

(Xuân Quỳnh)

Bên cạnh việc sáng tạo ra những biểu tượng hoàn toàn mới mẻ còn có hiện tượng bổ sung ý nghĩa cho những biểu tượng quen thuộc. Như trong các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới, Con Tàu thường biểu tượng cho sự ra đi cô độc, sự chia lìa tan tác, thì trong thơ cách mạng, Con Tàu lại là biểu tượng của sự ra đi mang tính chất khai phá, mở đường, ra đi trong lời ca tiếng hát, ra đi trong niềm vui, niềm hạnh phúc.

Những ngày nghỉ học tôi hay tới Đón chuyến tàu đi tới những ga Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt Lòng buồn đau xót nỗi chia xa

(Những ngày nghỉ học, Tế Hanh)

Hình ảnh Con Tàu trong thơ Tế Hanh vốn là biểu tưởng của nỗi đau chia xa. Con tàu mang nặng nỗi đau của con người và của cả một dân tộc trong những năm tháng nô lệ, mất nước.

Nhưng Con tàu trong thơ Chế Lan Viên lại là con tàu mang những niềm vui, niềm hi vọng mới. Con tàu là biểu tượng của một niềm hứng khởi, tin tưởng vào tương lai cách mạng:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi đất nước bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu

(Tiếng hát con tàu)

Biểu tượng trong thơ ca được tạo nên bởi sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố cách tân, đổi mới. Chính vì vậy, biểu tượng sẽ có giá trị hơn khi vừa đánh thức những quan niệm, cảm xúc truyền thống từ ngàn đời của dân tộc trong lòng độc giả vừa khơi gợi về những điều mới mẻ, hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều lúc dấu ấn cá nhân quá mạnh mẽ, quá đậm khiến cho biểu tượng trở nên khó hiểu, khó khám phá.

Thơ là sản phẩm của xã hội được cá thể hóa cao độ. Mỗi nhà thơ là một thế giới nghệ thuật khác nhau. Cách nhìn nhận, quan sát, tiếp thu, đánh giá thế giới của mỗi nhà thơ khác nhau chi phối cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để làm biểu tượng cũng khác nhau. Và khi đó biểu tượng cũng mang những nét nghĩa không giống nhau. Trong thơ Puskin, hoa hồng là tượng trưng cho tình yêu nồng thắm nhưng chóng phôi pha. Còn hoa hồng trong thơ Aragon là biểu tượng của tinh thần chiến đấu của những chiến sĩ đã hi sinh cho dân tộc Pháp chiến thắng (Những đóa hoa hồng Noel).

Biểu tượng trong thơ thông thường có thể được xây dựng theo hai cách. Nhà văn, nhà thơ lựa chọn một chi tiết, hình ảnh và sắp xếp sao cho chi tiết, hình ảnh đó chi phối, quán xuyến, ảnh hưởng đến các chi tiết khác và toàn bộ tác phẩm. Chi tiết, hình ảnh được lựa chọn trở thành trung tâm của những mối quan hệ. Khám phá, lí giải chi tiết, hình ảnh trung tâm đó sẽ nắm bắt được ý nghĩa biểu tượng của chính nó. Ngoài ra, sự lặp đi, lặp lại của một hình ảnh, hình tượng đa nghĩa trong nhiều tác phẩm của một tác giả cũng là một cách tạo thành biểu tượng nghệ thuật. Chẳng hạn, trong tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm, hình tượng Đêm xuất hiện nhiều lần trong các bài Đêm Hỏa, Đêm Thủy, Đêm Thổ, Đêm Mộc, Đêm Kim, … cùng nhiều tính chất mơ hồ của Đêm như: tàn đêm, đêm tiền sử, đêm đồng lõa, đêm dài, đêm xanh, … Với dụng ý nghệ thuật như thế, Đêm trong tập thơ của

Hoàng Cầm trở thành biểu tượng nghệ thuật đầy sức ám gợi, phong phú với nhiều nét nghĩa khác nhau.

Biểu tượng trong thơ hiện đại Việt Nam không còn là một vấn đề mới mẻ nữa. Bởi việc sử dụng biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm để chuyển tải thông điệp tư tưởng nhà văn từ lâu đã trở nên quen thuộc. Từ ca dao dân ca truyền thống đến thơ bác học của thời trung đại, phong trào Thơ mới hay thơ cách mạng, nhìn đâu trong tác phẩm của hàng loạt các tác giả lớn, người đọc cũng dễ dàng nhận ra gương mặt của họ bởi dấu ấn cá nhân in đậm trong sáng tác. Trong đó tìm kiếm và khám phá giá trị của các biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm là một cách hữu hiệu để nhận ra phong cách độc đáo của từng cá nhân nhà thơ.

Trong phong trào Thơ mới, biểu tượng nghệ thuật cũng được các tác giả xây dựng lung linh, biến hóa trong các tác phẩm của mình: Hàn Mặc Tử với biểu tượng hồn, máu và trăng, Huy Cận với biểu tượng vũ trụ, Nguyễn Bính với biểu tượng vườn, giấc mơ, bướm, trầu cau, … Hiểu được biểu tượng của nhà thơ thì có thể nói đã hiểu gần như tận cùng nhà thơ ấy. Họ sống, trải nghiệm, vui, buồn, ước mơ, hi vọng, khao khát, … tất cả đều dồn nén, cô đọng trong những biểu tượng. Trong số những tác giả này, khá ấn tượng là thơ Hàn Mặc Tử. Biểu tượng hồn, máu, trăng thường xuyên xuất hiện trong thơ ông và trở thành những biểu tượng đầy sức ám gợi. Đọc thơ của ông, người đọc dường như lạc vào thế giới của một tâm hồn đang quằn quại vì bệnh tật nhưng luôn khao khát sống, khao khát níu kéo cuộc đời.

Biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử mang đến cho người đọc những trường liên tưởng kì diệu, ngỡ ngàng: lúc sợ sệt, lúc kinh ngạc và choáng ngợp mê man trước những hình ảnh dị thường. “Trăng ở đây cũng chính là hồn và máu của thi nhân. Hàn Mặc Tử sống với những cơn đau triền miên, khủng khiếp “sượng sần tê điếng”,Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên”, không ai chia sẻ một nỗi đau bệnh hoạn và cô độc kể cả Thượng đế. Nhiều lúc nhà thơ muốn: “Tôi dìm hồn tôi xuống một vũng trăng êm/ Cho trăng ngập dần lên tới ngực” (Hồn là ai).Thơ ông là những dòng đầy máu lệ, đầy tiếng thác gào của một cơn thác nước mắt trong suốt tuôn vào gió bụi. Bệnh tật đã khiến cơ thể ông hao mòn suy nhược nhưng ngược lại nó cũng khơi ngòi cho ông một nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên. Ở ông, đau thương đồng nghĩa với sáng tạo. Ông dùng nó làm một phương tiện cứu rỗi, ông đưa nó lên cung bậc cao nhất của nghệ thuật:

Cứ để ta ngất ngư trên vũng tuyết

Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh

Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.

(Rướm máu)” [41]

Có thể nói khi các nhà thơ khác làm người dẫn đường hay khởi đầu cho những sáng tác lãng mạn thời kì đầu của phong trào Thơ mới thì Hàn Mặc Tử với những sáng tác của mình đã đặt chân lên địa hạt siêu thực. Như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, nếu như Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ đi xa nhất. Chính những biểu tượng đặc sắc mà đầy mê hoặc chứa đựng cả những yếu tố tâm linh, phi hiện thực, … đã đưa thơ Hàn Mặc Tử lên đến đỉnh cao của nghệ thuật biểu hiện. Như Chế Lan Viên từng nhận định rằng: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”[41]. Có lẽ để có được những thành công ấy, thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong thơ của ông.

Không mơ hồ, không siêu thực như thơ Hàn Mặc Tử, với giọng điệu nhẹ nhàng, chân quê, thơ Nguyễn Bính đã mang lại cho người đọc những nét đa dạng trong cuộc sống của con người thôn quê miền đồng bằng Bắc Bộ. Tình quê, duyên quê với những mối tình tươi thắm và cả những mối tình duyên lỡ làng được Nguyễn Bính khắc họa qua biểu tượng vườn trong thơ mình. Vườn còn là biểu tượng của những giá trị truyền thống, những giá trị chân quê tốt đẹp mà tác giả đang cố níu kéo, gìn giữ . Biểu tượng vườn còn thể hiện nỗi niềm đau đáu và cả tình cảm trìu mến yêu thương của Nguyễn Bính với con người và cuộc sống vùng làng quê Bắc bộ nói riêng, làng quê Việt Nam nói chung:

Cành dâu cao lá dâu cao

Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em Anh đi đèn sách mười niên

Biết rằng bóng bướm có lên kinh thành (Bóng bướm) Hay

Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần

Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm.

(Nhà tôi)

Vườn trong thơ Nguyễn Bính có thể là vườn dâu, giậu mồng tơi, vườn hoa cam, … gắn với những hình ảnh mộc mạc, giản dị của quê hương, xứ sở. Những ngôi vườn ấy lúc nào cũng thấp thoáng bóng dáng của một thi sĩ đa cảm và tình yêu đất nước. Khu vườn trong thơ Nguyễn Bính có lúc còn là một kỉ niệm ngọt ngào để níu giữ quá khứ hạnh phúc, níu giữ những tình cảm đơn sơ mà thắm thiết của những con người quê. Bên cạnh biểu tượng vườn, đáng lưu ý trong thơ Nguyễn Bính nữa là biểu tượng giấc mộng, giấc mơ. Xã hội giai đoạn 1930 – 1945 là xã hội của ý thức cá nhân và nhu cầu tự khẳng định mình của cá nhân. Đặc biệt là những trí thức như Nguyễn Bính. Cũng như các nhà thơ mới lãng mạn khác, ông là một trong những cá nhân cô đơn, luôn thấy mình lạc lõng trước cuộc đời. Vì thế, ông khao khát kiếm tìm tình yêu. Chỉ có tình yêu với những khao khát khám phá tâm tưởng, suy nghĩ của người yêu, khám phá ra chính mình mới giúp thi nhân thấy cuộc đời còn niềm vui, còn nhiều hạnh phúc. Thế nhưng thực tế thì ngược lại. Những điều nhà thơ ao ước, hi vọng, đặt niềm tin quá nên thơ, quá bình lặng, yên ả chính vì thế nó ẩn chứa cả sự mong manh, bất ổn, rạn nứt… bởi những bể dâu, những ngang trái của cuộc đời. Vì lẽ đó mà giấc mơ thường xuyên xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính. Cuộc đời quá phũ phàng, tàn nhẫn. Những ước mơ tình yêu tan vỡ. Những nỗi buồn cứ day dứt khôn nguôi. Với Nguyễn Bính, giấc mơ được sử dụng như một biểu tượng cứu cánh, giúp tác giả tạm chia tay với thực tế không hài lòng để bước vào thế giới của tâm tưởng, tưởng tượng. Giấc mơ hóa bướm của Nguyễn Bính trong thơ ca chính là những cảm xúc, suy tư về cuộc đời, nhân tình thế thái, về kiếp nghệ sĩ của chính mình. Trong thơ ông biểu tượng bướm xuất hiện khá dày đặc. Đặc biệt ở bài Người hàng xóm, bướm xuất hiện như một ám ảnh khiến câu chuyện dườg như trở nên mờ ảo hơn: “Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng / Có con bướm trắng thường sang bên này / Bướm ơi bướm hãy vào đây / … Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi /… / Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang /… / Tơ không hong nữa, bướm lười không sang/… / Nhớ con bướm trắng về bên ấy rồi/… / Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng /… / Nhập về bướm trắng mà sang bên này”.

Đi sâu vào thơ sau 1945, người đọc sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của biểu tượng trong việc hình thành phong cách sáng tác của nhà thơ. Nó không còn giới hạn một cách hạn hẹp trong phạm vi giữa tác phẩm và nhà thơ, mà rộng hơn là cả xã hội.

Không chỉ xuất hiện như một phương tiện đắc lực trong sáng tác của các nhà thơ mới, biểu tượng còn xuất hiện khá dày đặc trong sáng tác của các tác giả khác như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Tế Hanh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Quang Thiều…

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân diệu (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)