CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ XUÂN DIỆU
3.1. Tính hệ thống và sự vận động của biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu 96 1. Tính hệ thống của biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
3.1.1. Tính hệ thống của biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu Mối quan hệ giữa các biểu tượng
Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám rất đa dạng. Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát bốn biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu nhất trong thơ Xuân Diệu là Mùa xuân, Hoa, Trái tim và Trăng. Các biểu tượng này lần lượt xuất hiện trong thơ Xuân Diệu với tần số khá lớn. Mùa xuân xuất hiện khoảng 174 lần, Hoa khoảng 400 lần, Trăng 209 lần, Trái tim 122 lần. Như vậy, đó là một
sự lặp lại dày đặc trong thơ Xuân Diệu. Thông thường, số lần xuất hiện của một biểu tượng nào đó thể hiện vai trò chủ đạo của nó trong thơ. Tuy nhiên, qua khảo sát và bước đầu phân tích sắc thái ý nghĩa của bốn biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám, chúng tôi nhận thấy: mỗi biểu tượng có một vai trò vị trí riêng trong việc thể hiện quan điểm tư tưởng của nhà thơ. Mỗi biểu tượng thể hiện một khía cạnh tâm hồn Xuân Diệu. Và giữa chúng có một mối quan hệ khăng khít. Chúng bổ sung và đan cài vào nhau nhằm thể hiện đầy đủ và sinh động về thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Cả bốn biểu tượng nghệ thuật: Mùa xuân, Hoa, Trái tim và Trăng ở một mức độ nào đó là sự thống nhất trong tư tưởng thơ Xuân Diệu suốt hai giai đoạn sáng tác.
Xuân Diệu là nhà thơ có thế mạnh về ngũ quan. Lúc nào nhà thơ cũng “thức nhọn giác quan” để đón lấy tất cả những rung động tinh vi nhất của cuộc sống. Chính vì vậy mà tất cả mọi sự việc, hiện tượng trên trần thế đều trở nên quan trọng với nhà thơ. Xuân Diệu say mê cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật và của con người. Trong mùa xuân có hoa thơm khoe sắc. Mùa xuân còn là mùa của tuổi trẻ. Mùa xuân gắn với tình yêu với trái tim. Mùa xuân qua đi, hoa rụng rơi tàn phai, tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại” cho nên con người rơi vào trạng thái cô đơn, bơ vơ như ánh trăng giữa vũ trụ bao la. Ánh trăng dù là hình ảnh thiên nhiên vĩnh cửu cũng trở thành nạn nhân trước bước đi vùn vụt của thời gian.
Như vậy biểu tượng Mùa xuân, Hoa, Trăng, Trái tim luôn gắn bó song hành, tương tác và bổ sung cho nhau để thể hiện quan niệm sống của Xuân Diệu: say mê cái đẹp, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến mãnh liệt, cuồng nhiệt (Xem hình 3.1.). Thơ Xuân Diệu là tiếng lòng của con người quá đỗi ham sống, quá đỗi khát khao gắn bó với cuộc đời trần thế.
Thơ Xuân Diệu còn là tiếng gọi sống vội vàng, hối hả, sống nhanh, sống tận hiến và tận hưởng. Xuân Diệu muốn chạy đua với thời gian để níu kéo mùa xuân, níu kéo hương sắc của cuộc đời. Để có thể diễn tả hết những hồ hởi, gấp gáp, vội vả ấy, thơ Xuân Diệu phải là những lời thơ có sức lan tỏa mạnh. Lời thơ như những lời tâm huyết của tác giả chảy tràn ra khắp mọi nơi.
Mỗi biểu tượng đều có một ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tuy nhiên vì cùng mục đích phản ánh thế giới nghệ thuật của tác giả nên bao giờ giữa chúng cũng có một mối quan hệ nhất định. Có thể nói các biểu tượng trong thơ Xuân Diệu là một chuỗi những biểu tượng giàu ý nghĩa, đa dạng về sắc thái. Chúng đều có một mục tiêu duy nhất là thể hiện một cách toàn vẹn, đầy đủ tâm hồn, tư tưởng, nhân cách của nhà thơ.
Hình 3.1.: Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu (BT: viết tắt của Biểu tượng)
Ý nghĩa của chuỗi biểu tượng trong thơ Xuân Diệu
Biểu tượng thường gắn với thơ tượng trưng. Đặc trưng nổi bật của biểu tượng là giàu sức gợi. Xuân Diệu vốn là nhà thơ lãng mạn nhưng trong thơ ông chúng ta vẫn tìm thấy một loạt các biểu tượng nghệ thuật. Điều đó chứng tỏ, Xuân Diệu muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật đa dạng và phong phú. Phô bày nhưng cũng ẩn dấu đủ để kích thích sự khám phá của người đọc.
Chuỗi biểu tượng nghệ thuật trước hết có vài trò nòng cốt trong việc hình thành ý đồ nghệ thuật của thơ Xuân Diệu. Bởi tính chất gợi và nén của biểu tượng giúp cho nhà thơ gửi gắm những thông điệp cảm nhận về thế giới khách quan, về những ước muốn khao khát của nhà thơ.
Thứ hai, xây dựng chuỗi biểu tượng trong thơ mình, Xuân Diệu đã mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho hình ảnh thơ. Nếu không có biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh thơ sẽ thiếu sức hút, nhạt nhòa, không để lại dấu ấn lâu dài cho tác phẩm.
Thứ ba, có nhiều cách để tỏ bày tâm tư tình cảm cũng như những triết lý về cuộc sống, nhưng thể hiện qua biểu tượng là một cách làm mới thơ ca khỏi những cái nhàm chán quen thuộc. Chỉ có những điều thật mới mẻ và ẩn chứa nhiều ý nghĩa mới mang lại sức sống lâu bền cho tác phẩm. Giữa biết bao nhiêu vần thơ của biết bao nhiêu nhà thơ, làm thế nào để thơ của mình in sâu vào lòng độc giả? Làm thế nào nhà thơ vừa nói cho chính mình vừa
Tình yêu
Nghệ thuật Thiên nhiên BT
Mùa xuân
BT Trăng
BT Hoa BT
Trái tim
Thời gian
Nỗi cô đơn
nói thay cho tiếng lòng của người khác? Điều đó phụ thuộc vào phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Biểu tượng vốn dĩ bắt nguồn từ vô thức tập thể. Biểu tượng phần nào phản ánh đời sống tâm hồn của cá nhân nhà thơ. Tiếp cận với chuỗi biểu tượng của trong thơ Xuân Diệu, người đọc sẽ khái quát được bộ mặt của xã hội và văn nghệ lúc bấy giờ. Khám phá biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu tức là khám phá đời sống tinh thần nhà thơ. Như là một sứ giả nghệ thuật trung thành, không biết nói dối, chuỗi biểu tượng nghệ thuật phần nào phản ánh một cách trung thực và khái quát về sự nghiệp thơ của Xuân Diệu. Sự nghiệp thơ của Xuân Diệu trải dài từ 1938 đến 1982, từ tập thơ đầu tay Thơ Thơ cho đến tập thơ cuối cùng của cuộc đời ông tập Thanh Ca. Một sự nghiệp thơ phong phú. Đi vào tìm hiểu chuỗi biểu tượng nghệ thuật Mùa xuân – Hoa – Trái tim – Trăng giúp cho người đọc thấy được sự thống nhất trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu ở giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Và xa hơn là đánh giá thơ Xuân Diệu sao cho xứng đáng với những gì mà Xuân Diệu đã để lại cho thơ ca dân tộc và cho cuộc đời.
3.1.2. Sự vận động của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
Nói về sự vận động của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là đề cập đến quá trình sáng tác cả hai giai đoạn của nhà thơ: trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. Các biểu tượng nghệ thuật Mùa xuân, Hoa, Trăng, Trái tim xuất hiện cả trong hai giai đoạn sáng tác của Xuân Diệu. Chúng xuất hiện xuyên suốt trong sự nghiệp thơ của ông.
Nhưng ở mỗi giai đoạn chúng đều có những nét nghĩa riêng. Có những nét nghĩa mà ở giai đoạn này có nhưng giai đoạn sau không có. Hoặc, có nét nghĩa xuất hiện ở giai đoạn trước làm cơ sở vững chắc cho sự xuất hiện của một nét nghĩa khác ở giai đoạn sau.
Biểu tượng Mùa xuân ở giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 là biểu tượng của sự ám ảnh thời gian nhưng đến giai đoạn sau, nét nghĩa đó không còn nữa. Nói là hoàn toàn không còn nữa thì không chính xác. Bởi sự ám ảnh về thời gian chẳng qua là một biểu hiện của lòng ham sống, của tình yêu đời. Mà lòng ham sống, tình yêu đời đến cuồng nhiệt trong thơ Xuân Diệu trước 1945 chính là nền tảng cho những vần thơ ca ngợi đất nước, ca ngợi nhân dân, ca ngợi chủ nghĩa xã hội. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám là thiên đường trần thế với:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si,
(Vội vàng)
Sau cách mạng tháng Tám, mùa xuân trong thơ ông là mùa vui ấm no, bình yên của nhân dân, đất nước:
Gió xuân – lá lúa như reo múa Như ngón tay dài của đất thanh
… Thấy xuân thêm sức muồn bừng lên
… Gió xuân thổi tới tận miền Nam
(Lá lúa xuân)
Thơ Xuân Diệu vẫn là một giọng điệu hồ hởi, say mê trước mùa xuân. Nhưng có khác chăng là mùa xuân trước kia là mùa xuân của riêng thi sĩ, mùa xuân với ong bướm rập rờn; nay mùa xuân chỉ là hình ảnh những cánh đồng lúa xanh tươi. Mùa xuân không còn kiêu sa, đài các mà trở nên giản dị, bình dân.
Ở biểu tượng hoa cũng vậy. Hoa trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám thường là những bông hoa rực rỡ sắc màu như phù dung, hoa hồng, lan, huệ, … Sau cách mạng hoa trong thơ Xuân Diệu là hoa sim, hoa cau, hoa cải cúc, hoa mận, hoa trứng cá, bông trang, … Có một điều đáng lưu ý ở biểu tượng hoa trong thơ Xuân Diệu. Đó là trong thơ mình Xuân Diệu không tập trung miêu tả hay xây dựng biểu tượng về một loài hoa cụ thể nào. Xuân Diệu khác với Xuân Quỳnh. Trong thơ Xuân Quỳnh chúng ta thấy hoa cúc vàng hay hoa dại là loài hoa ám ảnh nhất. Hoa trong thơ Xuân Diệu là cả một thế giới hoa.
Có cả hoa tâm tưởng và hoa thực thể: hoa hồng, cúc, lan, huệ, sen, hoa bìm, hoa sim tím, hoa cau, hoa mận, tường vi, hoa hường, hoa tâm, … Nói đến hoa người ta thường nói đến biểu tượng về người phụ nữ. Và trong thơ Xuân Diệu cũng vậy. Tuy nhiên, biểu tượng hoa ấy không gắn với một loài hoa cụ thể nào. Hoa chỉ là cảm hứng. Xuân Diệu là nhà thơ say mê, ngưỡng mộ cái đẹp. Hoa chính là biểu tượng của người đẹp trong thơ ông. Với Xuân Diệu, mỗi loài hoa có một màu sắc, hương thơm khác nhau, như mỗi một con người có sức hút, vẻ đẹp khác nhau. Hoa chỉ là hương sắc của cuộc đời mà Xuân Diệu như là con bướm say hoa. Như Xuân Diệu đã từng ví mình “Tôi như con bướm đắm tình thương, / Bay vòng hoa đẹp để tìm vây hương” (Phơi trải).
Hoa trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945 nổi bật là biểu tượng hoa tàn, hoa rụng. Đó là biểu tượng của sự tàn phai, sự chảy trôi của thời gian:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
(Đây mùa thu tới) Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ
(Giục giã) Hoa nở để mà tàn
(Hoa nở để mà tàn)
Nhưng đến giai đoạn sáng tác sau 1945, hoa trong thơ Xuân Diệu không còn là hoa tàn nữa. Thời gian chảy trôi không còn là nỗi ám ảnh dữ dội trong thơ ông. Bởi thay vì tiếc nuối, buồn đau vì thời gian một đi không trở lại, Xuân Diệu đã biết chấp nhận và sống thật đáng sống như một cách để tồn tại mãi mãi cùng thời gian.
Ở biểu tượng Trăng và Trái tim cũng có sự thay đổi ý nghĩa giữa hai giai đoạn sáng tác. Trăng trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám là biểu tượng của nỗi buồn cô đơn. Đến giai đoạn sau cách mạng tháng Tám, nét nghĩa đó của biểu tượng trăng không còn nữa. Thay vào đó, nét nghĩa về tình yêu Tổ quốc được bổ sung và phát triển từ nét nghĩa tình yêu thiên thiên, nghệ thuật trước đó. Hay ở biểu tượng trái tim cũng tương tự như vậy.
Sở dĩ có sự thay đổi nét nghĩa của các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong hai giai đoạn sáng tác của Xuân Diệu là do sự thay đổi về tư duy nghệ thuật của chính Xuân Diệu.
Trước 1945, Xuân Diệu say mê cảnh trời, khao khát giao cảm với người, với đời nhưng nỗi buồn thế hệ vẫn còn đeo đẳng. Cho nên những biểu tượng này ở giai đoạn trước đều mang nét nghĩa về nỗi buồn, hay về sự tàn phai. Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một trang tươi sáng cho lịch sử dân tộc, mang về niềm vui độc lập, tự do cho nhân dân. Cách mạng tháng Tám cũng giúp cho Xuân Diệu vững vàng hơn trong quyết định chọn lối đi cho cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của mình. Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã mang đến cho thơ ông nguồn cảm hứng mới. Khi con người tìm ra lí tưởng cho cuộc đời mình thì lúc ấy họ mới thấy cuộc đời có ý nghĩa và thêm yêu cuộc sống. Lý do thứ hai làm nên thay đổi trong sự vận động thơ Xuân Diệu chính là kinh nghiệm sống từ những va chạm. Sau 1945, khi đã qua những năm tháng trẻ tuổi sôi nổi và có cả nông nỗi, lời thơ Xuân Diệu trở nên chín chắn hơn. Giọng thơ Xuân Diệu sau 1945 nghiêng về tự sự, triết lý mà không kém phần hấp dẫn.