Bảng 1.1 trình bày thống kê tóm tắt về giới tính, dân tộc và ngôn ngữ của chủ hộ cũng như tình trạng nghèo đói của hộ. Không ngạc nhiên là do chúng tôi phỏng vấn lặp lại các hộ gia đình theo thời gian, nên hầu hết các đặc điểm chung của hộ không thay đổi nhiều giữa năm 2008 và 2010 với khoảng 78% số hộ có chủ hộ là nam giới, 80% số hộ là dân tộc Kinh, 99% số hộ nói tiếng Việt và 84% số hộ có ngôn ngữ chính là tiếng Việt. Tuy nhiên, có một số thay đổi nhỏ (ngoại trừ giới tính của chủ hộ) có ý nghĩa thống kê đáng kể.
Giới tính của chủ hộ cho thấy có sự biến đổi giữa các tỉnh với 68% chủ hộ là nam giới ở Khánh Hòa đến 92% ở Lai Châu. Vì dân tộc của các hộ thường là đặc tính riêng của tỉnh, không ngạc nhiên là phần trăm số hộ dân tộc Kinh thay đổi lớn giữa các tỉnh, với chỉ khoảng 10% số hộ dân tộc Kinh tại Điên Biên và 14% tại Lai Châu (các tỉnh Tây Bắc) đến 92%, 98% và 99% hoặc thậm chí 100% tương ứng tại Khánh Hòa, Quảng Nam (Nam Trung Bộ), Hà Tây và Long An (các tỉnh đồng bằng). Phần lớn các hộ được chọn mẫu nói tiếng Việt và điều này tương quan chặt chẽ với dân tộc của chủ hộ.
Khác biệt đáng lưu ý nhất theo thời gian được trình bày trong Bảng 1.1 là phần trăm số hộ được xếp loại là hộ nghèo theo tiêu chuẩn của MoLISA. Tỷ lệ này đã giảm từ 23% trong năm 2006 xuống 20% trong năm 2008 và 16% trong năm 2010.5 Trong Hình 1.1 chúng tôi khảo sát thay đổi này chi tiết
5 Cần lưu ý rằng chuẩn nghèo đã được MoLISA tăng lên vào tháng 10 năm 2010. Thay đổi này không được phản ánh trong số liệu của chúng tôi vì các hộ được chọn mẫu trong tháng 6, tháng 7, tháng 8 năm 2010.
20
20
hơn theo tỉnh cho thấy xu hướng đi xuống của nghèo đói (theo phân loại của chính quyền) đã xảy ra tại hầu hết cả tỉnh trừ Điện Biên, Khánh Hòa, Long An nơi tỷ lệ nghèo đói theo đánh giá này cao hơn so với năm 2006. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh nhất tại Lai Châu với mức giảm 20 điểm phần trăm (từ 49%
xuống 29%), tiếp theo là Phú Thọ với mức giảm khoảng 12 điểm phần trăm (từ 21% xuống 9%).
Trong mẫu năm 2010 của chúng tôi, Phú Thọ có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất trong khi Điện Biên có tỷ lệ này cao nhất (32%). Các tỉnh Lai Châu (29%), Lào Cai (24%) và Khánh Hòa (24%) cũng có tỷ lệ nghèo khá lớn theo phân loại của MoLISA.
Bảng 1.1: Đặc điểm chung của hộ theo tỉnh Số hộ
được điều tra
Phần trăm
Giới tính của chủ
hộc
Chủ hộ là người dân tộc gì
Chủ hộ nói tiếng
Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính
của hộ
Hộ được chính quyền công nhận là hộ nghèo (% nam) (% Kinh) (%) (%) (%) Tỉnha
Hà Tây (RRD) 480 21,8 76,4 99,0 100 100 10,8 Lào Cai (NE) 87 4,0 87,4 23,0 90,8 34,5 24,1 Phú Thọ (NE) 305 13,9 75,4 80,0 100 93,8 8,9 Lai Châu (NW) 112 5,1 91,9 14,3 90,2 33,9 28,6
Điện Biên (NW) 105 4,8 90,5 9,5 99,0 10,5 32,4
Nghệ An (NCC) 192 8,7 82,3 87,5 99,5 88,5 16,1 Quảng Nam (SCC) 290 13,2 71,7 98,3 100 98,6 21,4 Khánh Hòa (SCC) 38 1,7 68,4 92,1 100 92,1 23,7
Đắk Lắk (CH) 135 6,1 83,7 68,1 97,8 77,0 14,8
Đắk Nông (CH) 103 4,7 85,4 73,8 99,0 76,7 14,6
Lâm Đồng (CH) 67 3,1 77,6 62,7 100 65,7 14,9 Long An (MRD) 286 13,0 73,1 100 100 100 12,9
Tổng, 2010 2.200 100 78,4 79,5** 98,9*** 84,0** 15,9***
Tổng, 2008 2.200 100 78,7 79,0 97,4 83,2 20,0
Tổng, 2006b 2.193 100 80,3 80,6 97,0 84,7 22,9
Tổng, 2010w 1.314 100 78,4 81,4 99,0 84,8 15,2
a Vùng trong ngoặc đơn: RRD (Đồng bằng sông Hồng), NE (Đông Bắc), NW (Tây Bắc), NCC (Bắc Trung Bộ), SCC (Nam Trung Bộ), CH (Tây nguyên), MRD (Đồng bằng sông Cửu Long) - không có hộ nào thuộc khu vực SE (Đông Nam Bộ) có trong điều tra
b Có sự khác biệt nhỏ giữa các tổng số năm 2006 và 2008 do một số thay đổi về phương pháp luận và các sai số đo lường. này.
c Mẫu được sử dụng là 2.198 do thiếu hai quan sát.
** Năm 2008 và 2010 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
21
21
Hình 1.1: Những thay đổi về thực trạng nghèo đói giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh (phần trăm)
N=2.200
Bảng 1.2 trình bày chi tiết hơn số liệu thống kê về đặc điểm của hộ bao gồm hỗ trợ từ con cái sống ngoài hộ và nơi sinh của chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ. Số liệu thống kê được phân tổ theo tình hình kinh tế xã hội của hộ mà ở đây chúng tôi sử dụng là nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm. Phần trăm hộ có chủ hộ là nam giới ít nhiều giống nhau ở tất cả các nhóm chi tiêu trong khi có sự tương quan tỷ lệ thuận rất rõ giữa sự giàu có của hộ và dân tộc Kinh. Hơn nữa, trong khi 91% hộ có chủ hộ là nữ và là dân tộc Kinh thì tỷ lệ này ở hộ có chủ hộ là nam giới chỉ ở mức 76%.
Bảng 1.2: Đặc điểm chung của hộ theo giới tính chủ hộ và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm (phần trăm) Giới tính
của chủ hộ (% chủ
hộ là nam)
Dân tộc của chủ hộ
(% chủ hộ là người
Kinh)
Chủ hộ nói tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính
của hộ
Hộ nhận hỗ trợ từ
con cái sống bên
ngoài hộ
Sinh ra ở xã (chủ hộ, vợ/chồng chủ hộ hoặc
cả hai)
Hộ nghèo theo đánh giá của
chính quyền Chủ hộ
Nữ 90,7 99,4 92,8 33,5 77,9 22,7 Nam 76,4 98,8 81,7 21,4 81,3 14,0 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 79,3 51,5 96,4 59,6 20,2 83,1 33,5 Nghèo thứ hai 79,6 74,0 98,9 79,2 18,3 83,8 19,4 Nhóm giữa 78,3 87,9 99,3 91,1 22,7 82,2 10,3 Giàu thứ hai 77,7 88,9 99,8 93,2 25,7 78,4 9,8 Giàu nhất 77,0 95,7 100,0 97,5 33,2 75,5 6,4
Tổng 2010 78,4 79,5** 98,9*** 84,0** 24,0*** 80,6 15,9***
Tổng 2008 78,7 79,0 97,4 83,2 14,0 81,1 20,0
Tổng 2010w 78,4 81,4 99,0 84,8 26,8 77,0 15,2 N=2.200 (2.198 đối với số liệu phân chia theo giới tính của chủ hộ).
** ** Năm 2008 và 2010 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
22
22
Giữa năm 2008 và 2010 chúng tôi quan sát thấy có mực độ tăng lớn trong số lượng hộ nhận được hỗ trợ từ con cái sống ngoài hộ từ mức 14% trong năm 2008 lên mức 24% trong năm 2010 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn). Quan sát này thống nhất với các mức tăng nhanh di cư nội địa và quốc tế tại Việt Nam.6 Các hộ có chủ hộ là nữ thường nhận được hỗ trợ: 34% số hộ có chủ hộ là nữ giới nhận được hỗ trợ trong khi tỷ lệ này ở hộ có chủ hộ là nam giới là 21%. Trong năm 2010, 74% chủ hộ nữ nhận được hỗ trợ từ con cái là góa phụ (80% trong năm 2008).7 Như vậy, dường như có xu hướng con cái hỗ trợ mẹ của mình sau khi chủ hộ nam qua đời. Dường như cũng có sự tương quan tỷ lệ thuận với nhóm chi tiêu: phần trăm các gia đình nhận được hỗ trợ đang tăng lên theo nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm với 20% số hộ nghèo nhất nhận được hỗ trợ từ con cái sống ngoài hộ tăng lên 33% trong nhóm hộ giàu nhất. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này không rõ ràng, nói cách khác, liệu con cái của những người giàu có hơn có thể giúp đỡ tốt hơn hoặc liệu việc hỗ trợ nhận được có dẫn đến mức độ giàu có hơn của gia đình không thể được xác định từ những số liệu thống kê tóm tắt này.
Có tương quan tỷ lệ nghịch giữa nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm và việc chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ (hoặc cả hai) được sinh ra tại xã (địa phương) nơi họ sinh sống. Phần trăm của các hộ
“không di chuyển” cao hơn trong các nhóm nghèo hơn với 83% trong nhóm các hộ nghèo nhất và 76%
trong nhóm các hộ giàu nhất. Điều này có thể đưa đến kết luận rằng việc di cư có tương quan (tỷ lệ thuận) với tình hình kinh tế.
Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng trong khi dường như không có tương quan giữa giới tính của chủ hộ và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, các hộ có chủ hộ là nữ giới dường như có xu hướng được phân loại là hộ nghèo theo cơ quan có thẩm quyền (MoLISA): 23% hộ có chủ hộ là nữ giới được phân loại là hộ nghèo so với 14% hộ có chủ hộ là nam giới. Hơn nữa, phần trăm số hộ được phân loại là hộ nghèo theo MoLISA thay đổi lớn theo nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, với 34% số hộ nghèo trong nhóm thấp nhất và chỉ 6% số hộ nghèo trong nhóm giàu nhất. Đo lường của chúng tôi là dựa trên chi tiêu lương thực thực phẩm và do vậy phù hợp với đo lường được cơ quan có thẩm quyền sử dụng.8
Hình 1.2 trình bày những thay đổi về nghèo đói và hỗ trợ từ con cái theo thời gian, phân chia theo giới tính của chủ hộ và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm. Trong phần A (hộ được phân loại là hộ nghèo) chúng tôi thấy có sự sụt giảm tỷ lệ nghèo đói từ năm 2008 đến năm 2010, về mặt điểm phần trăm, giữa hộ có chủ hộ là nam và hộ có chủ hộ là nữ gần như như nhau. Hơn nữa, sự sụt giảm tỷ lệ hộ được phân loại là hộ nghèo rõ ràng là lớn nhất trong nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm nghèo nhất.
Trong ba nhóm nghèo nhất, mức độ giảm của tỷ lệ hộ được phân loại là hộ nghèo nằm trong khoảng từ
6 Việt Nam đã có mức tăng theo số mũ trong tỷ lệ di cư của người dân cả trong và ngoài biên giới trong vòng 20 năm qua (UNDP, 2010). Tác động của sự di cư này không chỉ hạn chế trong phạm vi đối với bản thân những người di cư mà lợi ích còn mang lại đối với nhiều hộ có người di cư thông qua tiền gửi về.
7 Các hộ có chủ hộ là nam giới nhận được hỗ trợ phần lớn đã kết hôn (93% số hộ trong năm 2008 và 2010).
8 Cơ quan chịu trách nhiệm về phân loại hộ là hộ nghèo/không nghèo tại Việt Nam là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA). Tiêu chí chính cho việc được phân loại là hộ nghèo dựa trên mức thu nhập trên đầu người. Từ năm 2005 đến 2010, mức này tại các khu vực nông thôn là thu nhập trên đầu người hàng tháng là 200.000 đồng. Tình hình thu nhập của hộ được xác định sử dụng điều tra do chính quyền địa phương thực hiện. Tình hình thu nhập dựa trên thu nhập và mức sống (ví dụ nhà ở), quy mô hộ, khả năng bị tổn thương, v.v… Các kết quả của cuộc điều tra được thảo luận tại các cuộc họp thôn dẫn đến việc chốt danh sách hộ nghèo và trình lên xã sau đó là chính quyền cấp huyện. Tại các buổi họp thôn, một số ngoài lệ so với tiêu chí thu nhập trên đầu người có thể được quyết định. Ví dụ, hộ có tài sản có giá trị hoặc hỗ trợ từ các thành viên không phải người trong hộ có thể không được phân loại là hộ nghèo mặc dù họ có mức thu nhập dưới mức chuẩn. Do đó trên thực tế, chính quyền địa phương có sự suy xét trong quá trình phân loại và theo nghĩa này có thể tiêu chí như giới cũng có vai trò.
23
23
37% và 40% trong khi mức độ giảm này chỉ là 24% ở nhóm giàu thứ hai và tỷ lệ hộ nghèo thậm chí còn tăng 8% trong nhóm giàu nhất. Những kết quả này cho thấy mức độ bất bình đẳng đang giảm đi.
Phần B của Hình 1.2 cho thấy không có tương quan tỷ lệ thuận giữa thực trạng nghèo đói và hỗ trợ nhận từ con cái sống ngoài hộ trong năm 2008. Mặc dù phần trăm số hộ nhận hỗ trợ từ con cái tăng lên trong tất cả các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, có sự khác biệt lớn hơn giữa các nhóm trong năm 2010. Đặc biệt trong nhóm chi tiêu giàu nhất, tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ đã tăng hơn gấp đôi từ 14% lên 33%.9
Hình 1.2: Những thay đổi trong đặc điểm của các hộ được chọn giữa năm 2008 và 2010 A. Các hộ được cơ quan có thẩm quyền phân loại là hộ nghèo
B. Hỗ trợ nhận được từ con cái sống ngoài hộ
N=2.200
9 Như đã lưu ý, nguyên nhân của thực trạng này không rõ ràng trong giai đoạn này. Cần có nghiên cứu sâu hơn để phân tích bản chất của thực trạng này.
24
24