Một cơ sở quan trọng cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là kỳ vọng rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể khuyến khích đầu tư vì người dân cảm thấy đảm bảo hơn trong việc sử dụng dài hạn đất đai của mình. Ví dụ canh tác các vụ mùa hàng năm, yêu cầu không chỉ đầu tư ngắn hạn mà còn cần đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng đối với sản xuất, đặc biệt là về tưới tiêu và đẩy mạnh bồi bổ đất đai. Nếu không có sự đảm bảo quyền làm chủ, các hộ có xu hướng chỉ đầu tư tạm thời. Bảng 3.7 minh họa tỷ lệ các mảnh đất do các hộ sử dụng (kể cả đất làm chủ và đất thuê) được đầu tư về tưới tiêu và canh tác cây trồng. Số liệu được trình bày đối với những mảnh đất có và không có LURC.
Quan sát cho thấy tỷ lệ số mảnh đất được tưới tiêu, kể cả đất có và không có LURC đã tăng lên.
Sự tăng lên này đặc biệt rõ ràng trong hai năm qua. Những mảnh đất có LURC có xu hướng được tưới tiêu cao hơn đáng kể so với những mảnh đất không có LURC (ngoại trừ Quảng Nam). Đất tại các tỉnh vùng cao thường ít được tưới tiêu hơn so với đất ở các tỉnh đồng bằng và đất do các hộ giàu hơn nắm
67
67
giữ thường được tưới tiêu nhiều hơn so với đất do các hộ nghèo nắm giữ. Điều này có thể do các đặc điểm của những mảnh đất mà các hộ nắm giữ nhưng dường như sự khác biệt là do những khó khăn khác nhau về đầu tư tài chính. Đặc biệt có sự khác biệt đáng chú ý giữa tỷ lệ số mảnh đất được tưới tiêu không có sổ đỏ do các hộ nghèo và hộ giàu nắm giữ (với tỷ lệ tương ứng là 45% và 82%). Không có sự khác biệt đặc biệt trong hành vi đầu tư trên các mảnh đất có và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm giàu nhất (83% so với 82%) trong khi sự chênh lệch này là 26 điểm phần trăm đối với nhóm chi tiêu nghèo nhất (71% so với 45%). Nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân của mối quan hệ giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đầu tư có thể giúp cung cấp thông tin cho chính sách về phạm vi mà đất có giấy chứng nhận, đặc biệt đối với các hộ nghèo hơn, giúp làm tăng đầu tư.
Bảng 3.7: Hiện trạng đầu tư đất - Thủy lợi và Cây lâu năm Tỷ lệ các mảnh đất
có tưới tiêu
Tỷ lệ các mảnh đất trồng cây lâu năm/cây bụi Tất cả các
mảnh đất được sử dụng
Không có
LURC LURC
Tất cả các mảnh đất được
sử dụng
Không có
LURC LURC Tỉnh
Hà Tây 93,5 92,2 93,3 5,8 5,7 6,6 Lào Cai 60,1 54,3 65,8 25,2 23,7 27,4
Phú Thọ 76,0 66,9 76,1 15,8 11,8 16,9 Lai Châu 46,9 32,5 72,9 3,3 1,4 6,9
Điện Biên 32,3 20,1 54,7 15,0 14,7 15,4
Nghệ An 75,6 58,3 78,1 11,6 17,2 11,6 Quảng Nam 70,6 75,3 70,0 7,7 9,2 7,3 Khánh Hòa 69,1 28,6 85,2 39,5 52,4 38,9
Đắk Lắk 72,5 69,5 73,1 55,6 51,9 61,3
Đắk Nông 71,7 61,8 75,9 63,6 55,1 68,4
Lâm Đồng 58,4 53,7 59,8 69,4 70,7 70,1 Long An 75,6 38,5 75,3 31,7 46,2 33,0
Chủ hộ
Nữ 73,4 71,0 73,8 16,9 18,1 17,5
Nam 73,6 57,4 78,3 17,7 16,6 19,3 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 61,0 44,7 70,8 13,9 12,1 16,3 Nghèo thứ hai 69,9 51,3 74,8 15,5 18,1 15,5
Nhóm giữa 77,7 68,3 79,4 15,6 20,9 15,3 Giàu thứ hai 79,2 74,3 79,6 20,8 19,0 23,1
Giàu nhất 83,3 82,1 82,8 23,7 19,9 25,9
Tổng 2010 73,5 59,2 77,5 17,6 16,8 19,0
Tổng 2008 69,6 56,6 71,9 18,3 19,1 19,3
Tổng 2006 68,2 55,1 72,4 15,3 14,2 15,7
Tổng 2010w 74,4 62,3 77,5 19,7 22,8 20,0 N 2010=9.090, N 2008=9.753, N 2006=9.944
68
68
Tỷ lệ số mảnh đất được trồng cây dài ngày/cây bụi thấp hơn nhiều so với tỷ lệ số mảnh đất có hệ thống tưới tiêu (điều này không gây ngạc nhiên vì các mảnh đất được dành cho cây lâu năm có tỷ lệ thấp hơn trong cuộc điều tra so với các mảnh đất trồng cây hàng năm) và có rất ít thay đổi theo thời gian. So sánh giữa các mảnh đất có và không có giấy chứng nhận, sự khác biệt là không lớn nhưng có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê.
Bảng 3.8: Đầu tư của các hộ trong 2 năm qua Tưới tiêu/Bảo vệ
đất/nguồn nước
Công trình nuôi trồng thủy sản
Các công trình (bán) kiên cố khác
Cây lâu năm và cây bụi
% Giá trị
(‘000đ) % Giá trị
(‘000đ) % Giá trị
(‘000đ) % Giá trị (‘000đ) Tỉnh
Hà Tây 22,3 1.019 3,3 21.250 1,3 21.167 5,2 1.288 Lào Cai 81,6 45 19,5 2.089 9,2 17.919 8 145 Phú Thọ 62,1 66 4,1 6.946 3,4 23.232 6,1 4.702 Lai Châu 27,9 461 0 0 2,9 273 0 0
Điện Biên 38,8 585 29,1 889 3,9 2.526 3,9 2.346
Nghệ An 77,1 45 8,4 3.660 8,4 4.974 5 420
Quảng Nam 47,8 535 1,1 4.873 0,7 13.125 0,4 10.294 Khánh Hòa 16,1 1.692 9,7 2.754 3,2 29.867 9,7 2.423
Đắk Lắk 44,7 578 7,3 5.351 12,2 91.168 43,1 1.014
Đắk Nông 30,9 304 5,2 22.336 4,1 372.079 41,2 3.866 Lâm Đồng 7,9 351 1,6 238 6,3 8.984 81 727 Long An 5,8 10.955 5 13.959 3,9 8.736 3,5 493
Chủ hộ
Nữ 30,5 321 1,6 2.691 1,9 11.107 5,9 1.028 Nam 40,9 604 7,1 7.552 4,5 48.505 11,8 1.903
Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 49,9 240 4,7 1.096 4,7 12.008 5,2 769 Nghèo thứ hai 47,4 441 8,1 6.748 4,5 15.222 9,5 1.069
Nhóm giữa 36,9 436 3,4 2.049 2,9 31.757 8,5 1.044 Giàu thứ hai 30,5 1.023 6,1 10.684 4,1 47.636 14,6 2.162 Giàu nhất 28,2 1.004 7,5 11.324 3,5 133.489 15,5 2.707
Tổng 2010 38,8 557 6,0 7.238 4,0 44.498 10,6 1.804
Tổng 2008 36,1 1.288 7,2 4.068 7,9 19.565 12,7 2.450
Tổng 2010w 45,1 381 6,9 7.493 5,4 36.649 12,6 1.158 N 2010=2.067, N 2008=2.065, N 2010w=1.239
Lưu ý: Không bao gồm những hộ không có đất.
Các số liệu về giá trị được tính ở mức giá cố định năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ.
Bảng 3.8 trình bày số liệu thống kê tóm tắt về đầu tư có liên quan đến đất đai diễn ra trong giai đoạn 2 năm trước cuộc điều tra. Bảng này cho thấy tỷ lệ hộ có đầu tư và giá trị đầu tư bình quân (miễn là hộ đầu tư) được tính ở mức giá cố định năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ.33 Tỷ lệ hộ có đầu tư vào các
33 Cần lưu ý là sự khác biệt giữa đầu tư và duy trì/bảo tồn có phẩn không rõ ràng trong bối cảnh này. Ví dụ các kênh và kênh tưới tiêu cần phải được nạo vét thường xuyên để tránh sự xuống cấp của các hệ thống. Một số hộ có thể xem các hoạt động duy trì này là đầu tư.
69
69
hình thức bồi bổ đất cụ thể trong hai năm qua đã tăng lên về tưới tiêu hoặc bảo tồn đất và nước (từ 36% lên 39%) nhưng giảm đối với tất cả các hình thức đầu tư khác (mọi thay đổi đều có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê). Có sự khác biệt lớn theo giới trong cả tỷ lệ hộ có đầu tư và giá trị đầu tư. Các hộ có chủ hộ nữ được thấy là có xu hướng đầu tư thấp hơn và khi họ đầu tư thì giá trị đầu tư cũng thấp hơn nhiều. Liệu điều này là do các yêu cầu khác nhau về cơ sở hạ tầng hay các khó khăn đầu tư khác nhau vẫn chưa được biết rõ. Lấy một ví dụ đầu tư về cơ sở hạ tầng tưới tiêu (Bảng 3.7), chúng tôi thấy các mảnh đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ có chủ hộ nữ dường như có xu hướng đã có cơ sở hạ tầng tưới tiêu cao hơn so với các mảnh đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ có chủ hộ nam. Điều này có thể giải thích tình trạng đầu tư thấp hơn của các hộ có chủ hộ nữ.
Không có mối quan hệ rõ ràng giữa đầu tư và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm của hộ. Điều này được quan sát thấy đối với tất cả các hình thức đầu tư trừ tưới tiêu, đầu tư bồi bổ đất và đầu tư nguồn nước thì tỷ lệ đầu tư nhỏ hơn ở các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm cao hơn trong khi giá trị đầu tư lại lớn hơn. Đối với đầu tư cho cây lâu năm và cây bụi, cả tỷ lệ đầu tư và giá trị đầu tư đều cao hơn ở các hộ trong các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm giàu hơn.