Thông tin nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 93 - 96)

Thông tin về kỹ thuật sản xuất, đầu vào và đầu ra sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản phẩm mới có thể giúp người nông dân trong việc tiếp cận các cơ hội mới (thúc đẩy năng suất hoặc thu nhập).

Hình 4.16 trình bày những hộ nông nghiệp nhận được thông tin hoặc do họ đến gặp cán bộ khuyến nông hoặc tham gia vào các buổi họp hoặc do họ được cán bộ khuyến nông đến thăm. Tỷ lệ hộ đến gặp cán bộ khuyến nông (hoặc tham dự họp) cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ được cán bộ khuyến nông đến thăm. Chất lượng của buổi viếng thăm có thể khác nhau rõ rệt và phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của người nông dân trong trường hợp đến thăm nhà.

40% hộ đến gặp cán bộ khuyến nông hoặc tham dự họp trong 12 tháng trước điều tra năm 2010 cho thấy có sự sụt giảm lớn so với tỷ lệ trong năm 2006 (90%). Tỷ lệ hộ được cán bộ khuyến nông đến thăm là 12% trong năm 2010, một lần nữa cho thấy có sự sụt giảm so với tỷ lệ năm 2006 (10%). Số lần cán bộ khuyến nông đến thăm hộ bình quân là gần 2 trong năm 2010 và 2006 trong khi con số này cao hơn một chút vào năm 2008 (2,7).

Tỷ lệ hộ đến gặp cán bộ khuyến nông hoặc tham dự họp cao hơn nhiều đối với các hộ có chủ hộ nam so với các hộ có chủ hộ nữ (tương ứng 45% và 23%) trong khi tỷ lệ hộ được cán bộ khuyến nông đến thăm ít nhiều như nhau giữa hộ có chủ hộ nam và hộ có chủ hộ nữ. Dường như có tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ hộ được cán bộ khuyến nông đến thăm và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm với

93

93

nhóm giàu nhất thường được cán bộ khuyến nông đến thăm. Mặt khác, các hộ nghèo nhất thường hay đến gặp cán bộ khuyến nông hoặc tham dự họp.

Hình 4.16: Tỷ lệ hộ đến gặp cán bộ khuyến nông/được cán bộ khuyến nông đến thăm (phần trăm)

N 2010= 2.120, N 2008=2.200, N 2006=2,. 00

Lưu ý: Hộ đến gặp cán bộ khuyến nông/tham dự họp chỉ có cho năm 2010.

Tại một số tỉnh, các hộ dường như có xu hướng hoặc được cán bộ khuyến nông đến thăm hoặc tự đến gặp cán bộ khuyến nông. Ví dụ, dường như các hộ tại Lâm Đồng (29%), Quảng Nam (28%) và Lào Cai (23%) thường được cán bộ khuyến nông đến thăm hơn so với các hộ tại các tỉnh khác trong 12 tháng trước cuộc điều tra như tại Lai Châu (76%), Đắk Nông (56%), nghệ An (55%), Đắk Lắk (50%) và Lào Cai (47%) hộ thường đến gặp cán bộ khuyến nông hoặc tham dự họp. Đặc biệt tại Lào Cai, dường như có nhiều hoạt động khuyến nông với tỷ lệ cả hai dạng liên lạc trên đều tương đối cao.

Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của thông tin nông nghiệp không phải là bản thân những liên hệ này mà là tác động của nhưng liên hệ đó đối với hành vi (ví dụ thông qua năng suất hoặc thu nhập tăng).

Các câu hỏi về việc liệu thông tin nhận được có tác động đến việc ra quyết định có trong cuộc điều tra này. Tuy nhiên, những câu hỏi này không hạn chế trong phạm vi thông tin hoặc sự trợ giúp nhận được chỉ từ cơ quan khuyến nông hoặc từ các cuộc họp mà còn bao gồm các nguồn khác (các nhà cung cấp hoặc người mua, hàng xóm, đài phát thanh xã hoặc phương tiện truyền thông). Do đó, đầu tiên chúng tôi xem xét những nguồn nào có vai trò quan trọng để thu thập thông tin hoặc những hỗ trợ nào trong tập hợp có liên quan đến nông nghiệp.

Các cơ quan khuyến nông hoặc các cuộc họp là nhân tố quan trọng nhưng không phải là nguồn thông tin duy nhất về các chủ đề được liệt kê trong Hình 4.17.

Tầm quan trọng với vai trò là nguồn thông tin của các nhân tố trên dao động từ 10% số hộ đề cập đây là nguồn thông tin thị trường đến 47% số hộ đề cập đây là nguồn thông tin về giống mới. Cơ quan khuyến nông và các cuộc họp là nguồn thông tin quan trọng nhất về vấn đề giống mới (47%) và về sử

94

94

dụng phân bón (37%). Các nhà cung cấp chiếm 23% thông tin hoặc sự hỗ trợ mà người nông dân nhận được về sử dụng phân bón nhưng họ có tầm quan trọng nhỏ hơn trong thông tin về các lĩnh vực khác.

Đài phát thanh xã cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và đây là nguồn thông tin quan trọng nhất về tưới tiêu (39% số hộ), các vấn đề sâu bọ gây hại (38%) và dịch bệnh chăn nuôi (32%). Đây không phải là điều gây ngạc nhiên vì những vấn đề này hoặc những tác động này thuộc về mức độ cá nhân và thuộc vào mối quan tâm ở cấp xã. Phương tiện thông tin đại chúng là nguồn thông tin về thị trường quan trọng nhất (49%) và thông tin về tiếp cận tín dụng (32%) và hàng xóm là nguồn thông tin quan trọng thứ hai về những lĩnh vực này (tương ứng là 27% và 24%).

Hình 4.17: Nguồn thông tin đối với các vấn đề được chọn, 2010

N=1.453 đến 1.877 theo số hộ nhận được thông tin hoặc hỗ trợ trên từng chủ đề

Hình 4.18 trình bày kết quả về tác động mà thông tin và sự hỗ trợ đối với việc ra quyết định của hộ theo như hộ cho biết. Chúng tôi chỉ đưa vào ở đây các ý kiến của những hộ có tham gia vào hoạt động có liên quan, có nghĩa là chúng tôi chỉ báo cáo câu trả lời về tác động đối với trồng trọt từ hộ có hoạt động trồng trọt trên thực tế.

Thông tin nhận được tác động tương đối ít đối với các quyết định nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt các hộ có chủ hộ nữ và các hộ nghèo nhất tham gia vào nuôi trồng thủy sản cho biết thông tin nhận được không có bất kỳ tác động nào đến các quyết định nuôi trồng thủy sản của họ (tương ứng là 62%

và 45%).42 Thông tin nhận được dường như ít nhất có tác động đến việc ra quyết định của các hộ có chủ hộ nữ. Tác động tích cực nhất của thông tin (hoặc “rất nhiều” hoặc “vừa phải”) dường như đối với các quyết định về trồng trọt và chăn nuôi. Tổng số, 81% số hộ đề cập rằng có tác động (nhiều hoặc vừa phải) của thông tin họ nhận được đối với các quyết định trồng trọt và chăn nuôi của họ.

42 Điều này có thể do loại chủ đề được liệt kê trong bảng hỏi dường như ít có liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

95

95

Hình 4.18: Tác động của Thông tin/Hỗ trợ nhận được trong việc đưa ra quyết định của hộ A. Đối với các quyết định trồng trọt B. Đối với các quyết định chăn nuôi

C. Đối với các quyết định nuôi trồng thủy sản D. Đối với khối lượng đem bán

N 2010=1.898(trồng trọt), 1.512(chăn nuôi), 310(nuôi trồng thủy sản), 1.931(khối lượng để bán)

a Chỉ có ý kiến của các hộ tham gia vào hoạt động có liên quan được xem xét. Đối với “khối lượng để bán”, chúng tôi gộp cả ý kiến của các hộ có tham gia vào ít nhất một trong ba hoạt động có liên quan (sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hoặc thủy sản).

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)