Các thành viên hộ trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập hoặc làm việc nhà không hưởng lương. Trong cuộc điều tra, các hoạt động tạo thu nhập được chia thành 4 loại cụ thể là công việc làm công ăn lương, làm nông nghiệp, công việc có liên quan tới các hoạt động phi nông nghiệp tự làm và công việc có liên quan đến các nguồn lực sở hữu chung (CPRs) như thu lượm các lâm sản và đánh bắt cá.
Bảng 2.1: Các hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động ở cấp cá nhân (phần trăm)
Làm việc
Hoạt động tạo thu
nhập
Công việc làm công ăn lương
Công việc nông nghiệp
Làm việc trong doanh
nghiệp phi nông nghiệp
Công việc khai thác từ nguồn
lực sở hữu chung CPR
Việc nhà
Giới tính
Nữ 94,0 87,4 26,9 74,4 16,5 22,1 88,6 Nam 92,6 87,1 41,0 68,8 13,7 25,4 66,1 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 92,9 87,8 27,4 80,2 7,8 44,4 77,0 Nghèo thứ hai 93,8 88,6 36,1 74,9 8,9 31,2 78,6
Nhóm giữa 92,5 86,6 40,3 70,3 15,3 16,0 77,9 Giàu thứ hai 94,5 87,3 35,7 68,7 19,9 14,7 77,2
Giàu nhất 92,4 85,6 31,7 60,8 25,8 8,4 73,3
Tổng 2010 93,2*** 87,2 34,2*** 71,5 15,0 23,8 76,9***
Tổng 2008 91,8 87,0 30,4 72,2 15,5 22,8 69,1
Tổng 2010w 93,3 86,6 35,9 69,8 14,2 20,1 77,1 N 2010=6.187, N 2008=5.606
*** Năm 2008 và 2010 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Hơn 90% thành viên hộ trong độ tuổi lao động đang làm việc và như trình bày trong Bảng 2.1, đây là sự tăng lên có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê so với năm 2008. Số phụ nữ đang làm việc nhiều hơn một chút so với số nam giới và đây cũng giống với tình hình của năm 2008 (các kết quả của năm 2008 không được trình bày). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập là 88% và tỷ lệ này không thay đổi kể từ năm 2008. Nông nghiệp là hoạt động chính của các thành viên hộ nông thôn với 70% cá nhân trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
39
39
của hộ. Công việc làm công ăn lương là hoạt động phổ biến thứ hai nhưng bình quân chỉ có khoảng một phần ba cá nhân trong độ tuổi lao động tham gia vào lĩnh vực họat động này, mặc dù tỷ lệ cá nhân tham gia vào việc làm làm công ăn lương tăng đáng kể trong giai đoạn 2008 - 2010. Khi phân tổ theo giới tính, chúng tôi thấy 40% nam giới và chỉ có 27% phụ nữ tham gia vào công việc làm công ăn lương. Đối với cả hai giới, tỷ lệ công việc làm công ăn lương tăng 4 điểm phần trăm kể từ năm 2008.
Giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, có tương quan tỷ lệ nghịch rõ ràng giữa sự giàu có và làm nông nghiệp và làm công việc khai thác từ nguồn lực sở hữu chung (CPR): cá nhân từ các hộ nghèo thường có xu hướng làm công việc nông nghiệp của hộ và sử dụng các nguồn lực sở hữu chung hơn so với cá nhân từ các hộ giàu. Ngược lại, cá nhân từ các hộ giàu thường có xu hướng làm việc trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp của họ. Tỷ lệ thành viên tham gia vào các doanh nghiệp phi nông nghiệp nhỏ so với các hoạt động tạo thu nhập khác và không thay đổi đáng kể giữa năm 2008 và 2010. Đáng chú ý là tỷ lệ nam giới tham gia vào việc nhà tăng lên gần 13 điểm phần trăm giữa năm 2008 và 2010: trong năm 2010 hai phần ba nam giới tham gia vào việc nhà so với 50% trong năm 2008.
Hình 2.2 trình bày tỷ lệ thành viên hộ trong độ tuổi lao động tham gia vào bốn loại hoạt động trong 12 tỉnh tham gia vào điều tra. Công việc làm công ăn lương phổ biến nhất tại tỉnh Hà Tây cũ, Long An (là những tỉnh đồng bằng gần Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội), Khánh Hòa, Lâm Đồng. Họat động khai thác từ nguồn lực sở hữu chung (CPR) phổ biến nhất tại các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, tại Lào Cai, Điện Biên và Lâm Đồng, sử dụng CPR giảm đáng kể giữa năm 2008 và 2010. Hơn nữa, Lâm Đồng và Đắk Nông hiện nay đã đạt tỷ lệ làm công ăn lương có thể so sánh được so với các tỉnh lân cận.
Hình 2.2: Số người trong độ tuổi lao động tham gia vào bốn loại hoạt động (phần trăm)
N 2010=6.187, N 2008=5.584
Bảng 2.2 trình bày mức thu nhập của hộ có được từ từng hoạt động đã được giảm phát để phản ánh giá cố định năm 2010 của Hà Tây cũ. Thu nhập bình quân năm của các hộ được điều tra trong năm 2010 là 80,9 triệu đồng và đây là mức tăng có ý nghĩa thống kê đáng kể từ mức thu nhập bình quân
40
40
năm 52,7 triệu đồng trong năm 2008. Trên thực tế, mức thu nhập có được tăng đáng kể từ tất cả các nguồn thu nhập. Tuy nhiên thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn quan trọng nhất. Có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh ở cả mức thu nhập có được và tầm quan trọng của các hoạt động tạo thu nhập khác nhau.
Ví dụ, thu nhập bình quân hàng năm cao nhất được quan sát tại Đắk Nông và theo sau rất sát là Long An trong khi thu nhập bình quân năm thấp nhất được quan sát thấy tại Quảng Nam và Lai Châu. Thu nhập từ tiền công tiền lương và thu nhập từ các doanh nghiệp phi nông nghiệp cao nhất tại Hà Tây cũ trong khi thu nhập nông nghiệp và thu nhập từ khai thác nguồn lực sở hữu chung cao nhất tương ứng tại Đắk Nông và Khánh Hòa. Cùng vào thời điểm trên, tiền hỗ trợ nhận được cao nhất tại Phú Thọ và Nghệ An. Cũng có sự khác biệt trong thu nhập bình quân hàng năm theo giới tính của chủ hộ với chủ hộ nam có mức thu nhập bình quân hàng năm là 87 triệu đồng và chủ hộ nữ chỉ có mức thu nhập bình quân hàng năm là 58 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ hộ nữ kiếm được nhiều hơn từ công việc làm công ăn lương và tiền hỗ trợ so với chủ hộ nam. Khác biệt giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm trên thực tế giống như mong đợi.
Bảng 2.2: Thu nhập hộ (‘000 VNĐ ở mức giá cố định năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ) Tổng thu
nhập
Thu từ tiền lương/
tiền công
Thu từ nông nghiệp
Thu từ doanh nghiệp phi nông nghiệp
Thu từ khai thác nguồn lực
sở hữu chung
Tiền hỗ trợ Khác
Tỉnh
Hà Tây 94.182 23.245 13.428 25.099 305 9.930 12.869 Lào Cai 65.704 4.709 28.953 3.327 1.288 6.701 718
Phú Thọ 78.648 15.569 18.768 13.346 783 13.058 3.421 Lai Châu 46.377 8.869 16.549 3.080 2.987 3.263 594
Điện Biên 56.914 8.790 22.390 5.706 1.910 2.627 19 Nghệ An 68.040 16.981 10.953 8.606 1.806 15.512 3.339 Quảng Nam 42.087 14.254 8.685 5.852 3.399 2.603 278 Khánh Hòa 82.927 17.999 8.257 33.738 5.227 9.513 2.409
Đắk Lắk 84.915 12.180 29.098 8.479 299 4.951 4.988
Đắk Nông 126.350 10.678 43.953 17.949 962 5.867 7.340 Lâm Đồng 94.951 14.307 33.183 8.998 1.562 4.312 512 Long An 114.436 22.610 34.488 10.010 864 5.719 16.424 Giới tính
Nữ 58.353 18.249 11.545 5.681 541 10.202 3.538 Nam 87.206 16.135 22.544 14.941 1.621 7.206 7.343 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 41.816 7.960 14.344 1.845 1.787 4.509 1.032 Nghèo thứ hai 61.175 15.572 17.540 4.879 1.092 6.018 2.595 Nhóm giữa 72.389 19.311 17.306 7.505 1.153 7.774 4.633 Giàu thứ hai 103.391 20.135 21.496 24.139 726 8.860 10.549
Giàu nhất 126.229 20.054 30.192 26.325 2.173 12.120 13.792 Tổng 2010 80.941*** 16.583*** 20.169*** 12.928* 1.388* 7.850*** 6.515
Tổng 2008 52.661 12.957 17.016 9.785 1.037 5.355 6.509
Tổng 2010w 83.047 16.747 19.200 16.534 1.778 9.621 4.339
N 2010=2.199, N 2008=2.200, N 2010w=1.312
*** Năm 2008 và 2010 khác biệt có ý nghĩa thốngkê ở mức 1%; * Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
41
41