Phần này trình bày bằng chứng về thu nhập từ tiền gửi và tiền hỗ trợ đối với các hộ được chọn mẫu. Bảng 2.7 trình bày tỷ lệ hộ nhận được tiền hỗ trợ từ tư nhân và nhà nước. Bình quân, 56,8% số hộ nhận được tiền hỗ trợ tư nhân trong năm 2010. Tỷ lệ hộ nhận được tiền hỗ trợ tư nhân đã tăng gần gấp đôi tại hầu hết các tỉnh giữa năm 2008 và 2010. Điều này thống nhất với bằng chứng được trình bày trong Chương 1 rằng tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ tài chính từ con cái cao hơn trong năm 2010 so với năm 2008. Các quy phạm xã hội tại Việt Nam cho thấy con cái và họ hàng gửi tiền về cho gia đình của họ là bình thường. Con cái và họ hàng là các nguồn hỗ trợ tư nhân chính đối với các hộ gia đình trong số liệu của chúng tôi. Sự di cư từ nông thôn ra thành thị tại Việt Nam của con cái và họ hàng và di cư của người Việt Nam ra làm việc tại nước ngoài tăng lên có thể giúp giải thích xu hướng đang tăng lên đối với thực trạng này, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn gần đây tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam.27 Giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, cần lưu ý là có rất ít khác biệt trong việc nhận tiền hỗ trợ tư nhân.
Tiền hỗ trợ nhà nước nhìn chung bao gồm các đóng góp an ninh xã hội của chính phủ kể cả lương hưu. Tỷ lệ hộ nhận được tiền hỗ trợ nhà nước cao nhất tại các tỉnh nghèo như Lai Châu, Lào Cai và Ðiện Biên. Ðiều này cũng được phản ánh bằng tương quan tỷ lệ nghịch giữa nhóm chi tiêu và tỷ lệ hộ nhận tiền hỗ trợ nhà nước. So với năm 2008, tiền hỗ trợ nhà nước cũng phổ biến hơn nhiều trong năm 2010.
27 Tiền gửi về từ người Việt Nam sống tại nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong dòng vốn vào Việt Nam. Tỷ trọng này đã tăng lên đáng kể trong một số năm qua. Không có số liệu tổng hợp về tiền gửi về trong phạm vi Việt Nam.
50
50
Bảng 2.7: Phân bổ tiền hỗ trợ từ nhà nước và tư nhân, phần trăm và theo giá cố định năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ
Nhận hỗ trợ tư nhân (phần trăm)
Nhận hỗ trợ nhà nước (phần trăm)
Tiền hỗ trợ tư nhân nhận được, 000 đồng
(trung bình)
Tiền hỗ trợ nhà nước nhận được, 000 đồng
(trung bình)
2008 2010 2008 2010 2008 2010 2008 2010
Tỉnh
Hà Tây 27,5 52,1 19,4 34,4 6.619 3.550 9.643 6.328 Lào Cai 24,1 37,9 46,0 66,7 571 1.984 342 1.637 Phú Thọ 31,1 60,0 24,6 42,6 1.712 3.477 8.903 10.878 Lai Châu 38,4 91,1 89,3 77,7 114 482 171 443
Điện Biên 20,0 25,7 72,4 59,0 2.334 1.000 569 300
Nghệ An 13,5 75,0 40,1 57,3 5.177 4.000 6.903 4.150 Quảng Nam 39,7 34,5 62,4 47,9 1.147 1.544 229 515 Khánh Hòa 28,9 55,3 26,3 36,8 5.738 5.973 1.262 2.987
Đắk Lắk 91,9 37,0 54,8 53,3 647 1.012 755 1.734
Đắk Nông 8,7 72,8 25,2 48,5 2.697 990 539 1.980 Lâm Đồng 26,9 20,9 22,4 47,8 2.157 8.102 809 3.674 Long An 23,1 87,4 14,7 34,3 3.398 1.414 1.631 1.454 Chủ hộ
Nam 32,2 65,1 35,8 51,8 2.282 3.576 1.362 2.841 Nữ 30,5 54,5 37,0 44,6 1.618 1.980 626 1.515 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 34,4 59,1 58,4 63,6 863 1.029 344 1.127 Nghèo thứ hai 31,7 49,5 43,2 47,9 1.141 1.544 571 1.484 Nhóm giữa 30,9 56,8 31,8 36,8 2.277 2.000 669 2.600 Giàu thứ hai 27,5 57,0 29,1 43,2 1.951 2.059 1.643 3.917 Giàu nhất 30,2 61,4 21,1 39,3 3.424 3.030 10.730 6.302
Tổng 31,0 56,8 36,8 46,2 1.721 2.000 723 1.699
N 2.200 2.200 2.200 2.200 779 1.249 905 1.017
Lượng tiền trung bình hỗ trợ mà các hộ nhận nhận được được trình bày trong Bảng 2.7.28 Lượng tiền nhận được từ tiền hỗ trợ tư nhân cũng như nhà nước có tương quan tỷ lệ thuận với chi tiêu của hộ.
Các hộ giàu nhất nhận được lượng tiền cao hơn từ 3 đến 5 lần so với các hộ nghèo nhất. Điều này có thể được giải thích một phần do thực tế là các hộ nhận được tiền nhiều hơn cũng có thể tiêu dùng nhiều hơn nhưng điều này cũng có thể cho thấy con cái của các hộ có xuất phát giàu hơn được học hành tốt hơn và có thể kiếm được thu nhập cao hơn và gửi nhiều tiền về hơn. Giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, tỷ lệ tiền hỗ trợ tư nhân trong tổng thu nhập là tương đối như nhau. Mặt khác, tiền hỗ trợ nhà nước dường như đóng góp tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập của các hộ giàu hơn. Điều này có thể được giải thích một phần do tiền lương hưu cao hơn ở các hộ giàu hơn. Sau khi điều chỉnh lạm phát, các kết quả cho thấy tiền hỗ trợ tư nhân đã tăng 16% với các mức tăng lớn nhất ở các hộ nghèo.
Tuy nhiên khối lượng tiền mà các hộ nghèo nhận được vẫn chỉ bằng một phần ba khối lượng tiền mà các hộ giàu nhận được. Tiền hỗ trợ nhà nước đã tăng gấp đôi theo giá cố định (giá năm 2010 của Hà Tây cũ). Trong số các hộ nghèo nhất, trong năm 2010 tiền hỗ trợ nhà nước tăng gấp ba, trong khi tiền hỗ trợ này chỉ chiếm 50% giá trị năm 2008 của các hộ giàu nhất.
28 Lượng tiền nhận dược được giảm phát theo giá trị năm 2010 của Hà Tây cũ.
51
51
Phân tổ giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, tỷ trọng của tổng tiền hỗ trợ trong tổng thu nhập của hộ thấp hơn một chút trong năm 2010 so với năm 2008 đối với tất cả các nhóm (Hình 2.6). Tỷ trọng tiền hỗ trợ tư nhân và nhà nước trong tổng thu nhập trong năm 2010 tương đối đồng đều giữa các nhóm chi tiêu và khối lượng gần đạt 30% thu nhập. Tuy nhiên, nếu những hộ không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào cũng được tính vào thì tỷ trọng tiền hỗ trợ tư nhân cũng như nhà nước chỉ là gần 7% thu nhập đối với tất cả các hộ (kết quả không được trình bày).
Hình 2.6: Tỷ lệ tiền hỗ trợ trong tổng thu nhập hộ đối với các hộ nhận hỗ trợ (phần trăm thu nhập bình quân hộ)
N 2010 Tư nhân=1.245, N 2008 Tư nhân=2008, N 2010 Nhà nước=1.015, N 2008 Nhà nước 903
Bảng 2.8 trình bày lý do chính của việc nhận hỗ trợ theo loại tiền hỗ trợ.29 Hỗ trợ từ con cái là lý do chung để nhận hỗ trợ tư nhân. Các hộ nghèo (theo phân loại nghèo của MoLISA) nhận hỗ trợ nhà nước. Hỗ trợ tiền mặt để mừng năm mới (Tết) cũng phổ biến. Một lý do khác không được liệt kê là hỗ trợ sau khi có thảm họa thiên nhiên. Các hộ có chủ hộ nữ nhận nhiều hỗ trợ nhà nước hơn vì họ thường là hộ nghèo.
Bảng 2.8: Lý do chính cho việc hỗ trợ theo loại tiền hỗ trợ (tư nhân hoặc Nhà nước) Tiền hỗ trợ tư nhân, (%) Tiền hỗ trợ công, (%)
Không có lý do cụ thể 35,3 1,2
Chi giáo dục 4,8 2,2
Chi y tế 5,7 18,5
Hỗ trợ con cái 31,1 0,9
Đám cưới/đám ma/lễ tết 16,3 2,6
Đầu tư 0,3 0,9
Lương hưu 0,2 14,5
Được phân loại là hộ nghèo 0,2 18,4
Thuộc dân tộc thiểu số 0,1 9,1
Khác 6,0 32,0
Tổng 100,0 100,0
N 1.249 1.017
29 Tỷ lệ hộ cao dường như không thể đưa ra lý do chính xác cho việc nhận tiền hỗ trợ. Vẫn chưa hiểu rõ được tại sao người được phỏng vấn trả lời theo cách này.
52
52