Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURCs hoặc “Sổ đỏ”) đã được thực hiện từ năm 1990 theo quy định trong Luật Đất đai năm 1987 và Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý đất (hiện nay là Bộ Tài nguyên và môi trường, MoNRE). Tuy nhiên, trước Luật Đất đai năm 1993, việc hiểu quy định này rất hạn chế với hầu hết các địa phương chỉ thực hiện các chương trình thử nghiệm hoặc cấp giấy chứng nhận tạm thời cho các hộ và cá nhân sử dụng đất. Sau khi ban hành Luật Đất đai năm 1993, việc cấp LURC có vai trò quan trọng và việc cấp giấy chứng nhận này cải tiến đáng kể sau Luật Đất đai năm 2003 và đặc biệt kể từ khi thực hiện Nghị quyết số
61
61
07/2007/QH12 (ngày 12/11/2007) của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội cho năm 2008 trong đó MoNRE hướng dẫn các địa phương thúc đẩy việc cấp LURC nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ này vào năm 2010 đối với tất cả các loại đất trên cả nước. Vào đầu năm 2009, tỷ lệ cấp LUCR của cả nước là 88,1% đối với vùng dành cho sản xuất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản, 65,9% đối với đất lâm nghiệp và 79,9% đối với đất ở tại các khu vực nông thôn (MoNRE, 2009).
Trong điều tra của chúng tôi, tất cả các hộ có đất nông nghiệp đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay được gọi là Sổ đỏ. Đây là một loại giấy chứng nhận do hộ nắm giữ trong đó LURC đối với các mảnh đất được đăng ký. Tuy nhiên có sự biến đổi nhiều về tình trạng có Sổ đỏ trong số lượng mảnh đất mà các hộ đăng ký. Hình 3.3 cho thấy tỷ lệ mảnh đất do các hộ trong mẫu VARHS nắm giữ có LURC (hoặc đăng ký trong LURC) là 73% trong năm 2010. Có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh. Tại Phú Thọ và Long An, hầu hết các mảnh đất mà các hộ sở hữu đều có LURC trong khi tại Điện Biên và Lai Châu, dưới 40% số mảnh đất do các hộ sở hữu có giấy chứng nhận. Khác biệt trong việc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa các hộ có chủ hộ nam và các hộ có chủ hộ nữ cũng rất rõ ràng trong Hình 3.3: đất của các hộ có chủ hộ nữ có tỷ lệ có LURC cao hơn so với đất của các hộ có chủ hộ nam. Điều này có thể do nhiều yếu tố, như vị trí và thời điểm có mảnh đất đó hoặc xu hướng của các hộ có chủ hộ nữ tích cực hơn trong việc có được LURC và do vậy đây là một lĩnh vực thú vị dành cho nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Hình 3.3: Tỷ lệ các mảnh đất có sổ đỏ (phần trăm)
N 2010=2.068, N 2008=2.091
Giữa năm 2008 và 2010, chúng tôi thấy có sự sụt giảm tỷ lệ mảnh đất mà hộ làm chủ có giấy chứng nhận mặc dù ở mức tổng hợp, sự sụt giảm này không có ý nghĩa thống kê đáng kể. Đặc biệt tại Lào Cai, chúng tôi quan sát thấy có sự sụt giảm lớn từ 87% số mảnh đất trong năm 2008 xuống còn 58% số mảnh đất trong năm 2010. Có thể có một số giải thích cho sự sụt giảm lớn này và quan sát cho thấy sự sụt giảm nhỏ hơn đối với các nhóm hộ khác. Trước hết, có một số ví dụ về các dự án lớn về cơ
62
62
sở hạ tầng và công nghiệp dẫn đến việc tái phân bổ đất cho người nông dân và những mảnh đất này chưa được cấp LURC mới. Hai là, nhiều mảnh đất lớn hơn được tạo mới từ các nỗ lực dồn điền đổi thửa chưa nhận được LURC. Ba là, trong một số trường hợp chính quyền tỉnh đã cấp LURC tạm thời cho các hộ và các LURC tạm thời này đang được thay thế bằng các LURC chính thức phù hợp với hướng dẫn của nhà nước. Cuối cùng, có thể có các trường hợp hộ chia đất (ví dụ bố mẹ cho con đất) mà chưa được cấp LURC “mới”. Sự thay đổi trong việc cấp LURC cần phải có nghiên cứu sâu hơn nữa để khai thác panel số liệu ở cấp mảnh đất được thu thập từ năm 2006.
Có LURC đảm bảo cho những hộ sử dụng đất. LURC mang lại cho các hộ sự bảo hộ pháp lý trong trường hợp tranh chấp, kiện cáo hoặc điều chỉnh đối với việc sở hữu mảnh đất trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, thông tin thu được cho thấy, vẫn còn nhiều mảnh đất chưa được cấp sổ đỏ và có nhiều lý do từ phía các hộ gia đình cho tình trạng này. Lý do quan trọng nhất (được đề cập trong 43% số trường hợp) là đất được mua trước đây không thuộc về ai. Một lý do khác cũng khá phổ biến là các hộ đơn giản không lấy LURC cho mảnh đất từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan (25% số trường hợp). Trong 18% số trường hợp, các hộ cho rằng có sự thỏa thuận về việc sử dụng đất nhưng các hộ chưa sở hữu LURC. Gần 14% số hộ đưa ra các lý do “khác”. Chỉ có một tỷ lệ rất thấp các trường hợp (0,4%) lý do được đưa ra là đất đang trong tình trạng tranh chấp.
Theo Luật Đất đai năm 1993, LURC chỉ có tên của một người, thường là chủ hộ. Luật Đất đai năm 2003 quy định việc đăng ký tên của cả hai người trong trường hợp các cặp vợ chồng đã kết hôn, có nghĩa là có cả tên của vợ/chồng chủ hộ. Phần lớn người hưởng lợi từ chính sách mới này là phụ nữ vì trong quá khứ đất có liên quan đến các văn bản chỉ được đăng ký dưới tên của người chồng. Mục đích của thay đổi này trong luật là nhằm nâng cao bình đẳng giới tại các khu vực nông thôn. Bảng 3.5 trình bày tóm tắt (những) người có tên trong LURC.
Số liệu cho thấy có sự thay đổi nhỏ qua các năm. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có tên của chủ hộ có trong LURC (82%). Gần 4% các trường hợp, chỉ có tên của vợ/chồng chủ hộ trong LURC và gần 9% LURC có cả tên vợ và chồng. Mức tăng lên nhỏ từ 7,3% trong năm 2008 lên 8,6% trong năm 2010 có ý nghĩa lớn về mặt thống kê nhưng có độ lớn nhỏ. Các hình thức khác, như chủ hộ với con hoặc với người khác không phải là thành viên hộ chiếm 6% số LURC.
Một lần nữa có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh. Một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên có tỷ lệ cao nhất số mảnh đất có cả hai tên trong LURC tương ứng là 49% và 39%, trong khi tại tỉnh miền Bắc như Lai Châu không có LURC nào có cả tên vợ và chồng được đăng ký. Phú Thọ, Quảng Nam và Long An có tỷ lệ dưới 5% LURC có cả tên vợ và chồng được đăng ký. Những khác biệt lớn này giữa các tỉnh có thể do các chính sách khác nhau về phân bổ thông tin hoặc tiến độ thực hiện luật mới khác nhau. Có thể có các lý do khác, ví dụ tại tỉnh nơi có tỷ lệ LURC mới được cấp gần đây cao thường được có tỷ lệ ghi tên hai người trong Sổ đỏ cao hơn do thực hiện theo quy định mới.
Chúng tôi cũng thấy rằng các hộ có chủ hộ nữ thường có tỷ lệ mảnh đất có đăng ký tên của cả vợ và chồng thấp hơn và điều này có ý nghĩa do rất nhiều hộ trong số các hộ này là hộ đơn thân. Cũng có sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm, mặc dù không có hình mẫu rõ ràng nào phát sinh.
63
63
Bảng 3.5: Cơ cấu đăng ký tên trong sổ đỏ (phần trăm) Chỉ có chủ hộ Chỉ vợ/chồng Cả chủ hộ và
vợ/chồng Khác Tỉnh
Hà Tây 79,1 5,2 9,5 6,2
Lào Cai 74,5 0,4 22,5 2,5
Phú Thọ 87,5 2,8 3,2 6,5
Lai Châu 92,3 0,0 0,0 7,7
Điện Biên 83,4 1,8 6,0 8,8
Nghệ An 81,7 2,9 11,7 3,7
Quảng Nam 90,8 2,0 3,8 3,4
Khánh Hòa 63,6 13,1 15,2 8,1
Đắk Lắk 83,2 2,9 6,8 7,2
Đắk Nông 43,4 2,2 49,1 5,3
Lâm Đồng 52,8 0,0 39,4 7,7
Long An 83,2 7,7 3,4 5,8
Chủ hộ
Nữ 76,3 8,9 4,0 10,9
Nam 83,6 2,4 9,7 4,3
Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 80,6 2,0 8,8 8,6
Nghèo thứ hai 86,4 2,3 7,7 3,6
Nhóm giữa 80,1 6,9 6,7 6,3
Giàu thứ hai 80,8 2,9 11,5 4,9
Giàu nhất 82,5 3,6 8,5 5,4
Tổng 2010 82,1 3,6 8,6 5,6
Tổng 2008 80,8 3,2 7,3 8,7
Tổng 2006 83,3 2,7 6,9 7,1
Tổng 2010w 79,8 3,6 10,3 6,2
N 2010=7.659, N 2008=8.374, N 2006=8.667, N 2010w=4.170