Nhiều hộ tham gia vào các doanh nghiệp hộ gia đình23 trong năm 2010 so với năm 2008. Hình 2.5 cho thấy bình quân gần 30% tất cả số hộ được điều tra đang điều hành doanh nghiệp hộ gia đình vào năm 2010 so với tỷ lệ 20% trong năm 2008.24 Xu hướng này đặc biệt rõ ràng tại các tỉnh miền Bắc.
Vai trò của các doanh nghiệp hộ gia đình trong kinh tế nông thôn là rất phức tạp. Một mặt, việc kết hợp dân số đang tăng lên tại các khu vực nông thôn và nguồn lực đất đai hạn chế có thể “thúc đẩy”
số lượng lớn lao động vào các hoạt động phi nông nghiệp như các doanh nghiệp hộ gia đình (Haggblade et al., 2007). Mặt khác, các hộ gia đình có thể bị “kéo” vào các hoạt động kinh doanh quy
23 Ở đây chúng tôi định nghĩa doanh nghiệp hộ gia đình là bất kỳ hoạt động thương mại nào không bao gồm sản xuất nông nghiệp trên thực tế (do vậy mua bán nông phẩm mà hộ gia đình sản xuất cũng được tính).
24 Lưu ý những con số này là ở cấp hộ và do vậy khác với con số 15% được trình bày trong Bảng 2.1 ở cấp cá nhân. Khi được tổng hợp lên cấp hộ, các kết quả nhìn chung thống nhất.
47
47
mô nhỏ vì các cơ hội có lợi ích. Vai trò của các doanh nghiệp hộ gia đình trong việc giảm nghèo đói sẽ dựa vào lý do khởi nghiệp doanh nghiệp. Tuy nhiên Haggblade et al. (2007) lưu ý rằng thậm chí khi các doanh nghiệp hộ gia đình không có hiệu quả, các doanh nghiệp này vẫn giúp giảm nghèo đói nếu nguồn lực được sử dụng trong các doanh nghiệp có các chi phí cơ hội tương đối thấp. Van de Walle và Cratty (2004) nhận thấy trong trường hợp của Việt Nam, sự tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thể là một con đường thoát nghèo cho một số và họ xác định một số nhân tố chung, giáo dục và một số nhân tố khác có tác động tích cực đến cả sự giàu có và sự đa dạng hóa.
Các doanh nghiệp hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam thường chủ yếu tham gia vào bán lẻ, nguyên vật liệu và các nhu yếu phẩm hàng ngày.25 Theo hình 4.1 trong Chương 4 của báo cáo này, các hộ gia đình bán gần 40% sản phẩm trồng trọt mà họ sản xuất ra, một số có thể được bán tại doanh nghiệp hộ. Sự phát sinh doanh nghiệp hộ gia đình có thể là kết quả của việc năng suất lao động tăng.
Liệu đây có phải là nguyên nhân và tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp hộ gia đình mới thành lập là một chủ đề quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai.
Hình 2.5: Tỷ lệ các hộ có doanh nghiệp hộ gia đình (phần trăm)
N 2010=2.220, N 2008=1.694
Bình quân, 28% tất cả số hộ có điều hành doanh nghiệp. Các kết quả từ Lai Châu đặc biệt đáng lưu ý nơi tỷ lệ hộ có doanh nghiệp tăng từ 18% lên 56% trong hai năm. Các hộ có chủ hộ nam có tỷ lệ có doanh nghiệp cao gấp đôi so với các hộ có chủ hộ nữ và các hộ giàu có doanh nghiệp nhiều hơn so với các hộ nghèo hơn. Giữa tất cả các tỉnh, giới tính và nhóm chi tiêu, nhiều hộ tham gia vào doanh nghiệp hộ gia đình hơn trong năm 2010 so với năm 2008 với mức tăng tương đối nhanh nhất được quan sát thấy tại các hộ nghèo nhất. Có thể sự đa dạng hóa ngày càng tăng được trình bày trong Phần 2.2 có nguyên nhân từ việc số lượng hộ có doanh nghiệp tăng lên.
Bảng 2.6 trình bày các đặc điểm của doanh nghiệp hộ gia đình. Chỉ có một phần năm số doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và có hình thức là doanh nghiệp chính thức. Trong số các hộ nghèo
25 Dựa trên đánh mã ngành VSIC cấp 2 số thu được từ VARHS.
48
48
nhất, có ít hơn các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh. Rand and Torm (2010) tìm ra nguyên nhân cho thấy trở thành doanh nghiệp chính thức làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam và điều này khuyến khích rằng việc các hộ gia đình đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình có thể cải thiện được lợi nhuận.26
Bảng 2.6: Giấy phép kinh doanh, địa điểm và đầu tư ban đầu (phần trăm) Tỷ lệ hộ có
doanh nghiệp (phần trăm)
Doanh nghiệp có giấy phép
(phần trăm)
Đóng trụ sở tại nhà (phần
trăm)
Đầu tư ban đầu. 000 đồng
(trung bình)
Số lượng lao động kể cả chủ sở hữu (trung bình)
Số lượng doanh nghiệp
được quan sát Tỉnh
Hà Tây 33,1 24,1 60,4 5.000 2,7 187 Lào Cai 17,2 5,6 55,6 3.000 1,8 18
Phú Thọ 31,5 37,6 38,5 10.000 2,0 117 Lai Châu 56,3 3,0 98,5 500 1,7 66
Điện Biên 17,1 13,6 59,1 1.750 2,3 22
Nghệ An 28,6 19,4 43,5 3.000 2,1 62 Quảng Nam 23,4 33,8 44,6 3.000 1,5 74 Khánh Hòa 36,8 17,6 5,9 20.000 2,3 17
Đắk Lắk 21,5 27,0 43,2 10.000 2,2 37
Đắk Nông 28,2 16,7 61,1 10.000 2,8 36
Lâm Đồng 17,9 11,1 44,4 9.000 2,0 18 Long An 21,7 18,3 40,8 5.000 2,0 71 Chủ hộ
Nam 18,7 32,3 51,0 5.000 2,7 100 Nữ 30,8 17,4 47,8 5.000 1,7 624
Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 21,1 2,9 73,8 1.000 1,4 103 Nghèo thứ hai 18,5 17,4 39,5 2.000 1,6 86
Nhóm giữa 26,8 19,6 52,9 4.000 2,2 138 Giàu thứ hai 35,0 24,0 52,6 5.000 2,4 192
Giàu nhất 39,5 36,4 47,6 10.000 2,6 206
Tổng 2010 28,2 22,9 52,7 5.000 2,2 725
Tổng 2008 20,5 24,5 54,1 5.000 2,1 416
Tổng 2010w 27,2 24,0 45,9 5.000 2,4 435 N 2010 2.220 725 725 725 725 725 N 2008 1.694 416 416 416 416 416
26 Doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm doanh nghiệp hộ gia đình.
49
49
Hầu hết các doanh nghiệp đóng trụ sở tại nhà và thuê thêm một lao động ngoài chủ sở hữu. Các doanh nghiệp của các hộ có chủ hộ nam bình quân lớn hơn so với các doanh nghiệp của các hộ có chủ hộ nữ và các hộ giàu hơn thuê nhiều lao động hơn. Đầu tư bình quân ban đầu cần để khởi nghiệp doanh nghiệp là 5 triệu đồng. Trong số các hộ nghèo, đầu tư ban đầu chỉ là 1 triệu đồng trong khi vốn đầu tư này là 10 triệu đồng đối với các hộ giàu nhất. Doanh nghiệp hộ trong nhóm chi tiêu giàu nhất lớn hơn (có nhiều lao động hơn và cần vốn đầu tư ban đầu cao hơn) thường là các doanh nghiệp chính thức và ít đóng trụ sở tại nhà hơn. Điều này tương ứng với các phát hiện được trình bày trong Bảng 2.4 rằng các hộ giàu dành nhiều thời gian và kiếm được nhiều tiền hơn từ doanh nghiệp hộ gia đình so với các hộ nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ ngày càng tăng các hộ nghèo vận hành doanh nghiệp hộ gia đình có thể cho thấy quá trình thu hẹp khoảng cách đang diễn ra.
20% doanh nghiệp hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ (kết quả không được trình bày) và 11% tham gia vào chế biến đồ uống như rượu được nấu từ gạo hoặc ngô. Các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp như buôn bán giống cây trồng hoặc phân bón, sản xuất các sản phẩm gỗ và lưu trú là các hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp hộ gia đình.
Bình quân, mỗi hộ có 0,4 thành viên trong độ tuổi lao động (nam và nữ) làm việc trong doanh nghiệp hộ gia đình (kết quả không được trình bày). Mặc dù số lượng doanh nghiệp hộ gia đình tăng lên tại tất cả các tỉnh (xem Hình 2.5), số thành viên hộ làm việc trong các doanh nghiệp hộ gia đình giữa các tỉnh ít thay đổi hơn. Tại các tỉnh như Hà Tây cũ và Long An, việc di cư đến các trung tâm thành thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể giải thích được điều này. Hơn nữa, thành viên của các hộ giàu hơn có xu hướng làm việc trong doanh nghiệp hộ gia đình cao hơn. Điều này nhất quán với các phát hiện ở trên rằng các hộ giàu hơn có xu hướng có doanh nghiệp và các doanh nghiệp này lớn hơn so với doanh nghiệp của các hộ nghèo hơn.