Cung đầu vào và cầu đầu ra của lúa gạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 84 - 87)

Trong phần này chúng tôi tập trung vào phân tích cho lúa gạo do tầm quan trọng của sản phẩm này đối với các tỉnh được chọn mẫu (82% hộ sản xuất trồng trọt trồng lúa). Không chỉ có cung đầu vào (các nhà cung cấp lúa giống) mà cầu đầu ra (những người mua gạo) cũng rất quan trọng vì gần một

84

84

phần ba sản lượng lúa sản xuất ra được bán và tỷ lệ này đã tăng lên kể từ năm 2006. Hình 4.7 minh họa các hộ có được giống lúa gạo từ đâu (phần A cung cấp thông tin chi tiết cho năm 2010 và phần B trình bày sự thay đổi giữa năm 2008 và 2010). Các hợp tác xã cung cấp gần một nửa (48%) lúa giống cho hộ và đây là sự sụt giảm nhẹ so với năm 2008 (55%). Gần một phần tư (23%) số hộ mua lúa giống từ công ty giống, tăng lên so với mức của năm 2008 (18%). Chợ địa phương cũng trở nên phổ biến hơn như một nơi để bán lúa giống với 14% số hộ mua lúa giống tại đây so với tỷ lệ này ở mức 7%

trong năm 2008. Kết quả là, chợ địa phương đã trở nên có tầm quan trọng như nhà tích trữ giống với vai trò là một nguồn cung cấp giống.

Hình 4.7: Các nhà cung cấp lúa giống (phần trăm) A. Các nhà cung cấp lúa giống, 2010

B. Các nhà cung cấp lúa giống, những thay đổi giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh

N 2010= 1.269, N 2008=1.351

85

85

Các hộ có chủ hộ nam thường mua giống từ hợp tác xã trong khi các hộ có chủ hộ nữ thường mua giống từ các nhà tích trữ giống. Việc sử dụng các nhà cung cấp khác khá như nhau giữa các hộ có chủ hộ nam và các hộ có chủ hộ nữ. Có sự khác biệt đáng chú ý giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm nhưng khó xác định được một mô hình thống nhất mặc dù các hộ trong những nhóm giàu hơn thường mua giống từ hợp tác xã và phần nào ít mua giống hơn từ các công ty giống.

Mua lúa giống từ các hợp tác xã dường như phổ biến hơn tại các tỉnh miền Bắc nhưng tỉnh có tỷ lệ hộ cao nhất mua giống từ hợp tác xã là Khánh Hòa (86%). Phú Thọ là một ngoại lệ trong nhóm các tỉnh miền Bắc với tỷ lệ dưới một nửa số hộ mua giống từ hợp tác xã (36%). Các nhà tích trữ giống và/hoặc các công ty giống là phương thức cung cấp giống phổ biến nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và Long An.

Phần B của Hình 4.7 trình bày tổng quan những thay đổi giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh. Tại hầu hết các tỉnh, tầm quan trọng của các hợp tác xã với vai trò như các nhà cung cấp giống hoặc đã giảm hoặc giữ nguyên. Chỉ có tại Lào Cai và Khánh Hòa, tầm quan trọng của hợp tác xã tăng mạnh (tương ứng là 19 và 59 điểm phần trăm). Ở những tỉnh mà tầm quan trọng của các hợp tác xã giảm, chợ địa phương hoặc các công ty giống dường như có vai trò tăng lên. Vai trò của chợ địa phương đã tăng lên nhanh tại Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Nam, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Phần A của Hình 4.8 mô tả vai trò của hộ gia đình như những người mua lúa gạo đã tăng lên trong giai đoạn hai năm trước năm 2010. 57% số hộ bán gạo cho biết các hộ khác là những người mua chủ yếu trong khi tỷ lệ này chỉ là 34% trong năm 2008. Tương ứng, tỷ lệ những nhà buôn tư nhân giảm từ việc chiếm tỷ lệ 65% trong số những người mua lúa gạo chính trong năm 2008 xuống chỉ còn 42% trong năm 2010. Không có khác biệt lớn giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm trong năm 2010 trong khi trong năm 2008, tỷ lệ hộ là những người mua gạo giảm rõ rệt cùng với sự giàu có (và ngược lại đối với các nhà buôn tư nhân). Trong năm 2010, chỉ có nhóm rất giàu vẫn có tỷ lệ hộ mua gạo thấp nhất (51%).

Chúng tôi thấy không có sự khác biệt về người mua gạo giữa các hộ có chủ hộ nam và các hộ có chủ hộ nữ trong năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2010, dường như các hộ là những người mua gạo quan trọng từ các hộ có chủ hộ nữ. Có sự khác biệt đáng lưu ý giữa các tỉnh với tỷ lệ hộ mua gạo rất cao ví dụ như tại Hà Tây cũ (86%), Lào Cai (93%) hoặc Khánh Hòa (80%). Ở cuối đồ thị, hộ gia đình chiếm tỷ lệ rất thấp tại Long An (7%), Lâm Đồng (23%) và Điện Biên (26%).

Phần B của Hình 4.8 cho thấy trong khi sự tồn tại của những nhà buôn tư nhân rõ ràng hơn tại các tỉnh miền Nam trong năm 2008 thì sự khác biệt này không còn rõ ràng nữa. Tỷ lệ nhà buôn tư nhân giảm ở hầu hết tất cả các tỉnh miền Nam (trừ tại Khánh Hòa là ngoại lệ trong năm 2008 với 100%

người mua là hộ gia đình) và tại hầu hết các tỉnh miền Bắc trừ Phú Thọ và Điện Biên. Sự sụt giảm thuần tỷ lệ hộ gia đình chủ yếu bán gạo cho các nhà buôn tư nhân tại các tỉnh miền Nam lớn hơn nhiều so với các tỉnh miền Bắc cho thấy có sự tập trung về hành vi giữa các tỉnh.

86

86

Hình 4.8: Người mua lúa gạo từ các hộ sản xuất gạo (phần trăm số hộ bán gạo) A. Người mua gạo, chi tiết năm 2010

B. Người mua gạo, những thay đổi giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh

N 2010=935, N 2008=869

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)