Khi sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, các hộ sử dụng ngày càng nhiều các đầu vào là sản phẩm của sản xuất công nghiệp làm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của mình. Việc sử dụng những đầu vào trên là một chỉ tiêu tốt về giai đoạn phát triển nông nghiệp. Bảng 4.3 trình bày tỷ lệ hộ đang sử dụng một số loại đầu vào.35 Trừ phân bón hữu cơ và cây giống, hầu hết các hộ sử dụng các đầu vào được liệt kê trong bảng hỏi, đặc biệt đáng lưu ý là việc sử dụng một cách rộng rãi phân bón hóa học. Đối với cây giống, phân bón hữu cơ tự cung cấp và phân bón hóa học, tỷ lệ người sử dụng giảm giữa năm 2006 và 2008 (và sự sụt giảm này khá lớn đối người sử dụng với cây giống, phân bón hữu cơ tự cung cấp) nhưng sau đó lại có sự tăng nhẹ. Đối với phân bón hữu cơ mua, số người sử dụng tăng lên 3 điểm phần trăm giữa năm 2006 và 2008 nhưng kể từ đó thì chỉ có sự tăng nhẹ lên 1 điểm phần trăm.
Hỗn hợp đầu vào có tính đặc trưng theo tỉnh như dự kiến do việc sử dụng đầu vào cũng có liên quan đến hình thức các hoạt động hoặc mùa vụ được canh tác và các đặc điểm khác của tỉnh như sự màu mỡ của đất đai. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ được sử dụng tại tất cả các tỉnh nhưng mô hình sử dụng đầu vào có tương quan với các nhu cầu (hoặc khó khăn) khác nhau của các tỉnh. Các hộ có chủ hộ nữ thường ít sử dụng một số đầu vào (đối với hạt giống, phân bón hóa học và phân bón hữu cơ được mua, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đáng kể).
Dường như không có mối quan hệ thống nhất giữa việc sử dụng các đầu vào và nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm. Chỉ có phân bón hữu cơ mua được sử dụng ít hơn đáng kể trong nhóm nghèo nhất (4% so với 11% trong nhóm nghèo thứ hai và thậm chí lớn hơn trong các nhóm giàu hơn). Phần lớn của khác biệt này đi kèm với địa điểm.36 Các tỉnh có nhiều hộ nghèo sinh sống ít sử dụng loại phân hữu cơ mua này (Lai Châu, Điện Biên). Giải thích ở đây có thể là người dân không biết các đầu vào, các đầu vào không sẵn có hoặc nhìn chung là quá đắt. Dường như giải thích đầu tiên không chính xác vì phân bón hữu cơ có thể tự túc được kể cả các hộ nghèo nhất và các hộ trong các tỉnh có nhiều hộ nghèo sử dụng. Do vậy giải thích dường như có liên quan đến chi phí và/hoặc tính sẵn có của các đầu vào.
35 Bảng cho thấy thông tin về việc hộ có sử dụng đầu vào hay không. Sự thay đổi khối lượng không nhất thiết phải đi cùng hướng.
36 Cũng có thể là phân bón hữu cơ đắt hơn các loại phân bón khác và được dành cho một số loại cây trồng đặc biệt hơn là cho nông dân nói chung sử dụng.
79
79
Bảng 4.13: Các hộ trồng trọt sử dụng đầu vào (phần trăm) Hạt giống Cây giống Phân bón
hóa học
Phân bón hữu cơ (tự cấp)
Phân bón hữu cơ (mua)
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
Tỉnh
Hà Tây 96,5 19,8 96,2 34,2 22,6 93,5 Lào Cai 95,3 66,3 97,7 98,8 1,2 89,5
Phú Thọ 93,6 53,2 98,9 75,4 0,0 89,3 Lai Châu 99,0 35,0 80,0 2,0 0,0 78,0
Điện Biên 98,1 30,1 65,0 14,6 0,0 90,3
Nghệ An 87,7 19,1 94,4 82,1 8,0 84,0
Quảng Nam 96,8 20,2 97,6 64,5 14,9 94,8 Khánh Hòa 80,0 32,0 92,0 20,0 0,0 92,0
Đắk Lắk 77,2 52,0 97,6 41,5 17,9 91,1
Đắk Nông 50,0 40,4 96,8 33,0 5,3 94,7
Lâm Đồng 33,9 79,0 95,2 21,0 59,7 91,9 Long An 79,6 10,0 87,8 9,0 5,4 82,8
Chủ hộ
Nữ 85,4 26,9 92,8 37,5 12,5 83,8 Nam 88,3 33,6 93,3 47,3 11,1 91,1
Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm
Nghèo nhất 93,4 32,9 89,9 48,4 3,7 87,7 Nghèo thứ hai 93,1 34,0 94,4 51,3 11,4 92,9 Nhóm giữa 87,4 29,1 94,0 42,4 15,2 91,6 Giàu thứ hai 84,8 34,1 94,6 42,0 13,3 88,6 Giàu nhất 78,6 30,9 93,4 41,7 14,3 87,1
Tổng 2010 87,7 32,2 93,2 45,3 11,4 89,6
Tổng 2008 89,4 23,8 92,0 43,6 10,1 92,2
Tổng 2006 91,6 33,5 95,3 57,9 7,6 91,5
Tổng 2010w 85,9 32,3 93,7 52,4 14,1 88,3
N 2010=1.902, N 2008=1.946, N 2006=1.896, N 2010w=1.152
Việc sử dụng đầu vào “lao động thuê ngoài” phổ biến trong sản xuất trồng trọt nhưng ít phổ biến hơn rất nhiều trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (Hình 4.2). Hơn nữa, sử dụng “lao động thuê ngoài” ngày càng tăng lên theo thời gian trong sản xuất trồng trọt (32% trong năm 2006, 46% trong năm 2008 và 49% trong năm 2010). Sự tăng lên mạnh giữa năm 2006 và 2008 một phần có thể được giải thích là do giá nông sản cao hơn mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các hộ để thuê lao động. Giá thế giới giảm giữa năm 2008 và 2010 có thể giải thích cho sự sụt giảm trong việc sử dụng lao động cho sản xuất trồng trọt. Việc sử dụng lao động thuê ngoài gần như không tồn tại trong cả sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ tương ứng gần 1% và 5% số hộ sử dụng đầu vào này.
Việc sử dụng lao động thuê ngoài phổ biến hơn trong các hộ sản xuất trồng trọt tại Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Đắk Nông so với các hộ tại các tỉnh khác. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đáng kể trong việc sử dụng lao động thuê ngoài theo giới tính của chủ hộ cho một trong ba hoạt động nông nghiệp nhưng có tương quan rõ ràng giữa các nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm với nhóm nghèo nhất có tỷ lệ số hộ thấp nhất sử dụng lao động thuê ngoài trong cả ba hoạt động.
80
80
Hình 4.2: Các hộ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sử dụng lao động thuê ngoài (phần trăm)
N 2010 trồng trọt=1.931, N 2008 trồng trọt=1.983, N 2006 trồng trọt=1.896 N 2010 chăn nuôi=1.539, N 2008 chăn nuôi=1.547, N 2006 chăn nuôi=1.666
N 2010 nuôi trồng thủy sản =318, N 2008 nuôi trồng thủy sản=303, N 2006 nuôi trồng thủy sản=314 Đối với nuôi trồng thủy sản, các kết quả cho từng tỉnh không được trình bày do số lượng quan sát ít.
Hình 4.3 trình bày tỷ lệ hộ sử dụng các khoản vay cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong khi có tỷ lệ số hộ khá cao sử dụng lao động thuê ngoài trong các hoạt động sản xuất trồng trọt, tỷ lệ hộ sử dụng các khoản vay cho sản xuất trồng trọt thấp hơn nhiều. Tình trạng ngược lại xảy ra với sản xuất chăn nuôi với tỷ lệ hộ sử dụng các khoản vay sản xuất cao hơn so với tỷ lệ hộ sử dụng lao động thuê ngoài. Trong năm 2010, tỷ lệ hộ sử dụng các khoản vay cho sản xuất cả trồng trọt và chăn nuôi gần như bằng nhau. Trong chăn nuôi, 25% tổng số hộ có vay trong năm 2006.
Tỷ lệ này giảm mạnh xuống còn 13% trong năm 2008 và giảm nhẹ hơn nữa xuống còn 11% trong năm 2010. Trong sản xuất trồng trọt, việc sử dụng các khoản vay sản xuất dường như ổn định quanh tỷ lệ 12% trong khi với nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ này luôn thấp hơn so với trong hai hoạt động trên và tỷ lệ này giảm từ khoảng gần 5,5% xuống còn 3,0% trong hai năm đến năm 2010.
Các khoản vay cho sản xuất trồng trọt rất phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) và tại Long An trong đó tỷ lệ hộ sản xuất trồng trọt có khoản vay nằm giữa 28% đến 48%. Sự khác biệt này, một lần nữa, có thể do loại cây trồng cụ thể được canh tác trong các vùng. Cà phê được trồng tại Tây Nguyên và cây ăn quả được trồng tại Long An, và cả hai loại cây này đều có đặc điểm là thời gian kéo dài từ thời điểm trồng đến lúc thu hoạch và do đó thường cần phải sử dụng vốn vay. Đối với sản xuất trồng trọt, dường như có nhiều hoạt động tín dụng tại các tỉnh miền Nam hơn nhưng các khoản vay cho sản xuất chăn nuôi phổ biến hơn tại các tỉnh miền Bắc so với các tỉnh miền Nam. Trên thực tế, tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhất có khoản vay là tại tỉnh Điện Biên (22%). Trong số liệu năm 2008, các khoản vay chăn nuôi phổ biến hơn tại các tỉnh miền Bắc nhưng quan sát này không đúng đối với năm 2010 do việc sử dụng các khoản vay chăn nuôi tăng tại Quảng Nam và đặc
81
81
biệt là tại Đắk Lắk và Long An và việc sử dụng các khoản vay chăn nuôi khá ổn định hoặc xu hướng sụt giảm tại các tỉnh miền Bắc (trừ Điện Biên).
Hình 4.3: Các hộ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sử dụng vốn vay sản xuất (phần trăm)
N 2010 trồng trọt=1.931/N 2008 trồng trọt=1.983/N 2006 trồng trọt=1.896 N 2010 chăn nuôi=1.539/N 2008 chăn nuôi=1.547/N 2006 chăn nuôi=1.666
N 2010 nuôi trồng thủy sản=318/N 2008 nuôi trồng thủy sản=303/N 2006 nuôi trồng thủy sản=314 Đối với nuôi trồng thủy sản, các kết quả cho từng tỉnh không được trình bày do số lượng quan sát ít.
Mặc dù Hình 4.3 cho thấy các hộ có chủ hộ nữ có tỷ lệ có khoản vay ít hơn nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê đáng kể đối với các hoạt động trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn đối với sản xuất chăn nuôi trong đó chỉ có 7% số hộ có chủ hộ nữ có khoản vay so với 12% số hộ có chủ hộ nam có khoản vay. Liệu thực trạng này là do phụ nữ có mức tiết kiệm cao hơn hay do họ gặp nhiều khó khăn khi vay mượn hơn vẫn còn chưa rõ ràng.37 Trong khi khác biệt theo nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm dường như không quá lớn, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất về các khoản vay sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Những khác biệt này trái ngược với các kết quả năm 2008 trong đó nhóm nghèo nhất có xu hướng sử dụng khoản vay cho sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. Những kết quả này cho thấy các nhóm nghèo nhất hoặc đã giảm đầu tư vào trồng trọt/chăn nuôi hoặc đã tìm được những cách thức khác để cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư này ví dụ như thông qua tiết kiệm tăng.38