Hạn chế trong sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 64 - 67)

Do các quan ngại chủ yếu về an ninh lương thực, Chính phủ Việt Nam giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác và sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp khác. Bảng 3.6 trình bày tỷ lệ mảnh đất bị hạn chế sử dụng và các hình thức hạn chế khác nhau đối với đất được các hộ được điều tra sử dụng

64

64

Bảng 3.6: Hạn chế đối với đất không phải là đất ở (phần trăm) Các hình thức hạn chế lựa chọn cây trồng

Hạn chế chính thức về lựa chọn

cây trồng

Trồng lúa tất cả các mùa

Trồng lúa

một số mùa Khác

Xây dựng công trình kiên cố

(phần trăm không được

phép)

Chuyển sang sử dụng phi nông nghiệp (phần trăm không được phép) Tỉnh

Hà Tây 58,2 12,1 83,8 4,2 93,4 92,1

Lào Cai 1,4 83,3 0 16,7 68,1 66,1 Phú Thọ 33,5 22,6 73,9 3,5 85,5 85,7

Lai Châu 0,0 79,5 81,2

Điện Bięn 7,8 80 17,8 2,2 71,3 76,9

Nghệ An 46,5 27 62 11 79,6 79,2 Quảng Nam 40,4 49,1 44,0 6,8 85,4 81,7

Khánh Hòa 0,0 58,0 55,6

Đắk Lắk 5,5 20 68 12 66,0 63,5

Đắk Nông 5,6 25 68,8 6,3 31,7 31,9

Lâm Đồng 0,0 30,2 24,1

Long An 6,2 77,8 20 2,2 68,9 68,2 Chủ hộ

Nữ 32,7 27,2 65,7 7,1 80,1 78,9 Nam 30,8 24,1 70,8 5,1 80,2 79,9 Nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm

Nghèo nhất 19,9 27,9 65,3 6,8 77,0 76,1 Nghèo thứ hai 30,3 22,5 69,1 8,5 82,1 81,1

Nhóm giữa 35,7 27,4 68,4 4,3 82,6 82,9 Giàu thứ hai 35,7 22,2 74,8 3,0 80,2 79,3

Giàu nhất 35,6 24,4 70,3 5,3 78,8 78,8

Tổng 2010 31,0 24,7 69,9 5,4 80,2 79,7

Tổng 2008 45,1 42,6 50,4 7,1 80,3 81,0

Tổng 2006 53,7 35,2 56,0 8,7 80,8 81,0

Tổng 2010w 32,1 24,9 68,2 6,9 78,6 78,2

N 2010=9,087, N 2008=9,750, N 2006=9,940, N 2010w=5,332

Mặc dù có các hạn chế và nỗ lực của một số địa phương trong việc duy trì đất trồng lúa, tổng diện tích trồng lúa tại Việt Nam vẫn đang giảm đi. Tính bình quân cho giai đoạn 2000-2009, diện tích đất trồng lúa giảm trung bình gần 18 nghìn héc ta hàng năm. Phần lớn đất được “chuyển đổi” này nằm trong các khu vực màu mỡ của Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long (MoNRE, 2009). Trong phần này, chúng tôi phân tích những hạn chế mà chính quyền đặt ra về việc sử dụng đất nông nghiệp. Vì quan tâm đến việc sử dụng đất, chúng tôi tính tất cả các loại đất mà hộ sử dụng cho dù đó là đất hộ làm

65

65

chủ, đất thuê hay đất mượn. Các mảnh đất chỉ được sử dụng cho mục đích để ở (đất thổ cư) bị loại khỏi phân tích này.

Như Bảng 3.6 cho thấy, tính bình quân, có các hình thức hạn chế chính thức đối với khoảng một phần ba tổng số các mảnh đất và tỷ lệ này đang giảm đi mạnh qua các năm. Hình thức hạn chế phổ biến nhất là buộc người nông dân trồng lúa (94,6% tổng số các hạn chế). Hạn chế có thể được đặt ra trong một số hoặc trong tất cả các mục như được trình bày trong Hình 3.4, mức độ chặt chẽ của các hạn chế (được đo lường theo cách này) thay đổi giữa các tỉnh. Trong năm 2010, 25% số mảnh đất bị hạn chế bị hạn chế trong tất cả các mùa và tỷ lệ này thấp hơn so với các mức của năm 2006 và 2008.

Mức độ chặt chẽ cao trong năm 2008 có thể phản ánh phản ứng của chính quyền đối với sự tăng giá lương thực năm 2008 (đặc biệt là giá gạo). Như Hình 3.4 trình bày, mức độ chặt chẽ đặc biệt rõ ràng tại một số tỉnh cụ thể như Phú Thọ, Lai Châu và Nghệ An ở miền Bắc và Quảng Nam, Khánh Hòa và ở mức ít chặt chẽ hơn một chút tại Đắk Nông ở miền Nam.

Hình 3.4: Phần trăm các mảnh đất bị hạn chế nơi hộ gia đình cần cấy lúa tất cả các mùa

N 2010=2.820, N 2008=4.367, N 2006=5.333

Nhìn chung, hạn chế trong lựa chọn cây trồng thay đổi giữa các tỉnh, phổ biến nhất tại Hà Tây cũ ở Đồng bằng sông Hồng, tại Nghệ An và Quảng Nam ở miền Trung và tại Phú Thọ ở trung du miền núi phía Bắc. Dường như không có tương quan rõ ràng giữa các hạn chế và giới tính của chủ hộ hoặc nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm của hộ.

Các hạn chế khác đối với đất nông nghiệp, ví dụ như công trình xây dựng kiên cố hoặc về chuyển mục đích sử dụng đất sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp cũng tồn tại và thậm chí phổ biến hơn so với hạn chế về cây trồng. Khoảng 80% số mảnh đất bị hạn chế theo những cách thức này (Bảng 3.6) và một lần nữa có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh. Số liệu cho thấy các hạn chế nghiêm ngặt vẫn tồn tại ở miền Bắc. Hơn nữa, những hình thức hạn chế này không giảm theo thời gian.

Hình 3.5 minh họa về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan như thế nào đối với những hạn chế đối với mảnh đất về mặt lựa chọn cây trồng. Các hạn chế về mặt lựa chọn cây trồng giảm theo các năm điều tra đối với cả đất có và đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói

66

66

chung, các mảnh đất có LURC thường bị hạn chế hơn về mặt lựa chọn cây trồng. Điều này dường như có tương quan với loại đất và chất lượng của mảnh đất hoặc với thực tế là có LURC làm cho các hạn chế trở nên bắt buộc hơn. Có sự khác nhau lớn giữa các tỉnh trong mối quan hệ giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hạn chế. Tại một số tỉnh, các mảnh đất không có LURC thường bị hạn chế hơn (ví dụ tại Phú Thọ, Đắk Nông và Long An) trong khi tại các tỉnh khác thì tình hình ngược lại.

Đáng chú ý là sự khác biệt trong các hạn chế giữa các mảnh đất có và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rõ ràng hơn đối với các mảnh đất của các hộ có chủ hộ nam so với các mảnh đất của các hộ có chủ hộ nữ và đối với các mảnh đất của các hộ nghèo hơn (ba nhóm chi tiêu lương thực thực phẩm thấp nhất).

Hình 3.5: Tỷ lệ các mảnh đất bị hạn chế cây trồng theo tình trạng sổ đỏ (phần trăm)

N 2010=9.087, N 2008=13.972, N 2006=9.940

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế nông thôn việt nam 2010 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(289 trang)