PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Các bước tiến hành nghiên cứu

Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Để làm được điều đó nhà nghiên cứu phải xác định nguồn, nơi có thể thu thập được số liệu thích hợp. Sau đó, cần phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu được thông tin, dữ liệu phù hợp. Trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp nào phụ thuộc vào dữ liệu cần thu thập. Có thể tổng hợp các bước nghiên cứu như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải xác định được vấn đề nghiên cứu là gì. Hiểu vấn đề một cách rõ ràng sẽ giúp cho việc nghiên cứu đạt được hiệu quả và tập trung sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phải trả lời được cho các câu hỏi sau:

- Nghiên cứu trong lĩnh vực nào?

- Nghiên cứu vấn đề nào?

- Tại sao phải lựa chọn vấn đề đó?

- Nghiên cứu để làm gì?

- Phải trả lời các câu hỏi nào?

Bước 2: Xác định loại hình nghiên cứu

Có thể phân chia làm 2 nhóm: Nghiên cứu định tính (qualitative) và nghiên cứu định lượng (Quantitative). Việc lựa chọn loại hình nghiên cứu phụ thuộc vào tính chất của đề tài.

- Nghiên cứu định tính: là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặt điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

33

- Nghiên cứu định lượng: là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch

Bước 3: Phương pháp thu thập dữ liệu để nghiên cứu

Sau khi xác định vấn đề và loại hình nghiên cứu, bước tiếp theo trong tiến hành nghiên cứu là xác định dữ liệu cần thu thập và thu thập bằng phương pháp nào. Dữ liệu trong nghiên cứu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đây là các nguồn dữ liệu chính:

- Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập

- Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu được thu thập từ đối tượng nghiên cứu. Nó còn gọi là dữ liệu gốc, chưa được xử lý, vì vậy dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào các đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của đối tượng, phát hiện quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật nhưng lại mất thời gian, và tốn kém chi phí để thu thập, dữ liệu sơ cấp có thể lấy từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra.

Bước 4: Phương pháp phân tích dữ liệu

Tùy theo tính chất của loại hình nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để dẫn đến kết quả đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy. Hiện nay, với sự phổ biến của các phần mềm SPSS, excel,... công việc tính toán sẽ hết sức thuận lợi

Bước 5: Diễn giải kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cần được trình bày khách quan, rõ ràng và thể hiện tính hệ thống, nhất quán trong tiến trình nghiên cứu. Trình bày dữ liệu được bám sát các mục tiêu nghiên cứu được xác định ở bước 1. Nhắc lại những câu hỏi nghiên cứu và sau đó trình bày các khuyến nghị của tác giả dựa trên các dữ liệu để giải quyết những vấn đề này

34

2.1.2. Thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp)

* Thu thập dữ liệu thứ cấp Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

Hình 2.1. Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp Trong các bước trên cần chú ý:

- Bước 1 tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa mang tính chất quyết định cho tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu phải cẩn thận, chỉ chọn những thông tin cần thiết, có đô tin cậy cao.

- Tất cả dữ liệu thu thập cần được tóm lược hoặc đưa vào bảng để tiện việc sử dụng

* Thu thập dữ liệu sơ cấp

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp, trong đó

35

phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phỏng vấn các đối tượng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn

- Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp:

Hình 2.2. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp Phỏng vấn dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn. Bản chất của việc phỏng vấn trực tiếp là tiến trình tiếp xúc giữa hai cá nhân, trong đó người phỏng vấn cố gắng thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của người được chọn để phỏng vấn Phương pháp này có thể tóm tắt qua các công việc cụ thể như sau:

-Người phỏng vấn đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những thành viên dự kiến theo mẫu lựa chọn.

- Trực tiếp phỏng vấn các đối tượng đã lựa chọn

- Ghi chép các phản ứng của người được phỏng vấn một cách trung thực về những vấn đề có liên quan với nội dung nghiên cứu.

- Tổng hợp thông tin đã thu thập trong cuộc phỏng vấn và tiến hành phân tích thông tin.

36

- Hoàn thành công việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn

Theo tiến trình này, sau khi thiết lập mối quan hệ xã hội, người được phỏng vấn hiểu rõ lý do thì người phỏng vấn sẽ dùng bảng câu hỏi để trao đổi với đối tượng và tự ghi chép thông tin cần thiết.

Trong quá trình nghe đối tượng trả lời, người phỏng vấn phải chú ý các điểm sau:

Đối tượng có hiểu câu hỏi không?

Đối tượng có phản ứng gì? Ý nghĩa của phản ứng đối với mỗi câu hỏi.

Trên cơ sở đó, người phỏng vấn xếp lại các phản ứng vào bảng câu hỏi dự kiến trước hoặc người phỏng vấn ghi chép vào sổ tay để tổng kết sau đó.

Cuộc phỏng vấn sẽ đạt yêu cầu khi người phỏng vấn có bảng câu hỏi đã được soạn thảo cẩn thận phù hợp với từng đối tượng được phỏng vấn.

Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn sẽ thành công hơn nếu người phỏng vấn có sự nhạy cảm, nắm bắt sự thay đổi về tâm trạng, cử chỉ, lời nói hoặc mối quan hệ thân thiết với đối tượng..., đồng thời người phỏng vấn tạo mối quan hệ xã hội tốt ở giai đoạn ban đầu sẽ làm cho cuộc thảo luận cởi mở, thu thập được những thông tin đáng tin cậy hơn.

- Bảng câu hỏi

Có hai dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở

Câu hỏi mở là dạng câu hỏi không cấu trúc sẵn phương án trả lời, do đó người trả lời có thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghi chép lại đầy đủ các câu trả lời

Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi mà ta đã cấu trúc sẵn phương án trả lời.

Bao gồm 4 dạng như: câu hỏi phản đối (là dạng câu hỏi mà câu trả lời có dạng

“có” hoặc “không”); câu hỏi xếp hạng thứ tự (là dạng câu hỏi mà ta đưa ra sẵn các phương án trả lời để cho người trả lời lựa chọn, so sánh và xếp hạng chúng theo thứ tự); câu hỏi đánh giá tình huống trong danh sách (là dạng câu

37

hỏi mà ta đưa ra sẵn danh sách các phương án trả lời, và người trả lời sẽ đánh dấu vào những mục phù hợp với họ); câu hỏi dạng bậc thang (là dạng câu hỏi dùng thang đo thứ tự hoặc thang đo khoảng để hỏi về mức độ đồng ý hay phản đối, mức độ thích hay ghét,.. của người trả lời về một vấn đề nào đó.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)