CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN QUA
3.3.2. Tồn tại, hạn chế
Một số hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thu NSNN qua KBNN như sau:
Một là, về cơ chế và quy trình nghiệp vụ theo quy định mặc dù liên tục được rà soát nhưng vẫn còn một số nội dung chưa thực sự phù hợp cần điều chỉnh:
Về nội dung này, có 10 ý kiến thuộc nhóm đối tượng là cán bộ công tác tại các đơn vị thu ngân sách thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, được phỏng vấn cho rằng:
- Thông tư 128/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức phối hợp thu NSNN giữa KBNN - Tổng cục Thuế/Hải quan - NHTM. Tuy nhiên cũng còn một vài quy định không hợp lý, cụ thể: quy định về in phục hồi 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN từ dữ liệu điện tử nhận được từ NHTM để làm căn cứ hạch toán thu NSNN và lưu là không cần thiết và gây lăng phí khi KBNN đã nhận 01 liên Bảng kê chứng từ nộp NSNN (có đầy đủ thông tin chi tiết của từng Giấy nộp tiền) do NHTM chuyển đến để hạch toán và lưu trữ chứng từ dưới dạng chứng từ điện tử theo Luật Giao dịch điện tử
- Mẫu bảng kê nộp thuế ban hành kèm theo Thông tư 128/2008/TT- BTC của Bộ Tài Chính quy định người nộp thuế phải kê chi tiết các loại tiền nộp (trường hợp nộp NSNN bằng tiền mặt) đã tạo thêm thủ tục hành chính và gây khó khăn cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.
- Việc ký kết hợp đồng ủy nhiệm thu phạt hành chính bằng biên lai thu cho NHTM đã mở ra một bước cải cách hành chính của ngành giúp thuận tiện cho người nộp xong tại công văn 964/KBNN -THPC ngày 02/06/2010 của Kho bạc Nhà nước mới đề cập tới việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu ở lĩnh vực giao thông đường bộ mà ở tất cả các lĩnh vực thu
73
phạt hành chính mà từ trước tới nay Kho bạc đã thu bằng biên lai thu không in sẵn mệnh giá phạt vi phạm trong các lĩnh vực như lĩnh vực văn hóa, tài nguyên môi trường…
- Một số nội dung quy định tại thông tư 126 cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế như tại Điều 7 có quy định “Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện”. Để đảm bảo tính nhất quán và cơ sở pháp lý làm căn cứ hạch toán thu của NHTM, hạch toán điều tiết thu NSNN của KBNN cho các cấp ngân sách thì cần thiết nên bỏ quy định trên.
- Sửa đổi tại Điều 11, thông tư 126, đó là bỏ quy định về công tác đối chiếu truyền tin hàng tháng, năm do việc đối chiếu điện tử giữa cơ quan Hải quan và Kho bạc cần thực hiện hàng ngày .
Hai là về công tác kế toán, báo cáo thu NSNN, đây là nội dung cơ bản trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN. Theo cơ chế hiện hành, KBNN là cơ quan thực hiện kế toán NSNN và cung cấp mọi thông tin số liệu thu NSNN. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
Có 2 ý kiến chuyên gia được phỏng vấn cho rằng:
Báo cáo NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc gồm nhiều loại báo cáo đã cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin về thu, chi NSNN trên địa bàn và trên phạm vi toàn quốc.Tuy nhiên với phương pháp kế toán như hiện nay tại KBNN Hà Nội thì chỉ theo dõi được tình hình tăng giảm thực tế của quỹ
74
NSNN khi phát sinh việc nộp, giảm các khoản thu vào quỹ NSNN. Vai trò quản lý thu NSNN của Kho bạc chưa được nâng lên đúng tầm do những hạn chế việc theo dõi, quản lý thông tin, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thu NSNN một cách chủ động vì không theo dõi được các khoản phải thu và sẽ còn phải thu về thuế, phí, lệ phí; các thông tin chi tiết của từng đối tượng nộp thuế, số lượng người nộp thuế... hiện đang được theo dõi tại Cục Thuế, Hải quan Hà Nội
Trong tương lai khi KBNN Hà Nội được giao nhiệm vụ lập báo cáo Tài chính Nhà nước (TCNN) thì cần được cung cấp các thông tin của các đơn vị hành chính sự nghiệp, chủ đầu tư đang quản lý tài sản của Nhà nước, tình hình hàng tồn kho, thông tin vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước…khi các cơ quan thu truyền dữ liệu thông tin sang Kho bạc
Việc quy định về việc chuyển một số khoản thu vào tài khoản tạm thu, tạm giữ để năm sau xử lý cũng dẫn đến tình trạng các khoản thu trong năm báo cáo không được hạch toán đầy đủ.
Ba là, về hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn chậm hoặc đôi khi mất kết nối, nên ảnh hưởng đến việc thu, nộp NSNN của NHTM và NNT và chương trình ứng dụng hay lỗi hoặc nghẽn mạng.
Theo ý kiến của cán bộ phụ trách kỹ thuật, công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước Hà Nội thì thấy rằng:
- Cổng thanh toán điện tử của Cục Thuế và Cục Hải quan trên địa bàn Hà Nội tuy đã được triển khai, nhưng việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử qua Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Thuế, Hải quan vẫn còn chậm hoặc đôi khi mất kết nối, nên ảnh hưởng đến việc thu, nộp NSNN của NHTM và NNT. Bên cạnh đó, dữ liệu về số phải thu NSNN đôi khi chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác (như địa chỉ NNT, ngân hàng thanh toán, bổ sung/điều chỉnh mục lục NSNN về số phải thu NSNN; dữ liệu cung cấp cho
75
NHTM bị lỗi phông chữ,…); dữ liệu về số phải thu của từng tờ khai hải quan chưa được cập nhật kịp thời nên vẫn còn tình trạng thiếu thông tin số phải thu của các khoản thu thuế xuất nhập khẩu.
- Dữ liệu, thông tin về thu NSNN từ ngân hàng truyền về KBNN Hà Nội, cơ quan thu còn chậm, lỗi có thể do đường truyền, hay vì truy cập quá nhiều mà bị nghẽn mạng. Các NHTM chưa thực hiện việc truyền dữ liệu trực tuyến (online) cho KBNN Hà Nội mà thực hiện truyền theo gói chứng từ vào cuối ngày dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống vào thời điểm cuối ngày làm việc và có khi đến sáng ngày làm việc kế tiếp mới có thể nhận được.
Bốn là, về nội dung và phạm vi triển khai cũng cần thay đổi về hình thức nộp tiền và tăng cường ứng dụng dịch vụ nộp thuế điện tử
Hiện nay, hình thức phối hợp thu NSNN vẫn chỉ là nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản tại quầy hoặc điểm giao dịch của NHTM. Các hình thức thu NSNN hiện đại, đa dạng do các NHTM cung cấp như (thu qua ATM, internet banking,…) chưa được đẩy mạnh mặc dù đây là những dịch vụ tiện ích, phù hợp với xu thế phát triển.
Từ tháng 10-2014, Bộ Tài Chính và KBNN đã có chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai thí điểm nộp thuế điện tử tại Hà Nội và sẽ triển khai mở rộng trong năm 2015.Theo báo cáo Thuế tháng 12-2014 của Cục Thuế Hà Nội, những cải cách khi thực hiện nộp thuế điện tử (NTÐT) trên thực tế đã được cộng đồng doanh nghiệp(DN) đánh giá cao. Tuy nhiên, Cục Thuế Hà Nội đã ghi nhận một số băn khoăn của DN như số lượng ngân hàng tham gia hiện nay chưa nhiều, các vấn đề bảo mật, độ an toàn khi giao dịch….
Trong những trường hợp DN trích tiền từ tài khoản mở tại các NHTM chưa tham gia ủy nhiệm thu NSNN với cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế và chắc chắn chưa được Kho bạc ủy nhiệm thu thì vấn đề truyền thông tin về số thuế phải thu để kiểm tra, truy vấn, đối chiếu xác định xem thông tin NNT kê
76
khai trên giấy nộp tiền vào NSNN để cung cấp thông tin theo đúng định dạng thống nhất đến cổng thanh toán điện tử Hải quan, cơ quan Thuế còn gặp nhiều khó khăn.
Năm là, về tổ chức phối hợp để xử lý các vướng mắc còn những nội dung chưa được chặt chẽ và việc giải đáp các thắc mắc về thuế cho NHTM của cơ quan Thuế, Hải quan còn hạn chế.
Công tác phối hợp thu NSNN qua KBNN Hà Nội được triển khai tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Việc phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn NNT về những thay đổi và lợi ích của quy trình thu nộp NSNN mới, hiện đại còn thiếu, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp của NHTM; Việc phối kết hợp để xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai chưa được chặt chẽ như việc hỗ trợ tư vấn thông tin NNT và giải đáp các thắc mắc về thuế cho NNT của cơ quan Thuế, Hải quan còn hạn chế. Việc đối chiếu các khoản thu của NNT (khi NNT muốn kiểm tra số tiền của họ chuyển khoản/nộp từ NHTM đã vào thu NSNN chưa) còn gặp khó khăn do sự đùn đẩy của cán bộ thuộc các cơ quan liên quan nên kế toán thu ở KBNN Hà Nội vẫn mất thời gian giải đáp những thắc mắc về các khoản nộp thuế của NNT.
Bên cạnh đó, một số chứng từ nộp tiền thiếu thông tin hạch toán thu NSNN nên bộ phận nghiệp vụ tại KBNN Hà Nội không thể hạch toán thu NSNN mà phải hạch toán vào tài khoản tạm thu, sau đó tiến hành tra soát thông tin gửi cơ quan ra quyết định thu để bổ sung thông tin. Tuy nhiên, việc bổ sung thông tin của các cơ quan thu về chứng từ thu bị thiếu thông tin nhiều khi còn chậm trễ, do vậy chưa đảm bảo hạch toán thu NSNN kịp thời và hạch toán giảm nghĩa vụ nộp thuế cho NNT.
Sáu là, về công tác kiểm tra, giám sát quản lý thu NSNN cần chú trọng xây dựng cơ chế, kế hoạch kiểm tra định kỳ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại KBNN Hà Nội và các KBNN quận huyện.
77
Đây là hoạt động cần thiết nhằm phát hiện các sai sót, gian lận trong quá trình thực hiện, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Trong thời gian qua, phòng Thanh tra KBNN Hà Nội đã tổ chức thanh, kiểm tra tại KBNN Hà Nội và các KBNN quận, huyện theo chuyên đề quản lý thu NSNN. Tuy vậy, KBNN Hà Nội cần chú trọng xây dựng cơ chế, kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với Ngân hàng ủy nhiệm thu, kiểm tra và đối chiếu số liệu thu NSNN với các cơ quan thu bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời; vì Kho bạc vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm chính về tổ chức thu NSNN và quản lý số thu NSNN.
Bên cạnh đó, KBNN Hà Nội cần thực hiện thường xuyên thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành trong công tác quản lý, quy trình và thủ tục thu nộp các khoản thu NSNN tại KBNN Hà Nội và KBNN quận, huyện, thị xã do KBNN Hà Nội quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại KBNN Hà Nội và các KBNN quận huyện để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, cũng là điều kiện tốt để các chuyên viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thu NSNN.