CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Kiến nghị Bộ Tài chính Bộ Tài Chính xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về thu NSNN trong đó trong đó, cần khắc phục và thay thế được những bất cập tại các văn bản pháp lý trước đây trong lĩnh vực thu và quản lý thu NSNN; ban hành Thông tư thống nhất về quản lý thu
90
NSNN qua Kho bạc, trong đó cập nhật các nội dung liên quan đến các nội dung cơ bản của thu NSNN gồm: quy trình thu NSNN theo các phương thức thu, mẫu giấy nộp tiền vào NSNN, phân định trách nhiệm giữa Kho bạc và các cơ quan thu trong quá trình tập trung các khoản thu NSNN.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác thu và quản lý thu nhằm giải quyết những vướng mắc; chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong công tác quản lý thu NSNN của các cơ quan liên quan.
4.3.2 Kiến nghị với Kho Bạc Nhà nước
- Phối hợp với cơ quan thu ( Tổng Cục Thuế - Tổng Cục Hải Quan) nghiên cứu, đổi mới hơn nữa phương thức và quy trình thu NSNN qua Kho bạc đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành chế độ, luật lệ, trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến thu NSNN của các cơ quan cấp dưới.
- Phối hợp với cơ quan liên quan ( Cục Tin học và thống kê Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan khẩn trương xây dựng Trung tâm quản lý dữ liệu tập trung đáp ứng yêu cầu lập báo cáo TCNN trong những năm sắp tới; đồng thời xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể trách nhiệm giữa các đơn vị khi khai thác và sử dụng thông tin từ Trung tâm thông tin dữ liệu.
- Có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và công nghê thông tin cho nhóm công chức ở cấp tỉnh, thành phố để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý hiện tại và đáp ứng chiến lược phát triển KBNN trong tương lai. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các kỹ năng dự báo, phân tích số liệu trên các báo cáo của ngành, là cơ sở cho việc quản lý điều hành ngân sách nhà nước của các cấp có thẩm quyền.
4.3.3. Kiến nghị với cơ quan thu
- Cập nhật đầy đủ, chính xác kịp thời thông tin về NNT và thông tin về số phải thu của NNT vào hệ thống tác nghiệp của cơ quan Thuế, Hải quan theo đúng quy trình nội bộ của từng ngành.
91
- Cơ quan thu cần phối hợp với KBNN Hà Nội và NHTM trong việc đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số thu NSNN, xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến khoản thu, nộp NSNN.
- Mọi khoản thu NSNN đều phải được tập trung vào KBNN và đều phải cập nhật đầy đủ các thông tin.; thường xuyên bổ sung cập nhật kịp thời các thông tin về các đối tượng nộp thuế theo yêu cầu khi hình thành Trung tâm dữ liệu thông tin và qua đó với những dữ liệu đã được chi tiết và đã được mã hoá, giúp cho các ngành, các cơ quan nghiên cứu, phân tích khai thác, sử dụng theo yêu cầu, mục đích cụ thể.
- Việc trao đổi thông tin giữa KBNN với cơ quan thu, cơ quan tài chính và các cấp chính quyền địa phương phải kịp thời, cần có các quy chế khai thác thông tin giữa các ngành nhằm tận dụng được các thông tin và giữ được các thông tin bảo mật của từng ngành.
-Tăng cường công tác quản lý theo sắc thuế, tin học hóa mã số thuế cho từng đơn vị nộp, hướng dẫn cho người nộp thuế thực hiện nộp trực tiếp vào NSNN qua NHTM nhận uỷ nhiệm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền dịch vụ nộp thuế điện tử đến người dân, doanh nghiệp giúp các đối tượng nộp thuế biết, hiểu lợi ích vượt trội của hình thức nộp thuế điện tử so với hình thưc nộp thuế cũ.
- Hoàn thuế cho các doanh nghiệp đồng thời phối hợp thu nợ thuế sẽ giảm bớt phiền hà và đỡ mất thời gian chờ đợi, đi lại của doanh nghiệp vì được thực hiện trong nội bộ cơ quan Bộ Tài chính, đồng thời đảm bảo việc thu ngân sách, tránh hiện tượng cơ quan cứ thu thuế, cơ quan khác cứ hoàn thuế và hạn chế những gian lận, sai phạm của doanh nghiệp trong thu nộp NSNN. Chẳng hạn như việc hoàn thuế nội địa kết hợp thu nợ thuế xuất nhập khẩu ; hoàn trả thuế xuất nhập khẩu kết hợp thu nợ thuế nội địa...
92
- Cơ quan thu cần phối hợp với KBNN Hà Nội đánh giá năng lực đáp ứng của từng NHTM cổ phần, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác và phát triển công tác ủy quyền thu NSNN với các NHTM cổ phần để tăng cường cải cách trong công tác thu nộp và quản lý thu NSNN tạo điều kiện hơn nữa cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
4.3.4. Kiến nghị với NHTM nhận Uỷ nhiệm thu
-Thực hiện hạch toán kịp thời các khoản thu NSNN vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc uỷ nhiệm. Đối chiếu số liệu kịp thời hàng ngày, tháng, năm, riêng ngày làm việc cuối cùng của năm ngân sách (ngày 31 tháng 12 hàng năm), NHTM nhận uỷ nhiệm phải phối hợp với Kho bạc uỷ nhiệm để thực hiện hạch toán và truyền/nhận đối chiếu số liệu thu NSNN khớp đúng trong ngày.
- Ủy nhiệm thu thực chất là hoạt động cung ứng dịch vụ do KBNN là bên đặt hàng, NHTM là bên cung ứng để phục vụ cho khách hàng của KBNN là NNT vì vậy các NHTM khi đã nhận ủy nhiệm thu thì cần cam kết thực hiện tốt công tác này bằng nhiều giải pháp như tuân thủ kỷ luật thanh toán, thường xuyên tập huấn cho nhân viên các kiến thức liên quan đến thu NSNN tránh để các sai sót, nhầm lẫn khi hạch toán thu, nâng cao chất lượng phục vụ NNT.
- Xây dựng cơ chế ưu đãi về phí sử dụng dịch vụ tài khoản của ngân hàng để khuyến khích các đối tượng nộp thuế thực hiện nộp thuế hiện đại như nộp thuế qua mạng, qua ATM.
93 KẾT LUẬN