Chương này đề cập tới các vấn đề về chính sách an toàn liên quan đến dự án PPTAF đồng thời trình bày việc dự án sẽ giải quyết các vấn đề về an toàn như thế nào. Do vậy, chương này cũng sẽ được sử dụng như là một Khung toàn diện về Quản lý An toàn cho dự án.
KHUNG QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN
Giới thiệu chung và mô tả về dự án
Dự án PPTAF sẽ cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ quản lý cho Quỹ Chuẩn bị dự án. Quỹ này sẽ được các Bộ, ngành, các doanh nghiệp Nhà nước, các tỉnh và địa phương sử dụng cho công tác chuẩn bị dự án của các TDA là những dự án đầu tƣ ƣu tiên của Chính phủ Việt Nam và dự kiến sẽ đƣợc WB tài trợ. Những hoạt động chính do Quỹ hỗ trợ gồm nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật chi tiết, đấu thầu và những hình thức hỗ trợ chuẩn bị khác, bao gồm đánh giá môi trường, kế hoạch hành động tái định cƣ và các loại công cụ an toàn cần thiết khác theo quy định về chính sách an toàn của WB (ví dụ nhƣ: Báo cáo đánh giá xã hội, Khung chính sách Tái định cƣ, Kế hoạch hành động Tái định cƣ, Khung chính sách nhóm dân tộc thiểu số và Kế hoạch phát triển nhóm dân tộc thiểu số).
Ban đầu, Quỹ này sẽ chỉ tập trung vào các dự án dự kiến sẽ đƣợc WB tài trợ. Vì vậy, các dự án đƣợc chuẩn bị bằng nguồn vốn từ Quỹ này sẽ ít có khả năng đƣợc sử dụng vốn từ các nhà tài trợ khác, các cơ quan tài chính hay Chính phủ trong giai đoạn đầu tư sau này. Trong mọi trường hợp, tất cả các TDA sẽ được chuẩn bị theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp về an toàn, do đó sẽ không có rủi ro về phía WB. Hơn nữa, Nhóm công tác dự án của WB sẽ yêu cầu phải công bố công khai toàn bộ tài liệu an toàn đƣợc lập nhờ nguồn hỗ trợ từ Quỹ, ngay cả nếu các dự án đó không đƣợc WB tài trợ trong giai đoạn đầu tƣ sau này.
Dự án sẽ không tạo ra các tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp nào đến môi trường và/hoặc xã hội. Tuy nhiên, dự án sẽ tài trợ cho các TDA thực hiện các hoạt động chuẩn bị để phục vụ cho việc vay vốn của WB sau này, mà chúng có thể có những tác động bất lợi về mặt môi trường và xã hội. Các công cụ an toàn
Trang 103
được xây dựng trong những dự án vay vốn WB trong tương lai sẽ được WB xem xét và phê duyệt - đây là một bước trong chu trình của các dự án này. Vì mục đích đó, trong khuôn khổ dự án này sẽ có những quy trình thích hợp và nguồn lực đầy đủ để: (a) Sàng lọc nguy cơ tác động đến xã hội và môi trường và xem xét phân loại hạng mục môi trường đối với tất cả các TDA; và (b) Chuẩn bị những công cụ an toàn cần thiết để đảm bảo tuân thủ tất cả các chính sách an toàn hiện hành của WB. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, một Khung quản lý an toàn đơn giản sẽ được sử dụng như mô tả dưới đây.
Thể chế và tổ chức thực hiện dự án
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Bộ KHĐT) là Cơ quan điều hành dự án và có vai trò là cơ quan điều phối đa ngành. Dự án sẽ làm việc với các CQCQ/CQTH (là các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng). Các cơ quan này sẽ tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ để chuẩn bị cho các dự án đầu tƣ mà có thể có khả năng nhận đƣợc vốn tài trợ tiếp tục từ WB.
Bộ KHĐT là Cơ quan điều hành đồng thời là Chủ dự án sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện dự án. Vai trò chung của Bộ KHĐT là giám sát, điều phối và quản lý dự án, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho các CQCQ/CQTH khi cần thiết, và đảm bảo rằng các CQCQ/CQTH triển khai thực hiện các TDA của mình đƣợc hiệu quả và theo lịch tiến độ đã đƣợc thống nhất, tuân thủ theo quy định của Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án.
Ban Điều phối dự án (Ban ĐPDA): Bộ KHĐT sẽ thành lập Ban ĐPDA. Ban ĐPDA sẽ chịu trách nhiệm điều phối và thực hiện dự án, bao gồm các công việc đấu thầu tuyển chọn các chuyên gia tƣ vấn cần thiết để thực hiện chức năng của mình, quản lý tài chính dự án, giám sát và đánh giá, đảm bảo chất lƣợng ở mức cao nhất đối với các hoạt động của các CQCQ/CQTH, nâng cao năng lực cho các CQCQ/CQTH (đối với các CQCQ/CQTH cần có hỗ trợ này), việc tuân thủ quy định về an toàn tổng thể của dự án và xử lý khiếu nại. Bộ KHĐT sẽ tổ chức đấu thầu để tuyển và quản lý Nhóm tƣ vấn hỗ trợ Quỹ. Nhóm tƣ vấn hỗ trợ này sẽ báo cáo lên Ban ĐPDA về tất cả các vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Dựa trên các tiêu chí lựa chọn đã đƣợc thống nhất, Ban ĐPDA sẽ chịu trách nhiệm sàng lọc và làm rõ những đề xuất TDA của các CQCQ/CQTH.
Cơ quan chủ quản/Cơ quan thực hiện (CQCQ/CQTH): Các CQCQ/CQTH Tiểu dự án (thông qua Ban Quản lý dự án (BQLDA) của họ) sẽ chịu trách nhiệm
Trang 104
nộp hồ sơ đăng ký TDA, đấu thầu tuyển chọn dịch vụ tƣ vấn để thực hiện công tác chuẩn bị dự án cho các TDA, quản lý tất cả các hợp đồng, và chuẩn bị cho khoản vay đầu tƣ sau đó. Các CQCQ/CQTH cũng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm bảo rằng các khoản tài trợ được quản lý theo đúng Sổ tay Hướng dẫn và các chính sách, hướng dẫn của WB. Các CQCQ/CQTH cần phối hợp chặt chẽ với các Nhóm công tác TDA của WB trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện TDA.
Ngân hàng Thế giới (WB): WB sẽ giám sát quá trình thực hiện ở cấp dự án và TDA. Ở cấp dự án, Nhóm công tác dự án của WB sẽ phối hợp và giám sát công tác thực hiện dự án của Bộ KHĐT. Ở cấp TDA, Nhóm công tác TDA của WB (chịu trách nhiệm chuẩn bị dự án đầu tƣ) sẽ chịu trách nhiệm phối hợp và giám sát các hoạt động chuẩn bị dự án của các CQCQ/CQTH TDA. Nhóm công tác dự án sẽ giám sát việc thực hiện TDA thông qua hệ thống giám sát trực tuyến đƣợc xây dựng để phục vụ dự án, và khi cần sẽ gặp gỡ các Nhóm công tác TDA để xác định và giải quyết các vấn đề làm chậm tiến độ triển khai TDA.
Sàng lọc Tiểu dự án
Nhóm công tác dự án của WB sẽ đảm bảo rằng danh mục thẩm định ban đầu của TDA do các CQCQ có TDA lập và đệ trình sẽ bao gồm các thông tin chi tiết mô tả đầy đủ về TDA đề xuất và thông tin sẵn có về những tác động môi trường và xã hội có thể gây ra. Đối với việc đăng ký tài trợ cho các nghiên cứu khả thi, Nhóm công tác dự án của WB sẽ phối hợp với Nhóm công tác TDA để tiến hành sàng lọc dựa trên danh mục an toàn và xem xét Điều khoản tham chiếu để đảm bảo rằng các vấn đề môi trường và xã hội liên quan được tính đến trong quá trình nghiên cứu theo một cách thức phù hợp với các nguyên tắc về an toàn của WB. Những thông tin sơ bộ về TDA do CQCQ/CQTH cung cấp này sẽ cho phép Nhóm công tác TDA của WB thực hiện sàng lọc ban đầu và (a) xếp loại đánh giá môi trường (EA) sơ bộ, (b) xem xét Điều khoản tham chiếu cho việc lập các công cụ an toàn, (c) hỗ trợ và giúp giám sát việc chuẩn bị các công cụ an toàn cần thiết; công việc này bao gồm tƣ vấn và hỗ trợ dự thảo Điều khoản tham chiếu. Việc sàng lọc ban đầu sẽ bao gồm tất cả các chính sách về an toàn có thể áp dụng; danh mục sàng lọc là một phần của Hồ sơ đăng ký TDA (tham khảo Phụ lục 1).
Khi việc nhận tài trợ từ Quỹ của TDA đƣợc thông qua, Nhóm công tác TDA của WB sẽ đảm bảo rằng các nghiên cứu cho quá trình chuẩn bị bao gồm cả những
Trang 105
công cụ an toàn đã đƣợc xác định để tuân thủ đầy đủ các quy định về chính sách an toàn của WB. Nhóm công tác TDA của WB cũng sẽ bảo đảm rằng những nghiên cứu về an toàn sau đó đáp ứng yêu cầu của Điều khoản tham chiếu trên mọi khía cạnh, đạt chất lƣợng cao và tuân thủ tất cả các chính sách và quy định của WB.
Liên quan tới Điều khoản tham chiếu, cần có sự nỗ lực trong công tác tham vấn giữa các CQCQ liên quan với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) và Nhóm công tác dự án của WB nếu cần, để thống nhất một Điều khoản tham chiếu chung cho các nghiên cứu an toàn cần thiết đáp ứng các yêu cầu của chính sách an toàn của WB cũng nhƣ tuân thủ theo luật pháp và quy định của Việt Nam.
Bảng A1 dưới đây tóm tắt các bước của quy trình an toàn cùng với trách nhiệm đƣợc phân định cho các bên liên quan.
Bảng A1. Các bước của quy trình an toàn và nhiệm vụ của các bên
CÁC BƯỚC XỬ LÝ
TRÁCH NHIỆM
Chính phủ WB
Bộ KHĐT
CQCQ TA-TT SP-TT RSS
Các bước xử lý tại dự án PPTAF
Nộp hồ sơ đăng ký TDA S R
Xem xét tính hợp lệ R R
Phê duyệt (hoặc từ chối) hồ sơ đăng ký TDA
S R
Hoàn thiện danh mục sàng lọc ban đầu
S R
Sàng lọc về an toàn S R
Đánh giá năng lực về an toàn S R
Xếp loại đánh giá môi trường sơ bộ
S R
Lưu ý: Các bước dưới đây thuộc phạm vi các bước trong quy trình lập một dự án đầu tƣ
Trang 106
Họp đánh giá an toàn giai đoạn ý tưởng dự án
S S R
Xác định phạm vi và Điều khoản tham chiếu cho các nghiên cứu về an toàn
S R S
Tuyển chọn tƣ vấn và triển khai công tác an toàn
S R S
Giám sát và rà soát các nghiên cứu về an toàn
S R
Đóng góp ý kiến S R
Tham vấn cộng đồng theo yêu cầu
S R
Hoàn thiện dự thảo tài liệu về an toàn
R
Công bố tại địa phương và thông qua trung tâm thông tin (InfoShop)
R R
Rà soát nội dung an toàn trong tài liệu thẩm định dự án (PAD)
S R
Thông qua để thẩm định (các vấn đề về an toàn)
S R
Họp để đƣa ra quyết định R S
R=Chịu trách nhiệm S=Vai trò hỗ trợ
Bộ KHĐT – Ban ĐPDA Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ – Ban Điều phối dự án CQCQ Cơ quan Chủ quản, VD: các bộ hoặc cơ quan
trực thuộc Chính phủ của TDA tương ứng
TA–TT PPTAF Task Team – Nhóm công tác dự án PPTAF của WB
SP–TT (Sub-project Task Team) – Nhóm công tác TDA (dự án đầu tƣ) của WB
RSS Regional Safeguard Secretariat – Ban thƣ ký An
Trang 107
toàn Khu vực (hoặc SM đối với trường hợp các dự án đƣợc chuyển giao và khi áp dụng theo Hướng dẫn An toàn Khu vực).
Chi tiết các bước của quy trình như sau:
- CQCQ của dự án đầu tƣ đƣợc đề xuất sẽ nộp hồ sơ đăng ký TDA PPTAF;
- Nếu TDA đề xuất đáp ứng các tiêu chí hợp lệ của dự án PPTAF, CQCQ cùng với sự hỗ trợ của Ban ĐPDA thuộc Bộ KHĐT sẽ hoàn thiện Danh mục sàng lọc ban đầu của TDA nhƣ là một phần của bộ Hồ sơ đăng ký TDA. Danh mục này sẽ bao gồm những câu hỏi liên quan về quy mô, loại hình, và phạm vi của các tác động môi trường và xã hội tiềm năng; TDA sẽ đƣợc sàng lọc theo tất cả các chính sách an toàn có thể áp dụng (xem Phụ lục 1);
- Thông tin sàng lọc này sẽ cho phép Nhóm công tác TDA của WB, sau khi tham vấn với Ban thƣ ký An toàn Khu vực của WB (RSS): (a) Xác nhận xếp loại đánh giá môi trường sơ bộ (EA Category); và (b) Xác định các yêu cầu về an toàn, bao gồm (các) loại hình và phạm vi của các công cụ an toàn cần thiết để xử lý những tác động có thể xảy ra;
- Danh mục sàng lọc ban đầu cũng sẽ thu thập thông tin về năng lực thực hiện những công việc và nghiên cứu liên quan đến vấn đề an toàn của CQCQ/CQTH (tham khảo Mẫu đánh giá năng lực trong Tài liệu đính kèm 1 - Phần 2). Nếu qua sàng lọc cho thấy năng lực còn chƣa đủ, Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết thông qua chuyên gia tư vấn về an toàn. Nếu CQCQ/CQTH cần được tăng cường năng lực dài hạn và toàn diện hơn, thì công tác này sẽ đƣợc thực hiện trong TDA đầu tƣ sau đó;
- Sau đó, nếu cần, CQCQ/CQTH sẽ chuẩn bị dự thảo Điều khoản tham chiếu cho (các) công cụ an toàn cần thiết dưới sự hỗ trợ của Ban ĐPDA và chuyên gia về an toàn trong Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án.
- Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát Điều khoản tham chiếu và đƣa ra các ý kiến đóng góp. Ban ĐPDA và Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án sẽ hỗ trợ CQCQ/CQTH trong việc tuyển chọn những chuyên gia tƣ vấn đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để chuẩn bị những công cụ an toàn khác nhau. Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát và thông qua các hoạt động đấu thầu. Cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu của WB đối với các dự án đƣợc xếp vào Nhóm A, theo đó Bên vay phải đảm bảo các chuyên gia đánh giá
Trang 108
môi trường độc lập không liên kết với dự án để tiến hành đánh giá môi trường.
- Việc giám sát các nghiên cứu về phương diện kỹ thuật sẽ do các CQCQ/
CQTH tiến hành và sẽ đƣợc chuyên gia an toàn của Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án hướng dẫn nếu cần thiết. Nhóm công tác TDA của WB sẽ rà soát và đƣa ra các ý kiến đóng góp.
- Quy định của WB yêu cầu phải tiến hành tham vấn cộng đồng đối với các chính sách Đánh giá môi trường, Tái định cư bắt buộc và Dân tộc thiểu số. Công việc này sẽ đƣợc tiến hành theo quy trình hai chiều, tức là các bên liên quan và những người bị ảnh hưởng của dự án sẽ tham gia thiết kế TDA và có ý kiến về ảnh hưởng của TDA đối với sinh kế và môi trường của họ. Tham vấn cộng đồng sẽ đƣợc tiến hành sao cho có thể thúc đẩy đối thoại có ý nghĩa giữa Chính phủ, cộng đồng, các tổ chức phi Chính phủ và các CQCQ/CQTH nhằm thảo luận tất cả các khía cạnh của TDA đề xuất. Cần phải tiến hành ít nhất hai cuộc tham vấn cộng đồng đối với các TDA thuộc nhóm A, chẳng hạn nhƣ tại giai đoạn xác định phạm vi Điều khoản tham chiếu và giai đoạn dự thảo báo cáo cuối cùng và ít nhất một đợt tham vấn đối với các TDA thuộc nhóm B.
- Sau khi hoàn thành dự thảo cuối cùng của báo cáo an toàn mà chính sách an toàn của WB yêu cầu phải đƣợc công bố công khai, CQCQ/CQTH sẽ thu xếp để công bố công khai tại địa phương theo đúng chính sách của WB. Nhóm công tác TDA của WB sẽ chuyển các tài liệu dự thảo về an toàn cho Trung tâm Thông tin (InfoShop) của WB để công bố công khai.
- Dự án sẽ tài trợ việc chuẩn bị một số lƣợng đáng kể các TDA. Các TDA này có thể là những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn cho đến những dự án trong lĩnh vực y tế và giáo dục quy mô nhỏ. Dựa trên thông tin sơ bộ sẵn có, một số dự án sẽ thuộc Nhóm A, một số thuộc Nhóm B và một số thuộc Nhóm C. Dự kiến là các chính sách an toàn của WB sẽ đƣợc áp dụng khi thực hiện một hoặc các TDA khác nhau mà sẽ đƣợc chuẩn bị với sự trợ giúp từ Quỹ, vì vậy hoạt động sàng lọc sẽ bao trùm toàn bộ chính sách của WB.
Trang 109
Năng lực quản lý an toàn của Việt Nam
Hiện nay năng lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị và thực hiện an toàn còn hạn chế và có sự chênh lệch giữa các cơ quan khác nhau ở địa phương. Để có đƣợc những nghiên cứu liên quan đến vấn đề an toàn, đặc biệt là các nghiên cứu môi trường có chất lượng cao và hoàn toàn tuân thủ các chính sách đối với các TDA lớn và/hoặc phức tạp sẽ đòi hỏi phải có sự tham gia của các chuyên gia tƣ vấn quốc tế, sử dụng Điều khoản tham chiếu đã đƣợc chuẩn bị một cách toàn diện, với sự hỗ trợ của chuyên gia về an toàn khi cần thiết (chuyên gia này sẽ là thành viên trong Nhóm tƣ vấn hỗ trợ dự án tại Ban ĐPDA).
Nhóm tƣ vấn này sẽ đƣợc hỗ trợ bởi các tƣ vấn chuyên ngành và đủ năng lực để xác định phạm vi, dự thảo Điều khoản tham chiếu cho Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) và Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) và các công cụ an toàn khác cho những dự án lớn và phức tạp. Sự giám sát chặt chẽ, đánh giá và ý kiến đóng góp của chuyên gia an toàn thuộc Nhóm công tác TDA của WB sẽ bảo đảm chất lƣợng và tính hoàn chỉnh của kết quả đầu ra, bao gồm các Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) và việc triển khai tốt các tham vấn cộng đồng tại những giai đoạn thích hợp của quy trình.
Luật và quy định liên quan của Việt Nam
Mặc dù nhiều cách tiếp cận hiện nay trong luật pháp Việt Nam cũng phù hợp với quy định OP 4.12 của WB về chính sách tái định cƣ bắt buộc, vẫn còn tồn tại những điểm khác nhau giữa Luật pháp Việt Nam và Chính sách của WB, ví dụ như việc xử lý những người sử dụng đất đai bất hợp pháp hay tổ chức giám sát độc lập. Việc ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 thay thế Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã thu hẹp nhiều điểm khác nhau còn tồn tại giữa luật pháp Việt Nam và chính sách của WB.
Theo quy định trong Luật Đất đai số 45/2013/QH13 mới sửa đổi, Nghị định 47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 và Nghị định 38/2013/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, các yêu cầu về chính sách của WB sẽ đƣợc áp dụng. Đoạn 7, Điều 6 của Nghị định 38/2013/NĐ-CP quy định rằng “Trong trường hợp có sự khác biệt giữa điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế”. Đồng