Chương này trình bày các yêu cầu và hướng dẫn về quản trị, minh bạch và chống tham nhũng áp dụng đối với dự án PPTAF. Nếu và khi các CQCQ/CQTH tiếp tục giai đoạn dự án đầu tư tiếp theo trong quá trình thực hiện TDA thì các CQCQ/CQTH cũng phải tuân thủ các quy định của WB về minh bạch và chống tham nhũng cụ thể cho từng TDA.
A. Bối cảnh
1. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành những cải thiện đáng kể đối với khung pháp lý nhằm chống tham nhũng và lãng phí. Văn bản pháp luật quan trọng nhất là Luật Phòng chống Tham nhũng ban hành tháng 11 năm 2005 (55/2005/QH11) đã định nghĩa rõ về những hành vi tham nhũng, những nguyên tắc cơ bản để xử lý tham nhũng và trách nhiệm của các Bộ và ngành khác nhau trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Một số điểm quan trọng nhất của Luật Phòng chống Tham nhũng là: (a) các điều khoản nhằm nâng cao nhận thức của công chúng qua việc tăng cường sự minh bạch và công khai của các hoạt động thuộc các cơ quan Chính phủ khác nhau, trong hoạt động đấu thầu và quản lý tài sản công, các hoạt động xây dựng, và ngân sách quốc gia ở mọi cấp; (b) các điều khoản cho phép công chúng đóng vai trò trung tâm trong việc đấu tranh chống tham nhũng; và (c) định nghĩa của một nguyên tắc đạo đức và nghề nghiệp cho những công chức Nhà nước, với việc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng tại các cơ quan của họ.
2. Từ năm 2006 đến năm 2008, Chính phủ đã ban hành 09 Nghị định và Nghị quyết quan trọng đưa ra các chính sách và đường lối hướng dẫn về các cơ chế mang tính thể chế nhằm hạn chế tham nhũng và ban hành 15 Nghị định và Quyết định hướng dẫn việc thực hiện các chính sách. Những văn bản pháp lý này4 không những xây dựng đƣợc khung chính sách mà còn củng cố đƣợc công
4 Nghị định số 120/2006/ND-CP về việc thi hành minh bạch và công bố thông tin, bảo vệ và khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng và yêu cầu cung cấp thông tin của người dân ; Nghị định số 37/2007/ND-CP yêu cầu minh bạch tài sản và công khai thu nhập của các quan chức Chính phủ, Đảng và Quốc hội; Nghị định số 115/2008/ND-CP hướng dẫn việc công bố công khai các kết quả kiểm toán; Nghị
Trang 114
tác thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng. Chính phủ đã phê chuẩn Công ƣớc Chống Tham nhũng của Liên Hợp quốc vào 8/2009.
B. Khái quát về các biện pháp Quản trị Dự án PPTAF
3. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án PPTAF sẽ bao gồm một Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lược để xác định những nguy cơ rủi ro về tham nhũng và các biện pháp giảm thiểu thích hợp đƣợc xây dựng với sự tham vấn và nhất trí của Cơ quan điều hành dự án và WB. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án/Hướng dẫn Quản lý tài chính và Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lƣợc cần đƣợc rà soát trong quá trình thực hiện dự án và có thể sẽ đƣợc điều chỉnh với những thoả thuận chung giữa WB và CQTH.
4. Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lược cho toàn bộ dự án PPTAF sẽ phác thảo những hành động giảm thiểu sau:
(a) Các điều khoản về Công bố thông tin và Tính minh bạch;
(b) Giám sát Xã hội Dân sinh;
(c) Cơ chế Giải quyết Khiếu nại;
(d) Biện pháp Xử lý và Khắc phục;
(e) Giảm thiểu Câu kết, Gian lận và Lạm dụng quyền lực.
Tất cả những hoạt động của dự án, bao gồm những hoạt động đƣợc tài trợ thông qua các khoản tín dụng đầu tƣ dự kiến đều sẽ tuân thủ những nguyên tắc và quy trình đƣợc trình bày trong Ma trận Rủi ro.
5. Dự kiến hầu hết các hoạt động chuẩn bị (chủ yếu bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, các công cụ an toàn, v.v..) do các CQCQ TDA tiến hành sẽ không cần có một Khung Quản trị và Trách nhiệm (GAF) riêng. Tuy nhiên, những biện pháp giảm thiểu rủi ro tài chính nghiêm ngặt sẽ đƣợc thực hiện nhƣ đã đƣợc trình bày trong tài liệu này.
6. Những khoản tín dụng đầu tƣ sau đó đƣợc chuẩn bị thông qua PPTAF đòi hỏi phải có một Khung Quản trị và Trách nhiệm riêng trong suốt quá trình thực
định số 47/2007/NĐ-CP và 107/2006/NĐ-CP quy định vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội dân sự và của lãnh đạo các cơ quan chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng. Sắc lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 quy định về việc công khai rộng rãi và tham vấn cộng đồng về các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế để người dân đóng góp ý kiến và nhận được phản hồi.
Trang 115
hiện và PPTAF có thể hỗ trợ các CQCQ Tiểu dự án để chuẩn bị Khung này (hoặc các công cụ quản trị tương đương khác như Bản đồ Rủi ro và Kế hoạch Hành động đầu tƣ cụ thể).
7. Một số ví dụ về biện pháp giảm thiểu rủi ro chiến lƣợc trong dự án đƣợc thể hiện chi tiết trong ma trận dưới đây.
Bảng 1. Ma trận Rủi ro Phân chia trách nhiệm và Quản trị chiến lƣợc
Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu
trách nhiệm Thời hạn mục tiêu Các điều
khoản về Công bố thông tin và Tính minh bạch.
Thiết lập phương tiện truyền thông và cơ sở công bố thông tin dự án: (a) trang thông tin điện tử (trang web) của dự án, kết nối với trang web của Bộ KHĐT và các trang web của CQCQ; (b) lựa chọn các phương tiện truyền thông báo giấy đƣợc phân phối đến các bên liên quan;
và (c) những phương tiện truyền thông quốc gia thích hợp.
Thiết lập một quy trình cập nhật thường xuyên những thông tin quan trọng lên những trang thông tin này.
Bộ KHĐT- Ban QLTDA
Trong vòng 1 tháng kể từ khi dự án có hiệu lực.
Thu thập và công bố: (a) Công bố thông tin về tính liêm chính của người tham gia (thông tin về những công bố của Nhà nước do các cán bộ dự án thực hiện); và (b) thông tin tham khảo và thông tin liên hệ của mỗi người tham gia hợp đồng trong dự án.
Bộ KHĐT- Ban QLDA
Trong vòng 2 tháng kể từ khi dự án có hiệu lực, và sau đó, thời hạn đối với các CQCQ là khi TDA đƣợc phê duyệt về tài chính.
Trang 116
Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu
trách nhiệm Thời hạn mục tiêu Công bố trên trang web/bản tin và báo
Đấu thầu của Bộ KHĐT và CQCQ tất cả các quyết định liên quan đến lựa chọn, phạm vi, chi phí, bên hưởng lợi, phương án thay thế, chính sách tái định cư, bảo vệ môi trường của dự án đầu tư và tất cả các biện pháp xử lý có thể đƣợc áp dụng
Bộ KHĐT- Ban QLTDA/
các CQCQ
Trong suốt vòng đời của dự án.
Giám sát xã hội dân sinh.
Đại diện bên hưởng lợi của TDA được khuyến khích tham gia vào các hoạt động giám sát và tham gia mở thầu.
TDA cung cấp hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương và xã hội trong việc giám sát các công trình dự án theo Nghị định 120/2006/NĐ-CP và Pháp lệnh Số 34/2007/PL-UBTVQH11.
Bộ KHĐT- Ban
QLTDA/các CQCQ
Trong suốt vòng đời của dự án.
Cơ chế Giải quyết Khiếu nại.
Thiết lập những cơ chế và quy trình hiệu quả cho chế độ báo cáo bảo mật về những khiếu nại, quản lý ghi chép, xử lý công bằng, giám sát và bảo mật.
Bộ KHĐT- Ban
QLTDA/các CQCQ
Trước khi khoản vay có hiệu lực.
Biện pháp xử lý và khắc phục.
Tuyên bố về tính minh bạch và đạo đức trong dự án của các cán bộ dự án.
Bộ KHĐT Nhƣ là một phần của Kế hoạch hành động Quản trị Minh bạch (GTAP), trước khi giải ngân các nguồn vốn.
Tuyên bố Quản trị, bao gồm một bản mô tả các biện pháp xử lý đối với việc cấu kết, gian lận, tham nhũng, ép buộc, và cản trở trái phép, sẽ đƣợc đƣa vào tất cả các tài liệu đấu thầu và hợp đồng của dự án.
Bộ KHĐT - Ban QLTDA
Nhƣ là một phần của GTAP, trước khi giải ngân các nguồn vốn và liên tục sau đó.
Trang 117
Chủ đề Hoạt động can thiệp/Biện pháp Đơn vị chịu
trách nhiệm Thời hạn mục tiêu Kế hoạch triển khai dự án (PIP) bao
gồm những thủ tục áp dụng cho toàn bộ dự án để xác định, báo cáo và giải quyết việc cấu kết, tham nhũng và gian lận.
Trách nhiệm ở mỗi đơn vị/cấp đƣợc xác định rõ ràng và phản ánh những hoạt động giám sát cần thiết để giảm thiểu rủi ro về cấu kết, tham nhũng và gian lận.
Bộ KHĐT - Ban QLTDA
Trước khi giải ngân các nguồn vốn.
Giảm thiểu Cấu kết, Gian lận, và Lạm dụng quyền lực.
Đạt đƣợc những tuyên bố có hiệu lực về tính minh bạch và đạo đức của dự án từ các cán bộ chủ chốt của dự án sau khi hoàn thành khóa đào tạo GTAP của dự án.
Bộ KHĐT - Ban QLTDA
Trong vòng 4 tháng kể từ khi dự án có hiệu lực.
Bộ KHĐT/các CQCQ đã tin học hóa hệ thống kế toán, cho phép việc nhập liệu duy nhất thông tin giao dịch, và chỉ duy trì một bộ các báo cáo tài chính.
Bộ KHĐT - Ban
QLTDA/các CQCQ
Trước khi giải ngân các nguồn vốn.
Định nghĩa rõ ràng về, và tuân thủ những tiêu chuẩn chất lƣợng quy định trong hợp đồng.
Bộ KHĐT/các CQCQ bố trí nhân viên với chuyên môn và quyền hạn triển khai phù hợp.
Kiểm toán kỹ thuật độc lập sẽ sử dụng khi cần thiết, từ các tƣ vấn hỗ trợ Quỹ trong lần đầu và sau đó là từ một đơn vị độc lập bên ngoài nếu cần thiết.
Bộ KHĐT - Ban
QLTDA/các CQCQ
Khi cần thiết/Định kỳ trong suốt vòng đời của dự án.
Khác Biên soạn Sổ tay GTAP và tài liệu đào tạo của Bộ KHĐT, bao gồm: (a) định nghĩa các hành vi tham nhũng và sao nhãng/lãng phí; (b) những chính sách và quy định chống tham những của Bộ KHĐT và WB có thể áp dụng; và (c) tài liệu đào tạo mô tả theo trường hợp.
Bộ KHĐT - Ban QLTDA
Trong vòng 3 tháng từ khi ký Hiệp định Tài trợ.
Trang 118