KHI NÀO? BAO LÂU?

Một phần của tài liệu Vượt Qua Khủng Hoảng – W. Edwards Deming (Trang 291 - 305)

Bất cứ ai lăn đá khỏi chỗ nó, sẽ bị thương vì chuyện đó; kẻ bổ củi sẽ bị nguy hiểm theo cách ấy. Kinh thánh 10:9

Đuổi kịp? Mọi người thường hỏi mất bao lâu để người Mỹ có thể đuổi kịp người Nhật. Thành thật mà nói đây là một câu hỏi ngốc nghếch và bắt nguồn tự sự thiếu hiểu biết. Có ai nghĩ rằng người Nhật sẽ đứng yên và đợi người khác đuổi kịp mình? Làm sao bạn có thể đuổi kịp ai đó luôn duy trì được tốc độ di chuyển rất cao? Chúng ta biết rằng nếu chỉ để theo được cuộc đua sẽ là không đủ; ai đó chỉ hy vọng theo được cuộc đua thì thực sự đã bị bỏ lại phía sau.

Chúng ta phải làm tốt hơn trong giai đoạn chạy nước rút và chúng ta hoàn toàn có khả năng. Chúng ta sẽ phải mất hàng thập kỷ để làm được điều đó.

Điểm lại một số vấn đề. Chúng ta sống trong một xã hội chỉ quan tâm đến cổ tức, cơ cấu, quyết định, mệnh lệnh từ trên xuống dưới, sự đối đầu (trong tất cả các ý tưởng phải có kẻ thắng người bại), và cuộc

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

292 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

chiến tổng lực để triệt hạ đối thủ cạnh tranh dù đối thủ đó ở trong nước hay ngoài nước. Không chấp nhận tù nhân. Phải có người chiến thắng và kẻ chiến bại trong mọi cuộc chiến. Đây không thể là con đường đi tới một cuộc sống sung túc hơn cho mọi người.

Chúng ta đang ở trong một thời đại mà tất mọi người đều mong muốn một mức sống ngày càng cao. Một con tính đơn giản có thể làm sáng tỏ suy nghĩ. Từ đâu mà có nguồn của cải vật chất ngày càng dồi dào trên thế giới để tạo ra nguồn cung cấp bất tận cho các nhu cầu về thực phẩm, quần áo, nhà ở, đi lại và các dịch vụ khác? Thật khó có thể hiểu được làm thế nào có thể tạo ra sự gia tăng các giá trị kinh tế ở Mỹ cho đến khi các sản phẩm của chúng ta có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước.

Làm sao một doanh nghiệp có khả năng mua hàng của doanh nghiệp khác khi nó không thể bán được sản phẩm và dịch vụ mà nó tạo ra? Câu trả lời duy

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

293 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

nhất là thiết kế phù hợp hơn, chất lượng tốt hơn và năng suất cao hơn.

Chỉ có bằng cách cải thiện hoạt động quản lý mới có thể tạo ra được sự phát triển mong muốn. Câu hỏi lớn là, chừng nào thì các nhà quản lý cao cấp nhất mới trở nên tích cực với những trách nhiệm của họ và điều này kéo dài bao lâu? Các ngành công nghiệp Mỹ đang hướng về đâu? Sự hồi phục? Không phải sự hồi phục mà là sự chuyển đổi. Giải quyết các vấn đề phát sinh và cải tiến máy móc thiết bị không phải là câu trả lời.

Thách đố lớn nhất đặt ra cho các nhà quản lý đó là sự khó khăn để thực hiện bất kỳ một loại thay đổi nào.

Thực tế, sự khó khăn này có thể là do nhà quản lý mất hoàn toàn khả năng vận hành.

Lương và các đặc quyền đặc lợi khác trả cho người đứng đầu các doanh nghiệp giờ đây có liên hệ chặt chẽ với mức cổ tức quý mà cá nhân họ có thể nhận thấy không đáng được thưởng để làm những điều đúng đắn cho doanh nghiệp. Bước quan trọng nhất

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

294 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

đỗi với mỗi doanh nghiệp là ban Giám đốc doanh nghiệp tuyên bố sự quan tâm đến mục tiêu tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp. Để bảo vệ quyết tâm này của họ, có thể cần thiết phải ban hành luật cấm thôn tính hoặc mua lại doanh nghiệp bằng các khoản vay.

Sự trì hoãn chuyển đổi. Các nhà quản lý Mỹ sẽ nhanh chóng loại bỏ các trở ngại trên con đường tiến tới phục hồi vị trí dẫn đầu của nước Mỹ như thế nào?

Chương 2 và 3 đã mô tả một chuỗi các sai sót nguy hiểm và thêm vào đó là một loạt những rào cản tiêu cực khác. Chúng là sản phẩm của phong cách quản lý Mỹ. Chỉ các nhà quản lý Mỹ mới có thể loại bỏ được chúng.

Còn một loạt các trở ngại được thừa nhận khác, dù thực tế hay không, chúng dễ dàng làm lệch hướng quan tâm của công chúng trước những thất bại của các nhà quản lý. Một số trở ngại đó bao gồm tỉ giá hối đoái giả tạo, các hàng rào phi thuế quan và hàng rào ẩn khác, sự can thiệp của Chính phủ. Tất cả những

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

295 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

trở ngại được thừa nhận đó xoắn với nhau sẽ tạo ra một trở ngại tương đương với những trở ngại mà những nhà quản lý Mỹ đã tạo ra cho chính bản thân họ.

Ví dụ, liệu một nhà quản lý doanh nghiệp có thể theo đuổi mục tiêu dài hạn cho sản phẩm và dịch vụ trong tương lai như là lý do chính cho sự tồn tại của doanh nghiệp, và giữ được vị trí lãnh đạo đủ lâu để thực hiện con đường đã lựa chọn?

Mục tiêu dài hạn bao gồm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động bằng cách thực hiện phát triển sản phẩm và dịch vụ cho tương lai là hết sức cần thiết như trình bày trong các phần trước. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để thực hiện chính sách này. Bất kỳ ai theo đuổi chính sách này cũng có nguy cơ bị sa thải do việc sử dụng các nguồn lực tài chính cho việc mục tiêu trên không mang lại cổ tức quý. Một ví dụ được ghi nhận trên tạp chí Business week số ra ngày 15 tháng 3 năm 1982. Một nhà quản lý, do một doanh nghiệp

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

296 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

lớn tuyển dụng để thực hiện kế hoạch vạch cho tương lai bị sa thải vì cổ tức trong quý bốn năm 1981 đã xuống mức âm.

Các nhà quản lý đã làm cho cổ đông tin rằng cổ tức là thước đo đánh giá hoạt động quản lý. Một số trường kinh doanh đã dạy sinh viên phương pháp tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn. Các cổ đông rất có thể thông minh hơn các nhà quản lý. Các cổ đông, bao gồm cả những người quản lý quỹ hưu trí mua cổ phiếu của doanh nghiệp, có thể quan tâm nhiều hơn đến sự tăng trưởng và cổ tức nhận được trong tương lai hơn là số cổ tức nhận được ở hiện tại. Khi nào thì các nhà quản lý nhận thức được rằng họ có trách nhiệm đạo đức trong việc bảo vệ các nhà đầu tư?

Bao lâu? Phải mất bao lâu để thay đổi môi trường quản lý hiện tại? Một công ty quảng cáo phải mất một thập kỷ để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cả nước về một loại hàng hóa. Liệu một công ty quảng cáo có thể làm thay đổi quan điểm của cả dân tộc về lợi ích ngắn hạn, để có thể tạo ra cho các nhà

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

297 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

quản lý một viễn cảnh mới và cơ hội để theo đuổi mục tiêu dài hạn? Nếu có, thì phải mất bao lâu? Một thập kỷ? Hai? Hoặc lâu hơn.

Phải mất bao nhiêu năm nữa trước khi các nhà kinh tế có những nhận thức mới về kinh tế học và truyền bá nó? Một thập kỷ? Hai thập kỷ?

Thế còn những kiềm chế từ phía Chính phủ? Phải mất bao nhiêu năm nữa các cơ quan quản lý của Chính phủ mới hiểu được rằng áp lực cạnh tranh về giá không thể giải quyết được vấn đề chất lượng và dịch vụ: việc cạnh tranh có thể phá hoại chất lượng dịch vụ không phải là mục tiêu mong muốn của những quy định? Hai thập kỷ? Ba thập kỷ?

Các cơ quan quản lý, nạn nhân của việc phân chia trách nhiệm không rõ ràng hoặc lỗi thời, không biết cách quan tâm đến lợi ích của công chúng, có thể tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất. Cơ quan chống độc quyền của bộ Tư pháp đã phá hoại hệ thống điện thoại liên lạc và hệ thống giao thông bằng quan điểm giáo điều cho

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

298 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

rằng việc cạnh tranh về giá sẽ tốt hơn cho lợi ích của những người dân đáng kính. Những bài học nặng nề đang chờ đợi phía trước.

Một ví dụ về sự lãng phí và lố bịch đó là những kỹ sư ở hãng ô tô Ford, Pontiac và Chrysler không thể cộng tác với nhau để giảm số tiêu chuẩn thép tấm cho chế tạo vách chắn trái trước của ô tô từ 15 xuống còn, có thể 5 tiêu chuẩn. Làm sao mà các ngành công nghiệp Mỹ có thể cạch tranh với các ngành công nghiệp Nhật Bản khi họ là nạn nhân của những quy định của Chính phủ?

Liệu các ngân hàng, chủ sở hữu, cơ quan quản lý của Chính phủ với quyền lực hành chính của mình có chấp nhận thách thức để phục vụ các ngành công nghiệp Mỹ? Hoặc họ sẽ tiếp tục với những nghi thức sùng bái truyền thống.

Lịch sử trong những năm gần đầy có đẫy rẫy những dẫn chứng về các quy định của Chính phủ được ban hành với mục đích tốt đẹp, nhưng lại kết thúc với những kết quả còn tồi tệ hơn là các sai sót mà chúng

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

299 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

được cho rằng có thể khắc phục. (Xã luận, đăng trên tạp chí Business Week, số ra ngày 3 tháng 7 năm 1978).

Những vấn đề của việc chống độc quyền không giới hạn ở việc thay đổi môi trường kinh doanh. Quá trình thực thi thường không nhận thấy được đâu là vấn đề cốt lõi nhất. Làm cách nào chúng ta có thể nâng cao năng suất lao động ở Mỹ? …Chúng ta vẫn chờ đợi sự gia tăng của tỉ số giữa trí thông minh và trọng lượng cơ thể trong các vấn đề chống độc quyền? (Bức thư C, Thurow, Newsweeks, số ra ngày 18 tháng 1 năm 1983)

Một yếu tố khác (yếu tố kìm hãm năng suất) đó là quy định của Chính phủ yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải dành ra một khoản tiền và thời gian lao động khổng lồ để bảo đảm việc tuân thủ với tất cả các hoạt động bắt buộc, duy trì an toàn và các chương trình khác. Chi phí mà các quy định của Chính phủ gây ra cho các doanh nghiệp chỉ riêng trong năm 1976 ước tính lên tới gần 30 tỉ đô-la.

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

300 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Như chúng ta đều biết, có hàng núi các quy định mà hệ thống ngân hàng phải thực hiện theo. Luật “Sự thật trong hoạt động cho vay vốn” (Truth in Lending Act), là một ví dụ điểm hình. Chúng ta cũng phải tuyển dụng một số lượng khổng lồ các nhân viên luật pháp để có thể đáp ứng được các đòi hỏi của quy định. (Leland S. Prussia, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng quốc gia Hoa Kỳ, trong cuộc nói chuyện tại Học viện quản trị ngân hàng ở Atlanta, ngày 25 tháng 1 năm 1982.)

Hãy để chúng tôi tiếp tục phản ánh. Thậm chí ngay cả khi người quản lý của một doanh nghiệp chấp nhận thực hiện một cách đúng đắn 14 nguyên tắc nhằm cải thiện chất lượng, năng suất và vị thế cạnh tranh, thì sự tiến bộ chỉ có thể đạt được từ từ. Người quản lý phải chấp nhận mất 5 năm để người phụ trách mua hàng có thể hiểu được công việc mới và vận dụng vào thực tế, cụ thể là chuyển từ (a) tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ mạt và mua hàng có giá chào thấp nhất sang (b) mua hàng dựa trên cơ sở chất lượng cũng như giá cả. Đồng thời, một công ty có thể nỗ lực

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

301 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

để tạo ra sự cải thiện khác, như dừng việc phụ thuộc và kiểm tra chất lượng trên diện rộng và giảm số lượng nhà cung cấp bằng cách hợp tác với những nhà cung cấp sản phẩm cùng với số những bằng chứng thống kê về chất lượng của chúng.

Những doanh nghiệp với bộ máy quản lý tốt sẽ phải mất 5 năm để loại bỏ các rào cản làm cho công nhân không thể có cơ hội tự hào về thành quả lao động của họ. Nhiều doanh nghiệp sẽ mất 10 năm.

Khi nào? Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy, qua việc trình bày về những rào cản ở phần trước, con đường phát triển đầy chông gai của các ngành công nghiệp Mỹ còn kéo dài 10 hoặc 20 năm nữa trước khi có thể đạt tới một vị thế đáng ghi nhận. Vị thế này đi kèm với nó là mức sống có thể là thứ hai hoặc thứ tư.

Vào thời điểm đó, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực này sẽ thu hẹp hoặc biết mất, thay vào đó là các sản phẩm mới của các doanh nghiệp đã dám đặt niềm tin và nguồn lực, vào tương lai của nó.

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

302 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Câu hỏi có thể không phải khi nào mà là có hay không?

Cách đây vài năm các sản phẩm nông nghiệp có thể giúp chúng ta phần nào trong việc cân bằng cán cân thanh toán: nếu không có chúng, thâm hụt thương mại chắc chắn sẽ lớn hơn. Liệu nguồn tài nguyên đất và nước sẽ được duy trì mãi mãi? Liệu xã hội chúng ta có trở thành một xã hội nông nghiệp?

Một điều ghi nhận thú vị đó là các hoạt động sản xuất nông nghiệp càng ngày càng trở nên hiệu quả đến mức mà ngày nay ở Mỹ một lao động nông nghiệp có thể tạo đủ lương thực đủ cho bản thân anh ta và bảy mươi bảy người khác. Những lao động nông nghiệp chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội ứng dụng ngay lập tức các phương pháp hoặc sản phẩm có thể giúp làm tăng hiệu quả canh tác. Tình cờ, những đổi mới trong nông nghiệp thường bắt nguồn từ các phòng thí nghiệm ở khắp nơi trên thế giới, và tất cả các phòng thí nghiệm đó đều sử dụng phương pháp thống kê để

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

303 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

kiểm tra tính hiệu quả và mức độ tin cậy của các nghiên cứu.

Đáng tiếc, các cơ sở nông nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất và dựa vào chế độ thuế quan, hạn ngạch, và các hỗ trợ từ Chính phủ để bảo hộ trước sự cạnh tranh của các nước khác. Những nỗ lực tương tự như trong lĩnh vực công nghiệp dành cho việc phát triển các sản phẩm mới và quảng bá sản phẩm ra toàn thế giới, thay vì để cho Chính phủ quản lý sự phát triển và kinh doanh, có thể giúp nền nông nghiệp Mỹ đạt được mức lợi nhuận mới và tiến đến một tầm nhận thức mới.

Năng suất của lĩnh vực nông nghiệp có thể được nâng cao nếu các hỗ trợ về giá của Chính phủ bị dỡ bỏ.

Quá trình chọn lọc tự nhiên: Doanh nghiệp nào sẽ tồn tại? Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu dài hạn về chất lượng, năng suất, dịch vụ, và thực hiện mục tiêu đó một cách thông minh và bền bỉ, sẽ có cơ hội tồn tại. Tất nhiên, họ phải tạo ra các sản phẩm và

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

304 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

dịch vụ có thể đáp ứng được thị trường. Quá trình

“chọn lọc tự nhiên” và đào thải những cái không phù hợp của Charle Darwin không những đúng trong tự nhiên mà còn đúng đối với những doanh nghiệp. Đây là quy luật khắc nghiệt, và bất biến.

Thực tế, vấn đề sẽ tự được giải quyết. Những doanh nghiệp tồn tại được là những doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu dài hạn về chất lượng, năng suất và dịch vụ.

Vượt qua khủng hoảng | W. Edwards Deming

305 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Một phần của tài liệu Vượt Qua Khủng Hoảng – W. Edwards Deming (Trang 291 - 305)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(827 trang)