Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 25 - 28)

Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loại gia cầm, dã cầm và động vật có vú. Nhìn chung sự phân bố và lưu hành của virus cúm rất khó xác

định chính xác và bị ảnh hưởng bởi các loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đ−ờng di trú của dã cầm, mùa vụ và ngay cả chủ quan của con ng−ời nh− hệ thống báo cáo, nghiên cứu, giám sát dịch bệnh.

Virus đ−ợc phân lập ở hầu hết các loại chim hoang dã: vịt trời, thiên nga, hải âu, mòng biển và các loại vẹt, diều hâu v.v...Tuy nhiên tần suất và số l−ợng virus phân lập đ−ợc ở loài thuỷ cầm trong đó đặc biệt phải kể đến vịt trời đều cao

hơn các loài khác. Một số nghiên cứu cho thấy vịt từ khi nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày và tiếp tục đ−ợc tồn tại trong số đông vịt trời cho

đến mùa sinh sản tiếp theo để truyền cho con non qua đường tiêu hoá do virus bài thải theo phân gây ô nhiễm ao hồ. Những virus này không gây độc với vật chủ,

được nhân lên ở đường ruột và trở thành nguồn gieo rắc virus cho loài khác đặc biệt là gia cầm. (Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ, 2004)[2 ]

Về loài mắc bệnh: gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu và chim hoang đều có nguy cơ mắc cúm. Ngoài ra nhiều loài động vật có vú nh− lợn, ngựa, chồn, hải cẩu và thú hoang dã khác cũng có thể bị mắc bệnh do một số phân typ của virus cúm typ A gây nên.

Trong chăn nuôi, theo Lê Văn Năm (2004)[16], bệnh th−ờng xảy ra ở gia cầm từ 4-66 tuần tuổi. Gia cầm dễ bị bệnh và có tỷ lệ chết cao ở những nơi bệnh phát ra lần đầu tiên và ở gia cầm có độ tuổi sắp đẻ hoặc đang trong thời kỳ đẻ trứng cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với bệnh, gia cầm mái mẫn cảm hơn so với con trống.

Nhiều thông báo cho rằng vịt nuôi mặc dù bị nhiễm virus nh−ng ít phát bệnh hơn, tuy nhiên thực tế diễn biến dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong vụ dịch đầu năm 2004 lại cho kết quả khác biệt so với nhận xét trên.

Nghiên cứu về sự truyền lây của virus cúm A cho thấy, khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus sẽ đ−ợc nhân lên trong đ−ờng hộ hấp và tiêu hoá. Sự truyền lây của bệnh đ−ợc thực hiện theo hai ph−ơng thức trực tiếp và gián tiếp.

Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con mắc bệnh qua các hạt khí dung bài tiết từ đ−ờng hô hấp hoặc qua phân, thức ăn, n−ớc uống bị ô nhiễm.

Lây gián tiếp qua không khí, dụng cụ chứa virus do gia cầm bệnh bài thải qua chim, thú , thức ăn, n−ớc uống, xe vận chuyển, côn trùng.v.v..

Với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên th−ờng thấy là từ các gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc trang trại liền kề, từ gia cầm nhập

khẩu, từ chim di trú, đặc biệt là thuỷ cầm , từ chính hoạt động của con người và

động vật có vú khác. Phần lớn sự phát sinh các ổ dịch gần đây đều có sự lây lan thứ cấp qua con ng−ời.

Nhìn chung bệnh chủ yếu truyền ngang (qua tiếp xúc), ch−a có bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc qua trứng vì những phôi bị nhiễm virus th−ờng sẽ chết mà không thể phát triển thành con non đ−ợc.

Khi nghiên cứu khả năng tồn tại của virus ở ngoài môi truờng cho thấy vius có khả năng tồn tại đa dạng phong phú, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Virus tồn tại khá lâu trong vật chất hữu cơ, ở nhiệt độ thấp (4 0C) virus có thể tồn tại trong phân đến 35 ngày và 7 ngày ở 20 0 C. Trong xác chết virus tồn tại 23 ngày ở 4 0 C và vài ngày ở nhiệt độ thường.

Theo Webster và cộng sự (1992)[49] , trong n−ớc ao hồ virus có thể duy trì đặc tính gây bệnh tới 4 ngày ở 22 0 C và trên 30 ngày ở 0 0C.

Có thể phân lập đ−ợc virus cúm gia cầm từ n−ớc hồ nơi có thuỷ cầm nhiễm bệnh (Hinshaw và cộng sự ,1979)[38].

ở thể HPAI, các nghiên cứu cũng cho thấy chỉ 1 gam phân gà nhiễm bệnh có thể chứa một l−ợng virus đủ lây nhiễm cho 1 triệu gà. Nh− vậy từ các nguồn thức ăn, n−ớc uống, chất thải, vật dụng, dụng cụ … bị ô nhiễm, virus cúm có thể tồn tại một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm và tiềm tàng để không những gia cầm mà cả các động vật khác cũng có thể nhiễm bệnh.

Về tính mùa vụ, bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm nh−ng cũng chịu sự tác động thúc đẩy bởi nhiều yếu tố stress nh− thay đổi đột ngột về thời tiết, thức

ăn, n−ớc uống, quản lý chăm sóc .v.v.

Thực tế bệnh thường hay xảy ra hơn vào mùa có khí hậu lạnh, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột do làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. ở Việt Nam, qua quan sát trong 3 năm 2003 - 2005 cho thấy bệnh xảy ra mạnh vào vụ

đông xuân vì đây là lúc thời tiết có nhiều bất lợi cho sức khoẻ đàn gia cầm và tạo

điều kiện cho sự tồn tại của virus ngoài môi trường nhờ độ lạnh, ẩm. Về mặt xã

hội đây cũng là khoảng thời gian mà mật độ chăn nuôi, các hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)