Ngay sau khi có thông tin dịch cúm gia cầm xảy ra, với sự hợp tác giúp đỡ của Trung tâm khống chế dịch bệnh CDC (Mỹ), từ cuối năm 2003 chúng ta đã
xác định đ−ợc căn nguyên gây dịch cúm gia cầm ở Việt Nam là virus cúm typ A H5N1. Tuy nhiên một số nghiên cứu thấy rằng các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh là vô cùng đa dạng phức tạp không chỉ ở các loài gia cầm khác nhau mà còn ở ngay trong mỗi loại gia cầm. Để tìm hiều thêm thực tế triệu chứng lâm sàng của một số loài gia cầm mắc cúm góp phần nhận diện bệnh một cách
đầy đủ làm cơ sở cho chẩn đoán lâm sàng chúng tôi tiến hành nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm.
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng ở gà bị bệnh cúm gia cầm
Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm ở gà đ−ợc chúng tôi thống kê trên 50 cá thể của 5 đàn gà nhiễm bệnh. Qua quan sát chúng tôi thấy các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm trên gà rất phong phú đa dạng không đồng nhất ở từng cá thể, phụ thuộc vào tuổi giống, thời gian theo dõi với cá thể mắc bệnh.
Về mặt định tính có thể thấy các triệu chứng chung của gà mắc cúm nh−
sau: nhìn chung bệnh diễn biến nhanh luôn ở thể cấp và quá cấp, các triệu chứng
đầu tiên th−ờng thấy là sốt cao, mào tích phù nề, thâm tím. Tiếp theo là các triệu chứng về hô hấp: ho hen, khó thở, n−ớc mắt, n−ớc mũi chảy nhiều đầu mặt s−ng phù. Sau 2- 3 ngày gà bị rối loạn tiêu hoá rất nặng, nếu là gà đẻ sẽ thấy giảm đẻ rõ rệt. Nhiều con có xuất huyết, tụ huyết ở cẳng chân. Đàn gà th−ờng l−ời vận
động hay nằm, rất nhiều gà có triệu chứng thần kinh, đi lại siêu vẹo.
Về mặt định l−ợng kết quả khảo sát triệu chứng của gà mắc cúm thể hiện ở bảng 4.5a.
Bảng 4.5a: Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh cúm gia cầm
Stt Chi tiêu Số con
quan sát
Sè con cã triệu chứng
Tỷ lệ
%
1 KÐm ¨n 50 50 100
2 Bá ¨n, uèng n−íc nhiÒu 50 50 100
3 Sèt cao 50 17 34
4 ỉa chảy, phân loãng xanh trắng 50 50 100
5 Thở khó, há mồm thở dốc 50 41 82
6 Lắc đầu, vẩy mỏ 50 15 30
7 Chất nhày chảy ra từ mũi, miệng 50 20 40
8 Mào tích thâm tím, phù nề 50 35 70
9 Phù nề mặt, đầu s−ng to 50 38 76
10 Tô huyÕt d−íi da ch©n 50 34 68
11 Xù lông 50 18 36
12 Đi lại không bình th−ờng, rối loạn vận động
50 19 38
Qua bảng 4.5a chúng tôi thấy với gà bị cúm các triệu chứng kém ăn, bỏ ăn uống n−ớc nhiều, ỉa chảy, phân xanh trắng là những triệu chứng chiếm tỷ lệ tuyệt
đối ở các cá thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên đây lại là những triệu chứng khá mơ hồ không có giá trị chẩn đoán phân biệt vì có thể thấy chúng ở rất nhiều bệnh của gà: Newcastle, Gumboro, Bạch lỵ, E.Coli, CRD… Các triệu chứng trên cho thấy virus cúm đã gây nên một quá trình bệnh lý toàn thân và hệ tiêu hoá là một trong những hệ cơ quan chịu tác động chính và đầu tiên khi virus cúm xâm nhập.
Triệu chứng thở khó, há mồm thở dốc chiếm tỷ lệ khá cao 80% ở các cá
thể mắc cúm nh−ng triệu chứng này lại giống với triệu chứng của bệnh CRD, Viêm khí quản truyền nhiễm, Sổ mũi truyền nhiễm (Lê Văn Năm, 2004)[17].
Các triệu chứng: sốt cao chiếm tỷ lệ 30%, lắc đầu vẩy mỏ chiếm 30%, chất nhày chảy ra từ mũi miệng chiếm 40%, rối loạn vận động, đi lại không bình th−ờng là những triệu chứng hay gặp ở cúm nh−ng lại rất gần với triệu chứng cuả
bệnh Newcastle.
Triệu chứng phù nề mặt, đầu s−ng to với tỷ lệ 76% mặc dù rất ít thấy ở bệnh Newcastle nh−ng lại gặp trong bệnh Sổ mũi truyền nhiễm.
Bên cạnh đó theo thống kê chúng tôi thấy duy chỉ có 30% gà bệnh có triệu chứng sù lông, nh−ng đây là điểm khác biệt với bệnh Newcastle vì trong bệnh Newcastle gà th−ờng sã cánh, cụp đuôi, lông sơ xác. Trong bệnh cúm do gà chết nhanh hơn nên một số cá thể không bị suy sụp về thể trạng, lông vẫn m−ợt. Tuy nhiên triệu chứng gà chết nhanh, lông m−ợt lại dễ nhầm với triệu chứng của bệnh Tụ huyết trùng thể cấp tính.
Triệu chứng mào tích thâm tím, phù nề là triệu chứng thấy ở tỷ lệ t−ơng
đối cao 68% nh−ng cũng ít có giá trị chẩn đoán cúm vì về đại thể triệu chứng này rất giống với biến đổi mào tích trong bệnh Tụ huyết trùng gà và ở mức độ ít hơn trong bệnh Newcastle, CRD khi mào tích cũng bị thâm tím.