Tỷ lệ chết của gà, ngan, vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 50 - 57)

4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cóm gia cÇm

4.1.2. Tỷ lệ chết của gà, ngan, vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trên cơ sở điều tra chung, chúng tôi tiếp tục phân tích sâu hơn khi đánh giá tỷ lệ chết do cúm gia cầm của gà, ngan, vịt, nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn một số huyện thị của tỉnh Bắc Giang.

4.1.2.1. Tỉ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vờn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Kết quả điều tra đ−ợc trình bày ở bảng 4.2a

Bảng 4.2a: Tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Loại hình chăn nuôi

Nuôi tập trung Nuôi thả v−ờn Stt

Địa ph−ơng

(huyện) Tổng

đàn (con)

Sè chÕt (con)

Tỷ lệ (%)

Tổng

đàn (con)

Sè chÕt (con)

Tỷ lệ (%)

1 Bắc Giang 940 313 33,30 740 699 94,46

2 Hiệp Hoà 14330 2365 16,50 180 124 68,89

3 Tân Yên 39117 4488 11,47 14676 3639 24,80

4 Việt yên 4531 608 13,42 285 78 27,37

5 Yên Dũng 2720 419 15,40 376 149 39,63

6 Yên Thế 8413 2950 35,06 459 265 57,73

7 Lạng Giang 3758 2242 59,66 935 658 70,37

8 Lôc Nam 3100 1132 36,52 1164 885 76,03

Tổng 76909 14517 18,88 18815 6497 34,53 mx

X ± 27,67±16,60 57,41±24,79

Qua số liệu ở bảng 4.2a cho thấy:

* Tỉ lệ chết của gà nuôi thả vườn ở các địa bàn: Thị xã Bắc Giang 94,46%;

Hiệp Hoà 68,89%; Tân Yên 24,80%; Việt Yên 27,37%; Yên Dũng 39,63%; Yên

Thế 57,73%; Lạng Giang 70,37%; Lục Nam 76,03% đều cao hơn tỉ lệ chết của gà nuôi tập trung :TX Bắc Giang 33,30%; Hiệp Hoà 16,50%; Tân Yên 11,47%;

Việt Yên 13,42%; Yên Dũng 15,4%; Yên Thế 35,06%; Lạng Giang 59,66% và Lục Nam 36,52%. Mức chênh lệch về tỉ lệ chết tính bình quân ở 8 địa bàn điều tra của gà nuôi thả v−ờn và gà nuôi tập trung là 15,65%. Mức chênh lệch này theo chúng tôi là do sự khác biệt về điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng, điều kiện vệ sinh ở mỗi hình thức nuôi.

Có thể thấy rõ hơn sự sai khác về tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm ở hai loại hình chăn nuôi qua biểu đồ ở hình 1

*Tỉ lệ chết của gà nuôi thả v−ờn và nuôi tập trung lại có sự sai khác nhau ở trong mỗi địa bàn. ở gà nuôi thả vườn cao nhất là 94,46% ở thị xã Bắc Giang, thấp nhất là 24,80% ở Tân Yên. ở gà nuôi tập trung cao nhất là Lạng Giang 59,66% và thấp nhất là Tân Yên 11,47%. Điều này cho thấy sự đa dạng phức tạp của đặc điểm bệnh lý cúm gia cầm và sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh

đến tỉ lệ chết của bệnh.

18.88

34.53

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0

tỷ lệ (%)

Nuôi tập trung Nuôi thả v−ờn

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn Bắc Giang

4.1.2.2. Tỉ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo 2 hình thức tập trung và thả vờn trên một số địa bàn của tỉnh Bắc Giang

Việc đánh giá đ−ợc thông qua số liệu điều tra ở 2.731 vịt nuôi theo hình thức tập trung và 1.700 vịt nuôi theo hình thức thả vườn ở địa bàn 4 huyện thị.

Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.2b và hình 4.2.

Bảng 4.2b: Tỷ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Loại hình chăn nuôi

Nuôi tập trung Nuôi thả v−ờn Tổng đàn Số chết Tỷ lệ Tổng đàn Số chết Tỷ lệ Stt

Địa ph−ơng (huyện)

(con) (con) (%) (con) (con) (%)

1 Bắc Giang 1011 701 69,34 458 205 44,76

2 Hiệp Hoà 650 98 15,08 362 148 40,88

3 Lạng Giang 350 72 20,57 728 282 38,74

4 Lôc Nam 720 123 17,08 152 66 43,42

Tổng 2731 994 36,40 1700 701 41,24

mx

X ± 30,52±25,98 41,95±2,68

Qua bảng 4.2b chúng tôi thấy bình quân chung tỉ lệ chết do cúm gia cầm ở vịt nuôi theo hình thức thả v−ờn là 41,24% cao hơn so với tỉ lệ chết và nuôi tập trung là 36,4%, mức chênh lệch là 4,84%.

Xét trên từng địa bàn thì tỉ lệ chết của vịt nuôi thả vườn ở các huyện Hiệp Hoà 40,88%; Lạng Giang 38,74%; Lục Nam 43,42% đều cao hơn rõ rệt so với tỉ lệ chết của loại hình nuôi tập trung cũng tại các địa bàn trên: Hiệp Hoà 15,08%;

Lạng Giang 20,57% và Lục Nam 17,08%.

36.40

41.24

33.0 34.0 35.0 36.0 37.0 38.0 39.0 40.0 41.0 42.0

Tỷ lệ (%)

Nuoi tËp trung Nuôi thả v−ờn

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả v−ờn

Riêng tại thị xã Bắc Giang kết quả điều tra lại có sự khác biệt khi tỉ lệ chết ở nuôi tập trung là 69,34% lại cao hơn so với nuôi thả v−ờn 44,76%. Kết quả này theo chúng tôi là do số liệu đánh giá tỉ lệ chết của vịt nuôi tập trung đ−ợc chúng tôi thu thập từ những đàn vịt mắc cúm tại xã Xương Giang-TX Bắc Giang là ổ dịch đầu tiên. Trong lúc chờ chẩn đoán cuối cùng để xử lý nên thời gian theo dõi dài hơn, cho kết quả đánh giá tỉ lệ chết cao hơn. Cũng chính từ số liệu của thị xã

Bắc Giang về tỉ lệ chết ở 2 loại hình chăn nuôi đã làm cho kết quả tổng hợp chung không nổi bật đ−ợc sự sai khác giữa hai hình thức.

4.1.2.3. Tỉ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo 2 hình thức tập trung và thả vờn trên một số địa bàn của tỉnh Bắc Giang

Kết quả điều tra đ−ợc thực hiện ở 18.008 ngan nuôi tập trung và 1.209 ngan nuôi thả vườn trên địa bàn của 7 huyện thị và được trình bày ở bảng 4.2c và h×nh 4.3.

Bảng 4.2c: Tỷ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Loại hình chăn nuôi

Nuôi tập trung Nuôi thả v−ờn Tổng

đàn

chết Tỷ lệ Tổng

đàn

chết Tỷ lệ TT

Địa ph−ơng (huyện)

(con) (con) (%) (con) (con) (%)

1 Bắc Giang 550 368 66,91 225 153 68,00

2 Hiệp Hoà 1415 145 10,25 200 177 88,50

3 Tân Yên 13028 2038 15,64 370 166 44,86

4 Việt Yên 610 100 16,39 121 40 33,06

5 Yên Dũng 320 54 16,88 60 25 41,67

6 Yên Thế 200 140 70,00 143 101 70,63

7 Lạng Giang 1885 282 14,96 90 29 32,22

Tổng 18008 3127 17,36 1209 691 57,15 mx

X ± 30,15±26,27 54,13±21,65

Qua bảng 4.2c chúng tôi thấy tỉ lệ chết do cúm ở ngan nuôi theo hình thức thả

v−ờn tại 5 huyện: Hiệp Hoà 88,5%; Tân Yên 44,86%; Việt Yên 33,06%; Yên Dũng 41,67% và Lạng Giang 32,22% đều cao hơn rõ rệt so với tỉ lệ chết do cúm ở loại hình chăn nuôi tập trung với các tỉ lệ chết lần l−ợt là 10,25% (Hiệp Hoà); 15,64% (Tân Yên); 16,39% (Việt Yên); 16,88% (Yên Dũng) và 14,96% (Lạng Giang).

Riêng tại thị xã Bắc Giang và huyện Yên Thế thì tỉ lệ chết của ngan nuôi thả v−ờn mà chúng tôi điều tra đ−ợc lại xấp xỉ với nuôi tập trung. Theo chúng tôi nguyên nhân là do các đàn ngan nuôi ở hình thức tập trung tại 2 địa bàn đều là

những đàn mắc cúm thứ phát sau khi đàn gà ở các hộ chăn nuôi này đã mắc và chết nên lúc này độc lực, số l−ợng của mầm bệnh đã tăng lên nhiều lần, làm cho ngan mắc cúm rất nặng gây tỉ lệ chết cao.

Tuy nhiên khi tổng hợp chung ở cả 7 huyện thị thì tỉ lệ chết bình quân do cúm của ngan nuôi theo hình thức thả v−ờn là 57,15% vẫn cao hơn nuôi tập trung là 17,36%, mức chênh lệch là 38,55%. Điều này một lần nữa cho thấy ảnh h−ởng của điều kiện môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đến tỉ lệ chết của ngan nói riêng và gia cầm nói chung.

17,36

57,15

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

Tỷ lệ (%)

Nuôi tập trung Nuôi thả v−ờn

Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn Bắc Giang

Từ số liệu của các bảng 4.2a, 4.2b, 4.2c, b−ớc đầu có thể rút ra nhật xét chung khi so sánh tỉ lệ chết do cúm gia cầm ở gà, vịt, ngan nuôi theo hai hình thức tập trung và thả vườn trên địa bàn một số huyện thị thuộc tỉnh Bắc Giang là:

Mặc dù mức độ chênh lệch về tỉ lệ chết giữa hai hình thức nuôi tập trung và thả

v−ờn ở từng loại gia cầm có sự khác nhau, nh−ng nhìn chung tỉ lệ chết do cúm gia cầm ở gà, vịt, ngan nuôi theo hình thức thả v−ờn cao hơn tỉ lệ chết gà, vịt, ngan nuôi theo hình thức tập trung.

Theo chúng tôi sở dĩ tỉ lệ chết của gia cầm nuôi theo hình thức tập trung thấp hơn so với nuôi thả v−ờn là do ở hình thức nuôi tập trung có sự đầu t− thâm canh nên đàn gia cầm thường được nuôi riêng từng loại, được chăm sóc nuôi

d−ỡng tốt hơn, các biện pháp vệ sinh đ−ợc thực hiện triệt để hơn. Khi dịch xảy ra người chăn nuôi tích cực áp dụng biện pháp an toàn sinh học đặc biệt việc sử dụng hoá chất khử trùng tiêu độc đã có tác dụng hạn chế, giảm đáng kể số l−ợng mầm bệnh, đồng thời việc chăm sóc nuôi d−ỡng vệ sinh tốt làm tăng sức kháng chung của đàn gia cầm nhờ vậy tỉ lệ chết có thể giảm. Trong khi đó ở loại hình nuôi thả v−ờn, loại hình chăn nuôi quảng canh, gia cầm th−ờng đ−ợc nuôi d−ỡng và vệ sinh kém hơn. Khi có dịch xảy ra công tác thú y, các biện pháp an toàn sinh học ít đ−ợc quan tâm do qui mô chăn nuôi nhỏ và hơn cả là việc các loại gia cầm thường được nuôi lẫn với nhau đã là những nguyên nhân làm cho dịch dễ xảy ra , khi xảy ra thì bệnh th−ờng lây lan nhanh và diễn biến nặng nề hơn. Kết quả điều tra của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005)[3], về tỷ lệ chết của gia cầm bị bệnh cúm theo loại hình và qui mô chăn nuôi.

Nh− vậy, qua phân tích đánh giá tỷ lệ chết do cúm gia cầm ở hai hình thức chăn nuôi phần nào cho thấy ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, số lượng độc lực của mầm bệnh …đến tỉ lệ chết ở gia cầm. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, thường xuyên khử trùng tiêu độc và tăng c−ờng chăm sóc nuôi d−ỡng trong việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch cũng nh− giảm tổn thất do dịch gây nên .

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)