Khống chế bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 32 - 36)

Do sự phân bố và lưu hành của vius cúm gia cầm rất rộng về địa dư và đa dạng về loài động vật cảm nhiễm nên việc xác định chính xác sự lưu hành và phân bố của virus cúm là điều cực kỳ khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là để kiểm soát đ−ợc dịch cúm gia cầm đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách quản lý của nhà n−ớc và hệ thống biện pháp kỹ thuật. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước có đặc thù riêng nên khó có thể hoạch định

đ−ợc một chính sách chung về khống chế cúm cho tất cả các quốc gia.

Bên cạnh đó, mặc dù có những đặc điểm riêng về dịch tễ học so với các bệnh truyền nhiễm, nh−ng nhìn chung sự bùng phát cúm gia cầm vẫn tuân theo những quy luật chung của quá trình sinh dịch, thực chất là sự tác động qua lại giữa 3 khâu: nguồn bệnh, động vật cảm thụ, yếu tố truyền lây của bệnh truyền nhiễm nói chung. Vì thế nguyên tắc của khống chế bệnh cúm gia gia cầm chính là sự tác động vào các khâu trên của quá trình sinh dịch. Điều đó chính là việc phá vỡ vòng truyền lây của tác nhân gây bệnh và hiệu quả nhất là sự tác động vào

điểm yếu nhất của quá trình truyền lây.

Theo khuyến cáo của OIE thì đó là các hoạt động:

- Loại trừ tác nhân gây bệnh : tiêu huỷ gia cầm nhiễm bệnh, sát trùng tiêu

độc

- Giảm tiếp xúc giữa tác nhân và vật chủ: sử dụng vắc xin phòng bệnh, tăng c−ờng chăm sóc nuôi d−ỡng.

- Thay đổi môi trường sống: thực hiện an toàn sinh học, ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập môi tr−ờng.

Cụ thể hoạt động kiểm soát cúm gia cầm bao gồm một số điểm cơ bản:

* Xây dựng chính sách về kiểm soát bệnh mà thực chất là ban hành khung pháp lý để đảm bảo hoạt động phòng chống dịch có hiệu quả. Đó là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúm qua đ−ờng th−ơng mại với các n−ớc khác và thực hiện việc giết huỷ hàng loạt gia cầm nhiễm bệnh.

* áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt nhằm khống chế sù l©y nhiÔm virus cóm gia cÇm x©m nhËp ban ®Çu.

* Thực hiện chiến l−ợc tiêm phòng vắc xin hợp lý cho đàn gia cầm.

*Phòng bệnh:

Hiện nay ch−a có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh cúm gia cầm. Việc sử dụng Amantadine hydrochlorid và Rimantadine hydrochlorid tuy có làm giảm tỷ lệ chết nh−ng không thay đổi tỷ lệ nhiễm và gia cầm bệnh vẫn tiếp tục bài thải virus. Ngoài các thuốc điều trị cơ bản trên, ng−ời ta sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ khác nh− chống suy hô hấp, dùng kháng sinh để giảm tác động của vi khuẩn cộng nhiễm. Tuy nhiên trong thực tế nhìn chung những thuốc chống virus trên đều bị kháng tương đối nhanh và còn có nhiều tác dụng phụ kể cả những thuốc chống cúm mới nhất là những loại có tác dụng ức chế neuraminidase nh−

Tamiflu hay Zanamivir.

Chính vì thế một trong những chính sách phòng bệnh có tính chủ động hiện nay là việc sử dụng vắc xin tiêm phòng cho gia cầm đã đem lại những kết quả khả quan trong phòng bệnh:

- Tạo đ−ợc kháng thể cho gia cầm, có tác dụng làm giảm số nhiễm và số chết nhờ việc làm giảm tình trạng mẫn cảm của gia cầm với chủng virus gây bệnh.

- Giảm bài thải virus 1.000 lần so với gia cầm không tiêm và ngừng hẳn sự bài thải virus sau 13-18 ngày tiêm phòng, nhờ vậy làm giảm khả năng lây truyền bệnh.

- Giảm thiểu việc loại thải những đàn gia cầm khoẻ mạnh, giảm thiệt hại về kinh tế cho chăn nuôi gia cầm công nghiệp

Tuy nhiên việc sử dụng vắc xin phòng cúm cho gia cầm hiện nay vẫn còn gặp một số hạn chế:

- Hiệu lực và độ dài miễn dịch ch−a đ−ợc nghiên cứu thật đầy đủ.

- Có thể gây trở ngại cho chẩn đoán huyết thanh học.

- Do thời gian nung bệnh của bệnh cúm gia cầm ngắn (1-3 ngày) nên việc sử dụng vắc xin khó đạt hiệu quả khi dùng trong các ổ dịch

Các hạn chế khi tiêm phòng vắc xin đang dần đ−ợc tháo gỡ bằng việc hiện nay đã sản xuất đ−ợc một số loại vắc xin cho phép phân biệt đ−ợc kháng thể do mắc virus cums thực địa hay kháng thể do vắc xin sản sinh ra hoặc sử dụng việc nuôi chung gia cầm không tiêm phòng (gia cầm chỉ báo) vào đàn đ−ợc tiêm phòng để theo dõi giám sát.

Theo Ilaria Capua và Stefano Marangon (2004)[6], một số vắc xin cúm gia cầm đ−ợc ghi nhận hiện nay:

1. Vắc xin vô hoạt đồng chủng:

Là vắc xin đ−ợc sản xuất chứa chủng virus cúm gây bệnh thực địa (auto genous) hay còn gọi là vắc xin tự phát sinh. Vắc xin này đã đ−ợc sử dụng tại

Mêhicô, Pakistan và gần đây là ở Trung Quốc. Một trong những vắc xin thuộc loại này đang đ−ợc sử dụng hiên nay là vắc xin của Aventis Pasteur, Nobilis và Weike Harbin. Nh−ợc điểm cơ bản của vắc xin này là không thể phân biệt đ−ợc gia cầm tiêm vắc xin và gia cầm nhiễm cúm thực địa khi kiểm tra kháng thể.

2. Vắc xin dị chủng:

Là những vắc xin được sản xuất tương tự như vắc xin đồng chủng, điểm khác biệt là các chủng virus vắc xin có cùng kháng nguyên H với chủng virus thực địa nh−ng có kháng nguyên N dị chủng, nhờ thế có thể phân biệt d−ợc cá

thể tiêm phòng với cá thể nhiễm virus khi thực hiện giám sát huyết thanh học.

Vắc xin loại này đang sử dụng tại Trung quốc, một số n−ớc thuộc châu Mỹ, châu

¢u.

3. Vắc xin tái tổ hợp:

Một vài loại vắc xin tái tổ hợp virus cúm với virus đậu gà đã đ−ợc sử dụng.

Với vắc xin này, virus đậu đ−ợc sử dụng nh− một vectơ để ghép gen mã hoá cho kháng nguyên H và N của virus cúm vì vậy sử dụng vắc xin này cho phép phân biệt đ−ợc gia cầm tiêm vắc xin và gia cầm nhiễm cúm.

Vắc xin này chủ yếu sử dụng rộng rãi ở Mêhicô và bắt đầu đ−ợc sử dụng ở Trung quốc từ tháng 1/2005 (Tô Long Thành, 2005)[24]

Mặc dù biện pháp sử dụng vắc xin tiêm phòng đã bước đầu được ghi nhận nh− một công cụ khống chế bệnh cúm. Tuy nhiên ch−ơng trình tiêm phòng vắc xin chỉ thật sự hiệu quả khi đ−ợc đồng thời thực hiện cùng hàng loạt các biện pháp khác: thực hiện an toàn sinh học triệt để, chương trình kiểm tra huyết thanh học định kỳ ...(Trần Xuân Hạnh, 2004)[12]

* Chiến l−ợc khống chế bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam:

Theo Ban chỉ đạo Quốc Gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005)[3], trong giai đoạn hiện nay chiến l−ợc khống chế cúm gia cầm ở Việt Nam bao gồm một số hoạt động cơ bản:

1. Quy hoạch chăn nuôi gia cầm theo h−ớng phát triển chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nông hộ. Không nuôi gia cầm trong nội thị, khu chăn nuôi phải cách ly khu dân c− và không nuôi chung gà với thuû cÇm.

2. Quy hoạch giết mổ gia cầm và mạng lưới lưu thông phân phối, xây dựng cơ

sở giết mổ tập trung, xoá bỏ chợ bán gia cầm sống trong thành phố. Kiểm soát thú y với các hoạt động lưu thông gia cầm, sản phẩm gia cầm trên thị trường.

3. Tăng c−ờng pháp chế, hệ thống tổ chức, năng lực chung của ngành thú y, các nghiên cứu về dịch bệnh, chế phẩm sinh học và thực hiện hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)