Bệnh tích vi thể ở gan và thận

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 94 - 98)

ảnh 4.8: Tim ngan bị bệnh cúm. Bao tim viêm tơ huyết sù sì,

4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể

4.4.1. Bệnh tích vi thể ở gan và thận

Sau khi mổ khám gà mắc bệnh chúng tôi lấy một phần gan và hai bên thận, ngâm bảo quản trong formon 10%, rồi tiến hành làm tiêu bản theo quy trình tẩm

đúc parafin. Mỗi cơ quan làm 2 block, mỗi block chọn 3 tiêu bản đẹp (mỏng, đều, bắt màu sáng rõ ràng) để nghiên cứu chi tiết. Đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ 100 - 1000 lần. Kết quả thu đ−ợc đ−ợc trình bày ở bảng 4.8.

ở bảng 4.8 cho thấy quá trình tổn th−ơng vi thể của hai cơ quan gan và thận chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thoái hoá, hoại tử tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm. Trong đó xung huyết, thâm nhiễm tế bào viêm và thoái hoá tế bào nhu mô chiếm tỷ lệ 100% số block nghiên cứu, còn hoại tử tế bào và xuất huyết ở gan chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuỳ theo mỗi cơ quan mà quá trình biến đổi bệnh lý xảy ra ở các cấp độ khác nhau.

+ Gan: Do có vị trí xung yếu và chức năng rất phức tạp nên gan là cơ quan rất dễ bị tổn th−ơng, diễn biến quá trình bệnh lý của gan phụ thuộc vào thời gian của virus xâm nhập vào cơ thể. Sự tổn th−ơng của gan tập trung vào tổn th−ơng của tế bào gan nh− thoái hoá, hoại tử.

Bảng 4.8: Bệnh tích vi thể ở gan và thận gà trong bệnh cúm gia cầm

Gan ThËn Stt

Cơ quan nghiên cứu Chỉ tiêu

nghiên cứu

n

n (+) Tỷ lệ (%) n (+) Tỷ lệ (%)

1 Xung huyÕt 20 20 100 20 100

2 XuÊt huyÕt 20 12 60 20 100

3 Hoại tử tế bào 20 6 30 4 20

4 Thoái hoá tế bào 20 20 100 20 100

5 Thâm nhiễm tế bào viêm 20 20 100 20 100

6 Chỉ tiêu khác 20 2 10 2 10

n: Số block nghiên cứu, n (+): Số block d−ơng tính.

Tế bào gan bị thoái hoá không bào, trong nguyên sinh chất có nhiều khoảng trống trắng, hậu quả của quá trình rối loạn trao đổi protein. Chúng tôi thấy dạng thoái hoá này rất phổ biến ở tế bào gan chiếm 100% block nghiên cứu. ở mức độ nhẹ các không bào tạo ra các khoảng sáng lỗ trỗ còn nhân tế bào th−ờng không thấy biểu hiện gì. ở mức độ nặng không bào lớn chiếm gần hết dung tích của tế bào chất, lúc này nguyên sinh chất chỉ còn các vệt dựa vào màng hoặc xung quanh nhân. Nhân tế bào bây giờ bị ảnh h−ởng rõ rệt, chất nhân tiêu biến đi, xuất hiện các khoảng không bào ở trong nhân, quan sát thấy nhân to hơn bình th−ờng có khi chỉ còn lại vỏ nhân tròn. Một số tr−ờng hợp khác là thoái hoá mỡ.

ở các ca bệnh chết muộn thì tế bào gan bị thoái hoá mỡ, trong tế bào chất có nhiều giọt mỡ tròn sáng rõ. Loại thoái hoá này thấy nhiều ở các đàn gà có tỷ

lệ chết thấp, thời gian chết dài, có lẽ do thời gian kể từ khi virus xâm nhập vào cơ

thể đủ dài để gây lên các tổn thương nói trên. ở các đàn gà này chúng tôi còn thấy các tế bào gan bị hoại tử (ảnh 4.9). Cấu trúc gan bị thay đổi, ranh giới giữa các tế bào gan là không rõ. Nhân tế bào gan không còn dạng vốn có của nó mà nó thường vỡ tan ra lẫn vào tế bào chất tạo thành một hình ảnh đồng nhất. Xem trên kính thấy bắt màu hồng đều với thuốc nhuộm Eosin.

Tất cả các tiêu bản gan trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấy có thâm nhiễm tế bào viêm (ảnh 4.10). Chủ yếu là tế bào dạng lympho, tế bào lympho, tổ chức bào, đại thực bào...

+ Thận: Khác với gan, ngoài biến đổi bệnh lý ở trong tế bào thận nh− thoái hoá, hoại tử thì còn có biến đổi ở kẽ thận nh− xuất huyết và tăng sinh tế bào viêm chiếm tỷ lệ 100%. Biến đổi vi thể rõ ràng hơn ở những gà đã bị bệnh kéo dài.

Trên khắp tiêu bản nghiên cứu thấy tế bào ống thận bị thoái hoá, hoại tử, kẽ thận xuất huyết có nhiều hồng cầu tập trung, tế bào viêm thâm nhiễm chèn ép các tế bào ống thận (ảnh 4.11, 4.12). Các dạng tế bào hay gặp nhất là tế bào dạng lympho (lymphoid), tổ chức bào (histyocyte), lâm ba cầu. Hoại tử tế bào ống thận th−ờng gặp hai dạng chủ yếu:

- Khi tế bào hoại tử nhân tế bào tan dần vào nguyên sinh chất, tế bào tạo thành một chất đồng nhất và bắt màu hồng đều.

- Khi tế bào hoại tử nhân tế bào co cụm lại và cuối cùng trở thành một chấm nhỏ chắc bắt màu xanh đậm nằm trên nền nguyên sinh chất bắt màu hồng.

Hoại tử tế bào ống thận gặp cả ống l−ợn gần và ống l−ợn xa, hoại tử ở nhiều ống thận nằm cạnh nhau hoặc xen kẽ với ống thận lành, tuỳ thuộc vào độc lực của virus.

ảnh 4.9: Tế bào gan bị hoái hoá, hoại tử

bắt màu hồng đều ảnh 4.10: Tế bào viêm thâm nhiễm ở gan

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)