4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cóm gia cÇm
4.1.1. Tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm tại một số địa ph−ơng
Cùng với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu á, vào cuối tháng 12/2003 lần đầu tiên dịch Cúm gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam và đã nhanh chóng bùng phát dữ dội. Vì là lần đầu tiên xảy ra nên nhìn chung các quan sát về dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam còn tương đối hạn chế. Bên cạnh
đó do yêu cầu của công tác chống dập dịch đòi hỏi phải tiêu huỷ triệt để tất cả
đàn gia cầm nhiễm cúm nên việc đánh giá các đặc điểm dịch tễ của bệnh trong
đó có tỷ lệ chết gặp nhiều khó khăn.
Nhằm góp phần tìm hiểu thực tế của bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam về một số đặc điểm dịch tễ học, dựa trên số liệu lưu trữ tại hệ thống thú y, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá tỷ lệ chết của một số loài gia cầm (gà, vịt, ngan) ở một số địa phương từng xảy ra dịch cúm gia cầm.
Để đánh giá được tỉ lệ chết của gia cầm bị bệnh cúm ở các địa phương, trước hết chúng tôi tiến hành điều tra chung về diễn biến của dịch trên mỗi địa bàn. Cụ thể:
*Tại tỉnh Bắc Ninh:
-Đợt dịch năm 2004: ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên vào ngày 17 / 01/2004 tại đàn gà 1.500 con ở xã Võ Cường thị xã Bắc Ninh làm chết 970 con.
Tiếp theo đó dịch đã lan rộng ra địa bàn của cả 8/8 huyện thị trong tỉnh với 43/125 xã có dịch (= 34,4% số xã). Nhờ các biện pháp phòng chống tích cực đến 18/02/2004 dịch bệnh đã ổn định trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đợt dịch năm 2005: Sau gần 1 năm đ−ợc khống chế, trong 2 tháng đầu
năm 2005 dịch cúm gia cầm lại tái xuất hiện ở 13 trong tổng số 125 xã ph−ờng thuộc 5/8 huyện thị. So với vụ dịch năm 2004 dịch cúm gia cầm trong năm 2005 giảm hơn cả về địa d− và số l−ợng gia cầm mắc bệnh.
* Tại tỉnh Hải D−ơng: Do hạn chế về thời gian, nên chúng tôi chỉ đi sâu
đánh giá tình hình dịch cúm trên địa bàn toàn tỉnh trong vụ dịch 2005.
Sau vụ dịch năm 2004, ngày 18/01/2005 dịch cúm gia cầm lại tái xuất hiện lần 2 trên địa bàn Hải Dương. Sau gần 3 tháng đến ngày 07/04/2005 dịch đã xảy ra trên địa bàn của 10/12 huyện, thành phố với 30/263 xã phường có dịch. Kể từ tháng 4 năm 2005 dịch đã cơ bản đ−ợc khống chế, trên địa bàn toàn tỉnh không xuất hiện thêm ổ dịch mới.
* Tại Thành Phố Hà Nội: Ngày 20 / 01 / 2004 ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên
đã xảy ra tại 01hộ chăn nuôi gà ở xã Tiên Dương - Huyện Đông Anh. Tiếp theo
đó dịch đã tiếp tục xảy ra tại các xã, phường thuộc 8 quận huyện của thành phố.
Nhờ tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống từ ngày 10 / 02 / 2004 tình hình dịch bệnh đã cơ bản ổn định, không phát thêm ổ dịch mới, ngày 25 / 03 / 2004 thành phố đã ra quyết định công bố hết dịch.
* Tại tỉnh Bắc Giang: Ngày 16/01/2004 lần đầu tiên dịch cúm gia cầm đã
đ−ợc phát hiện tại huyện Tân Yên và TX Bắc Giang. Đến 23/02/2004 dịch đã lan rộng ra 10/10 huyện thị trên địa bàn toàn tỉnh với 91/227 xã phường có dịch.
- Đợt dịch năm 2005: Nhờ thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ, vệ sinh tiêu độc và các biện pháp hành chính, kỹ thuật khác nên vụ dịch năm 2005 trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang chỉ xảy ra 1 ổ dịch cúm duy nhất tại 3 hộ chăn nuôi gà với tổng số 122 con ở thị trấn Nếnh huyện Việt Yên, nh−ng đã nhanh chóng bị dập tắt không lan rộng.
Từ số liệu điều tra tình hình dịch cúm tại các địa phương, chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tỷ lệ chết của các loại gia cầm. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm ở một số địa phương
Gà Ngan Vịt
Địa ph−ơng Thời
gian Tổng đàn (con)
Sè chÕt (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng đàn (con)
Sè chÕt (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Sè chÕt (con)
Tỷ lệ (%) 2004 145381 25565 17,58 6795 1698 24,99 3163 565 17,86 Bắc Ninh
2005 11946 5034 42,14 - - -
2004 95724 21014 21,95 19217 3818 19,87 4431 1695 38,25 Bắc Giang
2005 122 49 40,16 - -
Hải D−ơng 2005 25536 5699 22,32 1069 322 30,12 4080 887 21,74
Hà Nội (Đông Anh)
2005 39018 7438 19,06 23221 8142 35,06 21772 5093 23,39
Tổng 317727 64799 20,39 50302 13980 27,79 33446 8240 24,64
mx
X ± 27,20 ± 10,97 27,51 ± 6,55 25,31 ± 8,93
Qua bảng 4.1 cho thấy:
-Tại tỉnh Bắc Ninh, trong vụ dịch năm 2004 dịch cúm đã xảy ra trên cả 3
đối t−ợng gia cầm gà, vịt, ngan với tỉ lệ chết ở gà là 17,58%, ngan là 24,99% và vịt là 17,86%.
Tuy nhiên trong vụ dịch năm 2005, bệnh chỉ xảy ra trên đàn gà với tỉ lệ chết khá cao là 42,14%.
- Tại tỉnh Bắc Giang, trong vụ dịch năm 2004 dịch cũng xảy ra ở các loại gia cầm nuôi chủ yếu với tỉ lệ chết lần l−ợt là gà - 21,95%; ngan -19,87% và vịt 38,25%. Trong vụ dịch năm 2005, cũng nh− tỉnh Bắc Ninh bệnh chỉ phát hiện thấy ở đàn gà với tỉ lệ chết quan sát đ−ợc là 40,16% , tuy nhiên tỉ lệ này ch−a thật có ý nghĩa thống kê vì ổ dịch quá nhỏ.
- Tại Hà Nội: Kết quả điều tra tỉ lệ chết của gia cầm do cúm A đ−ợc chúng tôi thực hiện tại huyện Đông Anh. Đây là một huyện trọng điểm chăn nuôi gia cầm , với đàn gia cầm chiếm 60% tổng đàn gia cầm của toàn thành phố.
Trong vụ dịch cuối năm 2004, cúm gia cầm đã xảy ra trên các gia cầm chủ yếu với tỉ lệ chết của gà 19,06%; ngan 35,06% và vịt là 23,39%.
- Tại Hải D−ơng: Số liệu điều tra trong vụ dịch năm 2005 cũng cho thấy dịch cúm đã xảy ra ở cả gà, vịt, ngan với tỉ lệ chết của từng loại là gà: 22.32%, vịt: 21.74% và ngan: 30.12%.
Ngoài ra trong quá trình điều tra chúng tôi còn thấy có một số l−ợng lớn chim cút bị mắc và chết do cúm gia cầm ở tất cả các tỉnh, thành phố.
Từ số liệu của bảng 4.1 b−ớc đầu chúng tôi thấy:
- Bệnh cúm gia cầm ở các địa bàn mà chúng tôi điều tra đ−ợc đã thực sự trở thành đại dịch trên các gia cầm chủ yếu: gà, vịt, ngan. Các giống gia cầm đều có nguy cơ mắc nh− nhau và mắc ở thể cấp và quá cấp. Tỉ lệ chết do cúm gia cầm ở các loài gia cầm, ở từng địa phương, ở từng thời điểm có sự dao động khá lớn, thấp nhất là 17,58% (của đàn gà tỉnh Bắc Ninh trong vụ dịch 2004) và cao nhất là 42,14% (cũng ở đàn gà của tỉnh Bắc Ninh trong vụ dịch 2005).
- Tỉ lệ chết do cúm của gia cầm điều tra đ−ợc nằm trong khoảng tỉ lệ chết của bệnh cúm gia cầm từ 15% - 100%, nh−ng nhìn chung thấp hơn so với kết quả
các tài liệu đã công bố. Theo chúng tôi là do việc theo dõi đánh gia tỉ lệ chết ở nhiều đàn gia cầm mắc cúm chỉ đ−ợc tiến hành trong thời gian từ khi xảy ra dịch
đến khi thực hiện chôn huỷ đàn gia cầm nhiễm cúm là dừng nên thực tế số gia cầm có thể chết trong những ngày sau đó do cúm không thể tiếp tục theo dõi đ−ợc.
Mặc dù số liệu điều tra còn hạn chế về quy mô và địa bàn nh−ng phần nào cho thấy sự biến đổi về loài mắc giữa vụ dịch 2004 và 2005. Khác với đợt dịch năm 2004, trong đợt dịch 2005 tại 3 tỉnh mà chúng tôi điều tra trừ tỉnh Hải Dương là dịch cúm xảy ra trên cả 3 đối tượng gà, ngan, vịt còn ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh dịch chỉ xảy ra ở đàn gà, điều này cho thấy gà vẫn là đối t−ợng dễ mẫn cảm nhất với virus cúm gia cầm. Sự giảm về loài mắc và số l−ợng gia cầm mắc cúm cũng cho thấy tính chất dịch tễ của bệnh cúm trong năm 2005 đã có những biến đổi so với vụ dịch năm 2004 và cũng cho thấy vai trò của việc thực hiện biện pháp khống chế trong kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên kết quả điều tra của chúng tôi lại có sự sai khác với nhận xét về loài mắc trong đợt dịch năm 2005 của Ban chỉ đạo phòng chống cúm Quốc Gia (2005)[3], là tỉ lệ mắc ở vịt, ngan cao hơn gà. Theo chúng tôi sự khác nhau này là do kết quả điều tra của chúng tôi
đ−ợc thực hiện ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là những tỉnh có tỉ trọng của đàn gà lớn hơn rất nhiều so với đàn thuỷ cầm trong khi đó số liệu đánh giá chung về đợt dịch năm 2005 của cả nước lại chủ yếu ở các tỉnh phía nam nơi có số lượng đàn thuỷ cầm cao hơn đàn gà (trong 36 tỉnh thành của cả nước có dịch, các tỉnh phía Nam chiếm 21 tỉnh trong đó có toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long).