CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỦA HASHTAG TRONG DIỄN NGÔN REVIEW GIẢI TRÍ
2.2. Hashtag và nghĩa liên nhân diễn ngôn review giải trí
2.2.2. Các loại hashtag biểu hiện nghĩa liên nhân trong diễn ngôn review giải trí
Thay vì chỉ đơn thuần là một chuỗi kí tự, hashtag tạo ra các cộng đồng mạng, nơi mọi người có thể tương tác, thảo luận và duy trì mối liên kết bền chặt dựa trên sự quan tâm chung. Điều này đặc biệt rõ nét trong các lĩnh vực như ẩm thực, du lịch, âm nhạc hay phim ảnh, nơi hashtag không chỉ tập hợp những nội dung liên quan mà còn khuyến khích sự tham gia, trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm.
Hashtags không được quyết định trước bởi một nhóm người dùng nào, mà thay vào đó, chúng được tạo ra bởi chính cộng đồng người dùng mạng xã hội. Hệ thống hashtag là một hệ thống phân loại, sắp xếp và đánh dấu phi tập trung, do người dùng tự tạo ra. Việc sử dụng hashtag giúp phân loại thông điệp, cải thiện khả năng tìm kiếm và cho phép người dùng liên kết các thông điệp với các cộng đồng kiến thức và hành động đã tồn tại. Chính yếu tố cộng đồng này tạo nên sức mạnh của hashtag, nó có thể dẫn đến sự hình thành của các công chúng ngẫu nhiên, những mạng lưới phát triển xung quanh hashtag. Những mạng lưới/cộng đồng này có thể là ngắn hạn và xuất hiện
để đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng, hoặc chúng có thể là những cộng đồng thực hành hoặc cộng đồng kiến thức ổn định, lâu dài, phát triển để lan truyền ý tưởng, kiến thức hoặc ý kiến về một chủ đề nhất định.
Chúng tôi phân loại hashtag dựa trên chức năng thực hiện nghĩa liên nhân trong diễn ngôn, xét trong quan hệ với chủ thể tham gia vào quá trình tương tác diễn ngôn: chủ thể tạo lập diễn ngôn; cộng đồng mạng xã hội; những người xem diễn ngôn review. Hashtag biểu hiện nghĩa liên nhân sẽ có các loại như sau:
- Hashtag kết nối cộng đồng mạng xã hội: Các hashtag này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết và tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng trực tuyến. Những hashtag này thường liên quan đến các chủ đề chung, sở thích hoặc sự kiện mà nhiều người quan tâm, giúp tạo ra một không gian giao tiếp chung. Ví dụ, các hashtag như #kdramalover, #taylorswiftfan,
#FCSonTungMTP được sử dụng để kết nối các fan của những lĩnh vực hoặc nghệ sĩ cụ thể. Những hashtag này không chỉ tạo ra sự gắn kết mà còn thúc đẩy sự tham gia và tương tác của người dùng, giúp xây dựng một cộng đồng mạng xã hội mạnh mẽ và đoàn kết.
- Hashtag thể hiện thái độ của chủ thể tạo lập: Các hashtag này giúp phản ánh quan điểm, cảm xúc và thái độ của người đăng bài. Những hashtag này thường chứa các từ ngữ mang tính cảm xúc hoặc đánh giá, giúp người đọc hiểu rõ hơn về thái độ và cảm xúc của người tạo lập diễn ngôn. Ví dụ, các hashtag như
#yummy, #bestviewever, #goodmusic thể hiện rõ ràng cảm xúc của người đăng bài đối với một sự kiện, sản phẩm hoặc trải nghiệm cụ thể. Việc sử dụng các hashtag này không chỉ giúp bài viết trở nên sống động hơn mà còn tạo ra sự liên kết cảm xúc giữa người tạo lập diễn ngôn và người đọc.
- Hashtag khuyến khích người xem tương tác: Các hashtag này được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia và phản hồi từ phía người đọc. Những hashtag này thường có tính chất mời gọi, kêu gọi hành động hoặc khuyến khích người xem chia sẻ suy nghĩ và trải nghiệm của họ. Ví dụ, các hashtag như
#Songrecommendations, #chillwithus, #ancungTiktok thường được sử dụng
để khuyến khích người đọc tương tác với bài viết và tham gia vào cuộc thảo luận. Những hashtag này giúp tăng cường sự tương tác giữa người tạo lập diễn ngôn và người xem, tạo ra một môi trường giao tiếp mở và hai chiều.
Nhìn chung, các hashtag này có chức năng quan trọng là tạo lập và duy trì quan hệ xã hội, thể hiện thái độ và cảm xúc, cũng như kêu gọi tương tác từ cộng đồng mạng. Chúng giúp tạo ra một không gian chung nơi mọi người có thể chia sẻ và khám phá những giá trị và trải nghiệm đa dạng trong cuộc sống, qua đó xây dựng một cộng đồng mạng xã hội gắn kết và sôi động. Việc sử dụng hiệu quả các loại hashtag này không chỉ giúp tổ chức và phân loại nội dung mà còn tạo ra một không gian giao tiếp phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
2.2.2.1. Hashtag kết nối cộng đồng mạng xã hội
Hashtags trên mạng xã hội không chỉ đơn giản là công cụ đánh dấu chủ đề và tổ chức thông tin, mà chúng còn mang theo những ý nghĩa phức tạp và đa chiều trong các văn bản truyền thông xã hội. Nếu mọi người chỉ coi hashtags là công cụ đánh dấu chủ đề, việc tìm kiếm thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, bởi vì người dùng sẽ chỉ cần chỉ định các từ khóa phù hợp. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Khi tìm kiếm những bức ảnh về #HoiAn hay #hagiang trên Instagram, một nửa kết quả là các bức ảnh selfie hoặc ảnh chụp cùng bạn bè và người thân, không liên quan hoặc chỉ có một phần nhỏ của cảnh quan. Điều này cho thấy rằng tác giả của các bức ảnh đang có mục đích giao tiếp, chia sẻ, kết nối thay vì chỉ đơn thuần cung cấp một bức ảnh đẹp về kí quan thiên nhiên cho người xem.
Cấu trúc thứ nhất: Các hashtag được cấu tạo từ các từ khóa cộng đồng để gắn kết các khán giả
Bảng 5. Bảng thống cấu trúc hashtag được cấu tạo từ các từ khóa cộng đồng Danh từ + lover(s) Cấu trúc này thường được sử dụng để chỉ những người
yêu thích hoặc đam mê một lĩnh vực, sản phẩm hoặc hoạt động cụ thể. Ví dụ: #DramaLovers,
#CoffeeLovers, #NatureLovers.
● Ý nghĩa: Hashtag này nhấn mạnh niềm yêu thích mãnh liệt của người dùng đối với một chủ đề, đồng thời tạo cảm giác gần gũi và chia sẻ giữa những người cùng đam mê.
● Tác động: Khi sử dụng các hashtag dạng này, người dùng không chỉ thể hiện bản thân mà còn thu hút sự chú ý từ những người có chung sở thích. Điều này tạo nên một cộng đồng nơi mọi người có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm hoặc gợi ý. Ví dụ, #DramaLovers thường được sử dụng để chia sẻ cảm nhận về các bộ phim, từ đó hình thành những cuộc thảo luận sâu sắc.
Danh từ + Community
Hashtag dạng này nhấn mạnh tính chất cộng đồng, nơi mọi người không chỉ cùng sở thích mà còn cùng tham gia, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Ví dụ:
#CinephileCommunity, #TikTokCommunity.
● Ý nghĩa: Cấu trúc này gợi lên hình ảnh một nhóm người cùng đam mê và cam kết xây dựng một không gian tích cực, hỗ trợ lẫn nhau.
● Tác động: Những cộng đồng này thường tạo ra cảm giác thuộc về, khuyến khích người dùng tham gia thảo luận, chia sẻ thông tin và phát triển mối quan hệ bền vững. Chẳng hạn,
#CinephileCommunity là nơi những người yêu phim có thể chia sẻ phân tích, đánh giá và gợi ý phim mới.
FC + Danh từ Cấu trúc này phổ biến trong các fandom, đặc biệt là các nhóm hâm mộ nghệ sĩ, diễn viên hoặc đội thể thao. Ví
dụ: #FCChinMuoi, #FCSTSonThach,...
● Ý nghĩa: Hashtag này thể hiện lòng trung thành và sự ủng hộ mạnh mẽ đối với một cá nhân hoặc nhóm cụ thể. Từ "FC" (fan club) mang tính tổ chức, gắn kết và khẳng định vai trò của cộng đồng người hâm mộ.
● Tác động: Các hashtag dạng này không chỉ kết nối fan mà còn giúp tổ chức các hoạt động, chiến dịch quảng bá hoặc sự kiện. Ví dụ,
#FCTaylorSwift có thể là nơi tập hợp thông tin về các concert, bài viết hoặc chia sẻ cảm nhận của người hâm mộ.
Danh từ + fan Cấu trúc này thể hiện sự hâm mộ và tình cảm dành cho một người, nhóm, hoặc lĩnh vực cụ thể. Ví dụ:
#TaylorSwiftFan, #DramaFan.
● Ý nghĩa: Hashtag này nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân giữa người hâm mộ và đối tượng họ yêu thích. Đồng thời, nó tạo ra một không gian chung để người hâm mộ giao lưu và thể hiện tình cảm của mình.
● Tác động: Những hashtag dạng này thường thúc đẩy sự tương tác tích cực trong cộng đồng, giúp người hâm mộ chia sẻ niềm đam mê, ủng hộ thần tượng hoặc trao đổi thông tin.
Danh từ + fam Cấu trúc này thể hiện sự gắn bó như gia đình giữa các thành viên trong cộng đồng. Ví dụ: #ZhouFam,
#SwiftFam.
● Ý nghĩa: Hashtag dạng này tạo cảm giác thân thiết, gần gũi hơn so với các cấu trúc khác. "Fam"
(familí) nhấn mạnh tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên, tạo nên một môi trường ấm áp và thân thiện.
● Tác động: Những cộng đồng sử dụng hashtag này thường có sự tương tác chặt chẽ hơn, không chỉ xoay quanh việc chia sẻ sở thích mà còn hỗ trợ nhau trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Ví dụ, #ZhouFam không chỉ gắn kết những người yêu mến Châu Đông Vũ mà còn xây dựng các hoạt động chung như gây quỹ, tổ chức sự kiện, hoặc tạo không gian trao đổi ý tưởng.
Danh từ + Addict Cấu trúc này thường được sử dụng để thể hiện sự đam mê mãnh liệt hoặc thậm chí là “nghiện” một lĩnh vực, sản phẩm, hoặc hoạt động cụ thể. Ví dụ: #CoffeeAddict,
#DramaAddict, #TravelAddict.
● Ý nghĩa: Hashtag này mang tính cá nhân hóa cao, nhấn mạnh sự đắm chìm của người dùng trong sở thích hoặc thói quen của mình. Từ
"addict" không chỉ đơn thuần biểu đạt sở thích mà còn hàm ý một sự say mê đến mức không thể tách rời.
● Tác động: Những hashtag này thu hút sự chú ý của những người có cùng đam mê, từ đó tạo nên một cộng đồng nơi mọi người cảm thấy được đồng cảm và thấu hiểu. Chẳng hạn,
#CoffeeAddict thường được dùng để chia sẻ trải nghiệm về cà phê, từ các loại hạt đến quán cà phê yêu thích, đồng thời thúc đẩy sự tương tác qua việc gợi ý địa điểm, công thức pha chế, hoặc đánh
giá sản phẩm.
Phân tích chi tiết vào ví dụ, trong lĩnh vực điện ảnh, #kdramalover,
#drachinlovers đã trở thành biểu tượng kết nối những người yêu thích phim truyền hình. Đây không chỉ là nơi để các cá nhân bày tỏ cảm xúc về các bộ phim mà họ yêu thích, mà còn là không gian để chia sẻ nhận xét, gợi ý và bàn luận sâu sắc về cốt truyện, diễn xuất hay thông điệp của phim. Những hashtag này thường xuyên được sử dụng để hướng tới cộng đồng người hâm mộ của những bộ phim tập đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc (drachin - chinese drama và kdrama - korean drama). Kdrama luôn mang đến cho người xem nhiều góc nhìn về cuộc sống ở Hàn Quốc như ẩm thực, thời trang, văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng… Khán giả Việt Nam phần lớn đều thấy những tình tiết trong phim có phần gần gũi vì đã có ít nhiều sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trên khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các hashtag như
#CinemaLovers hay #CinephileCommunity còn hướng đến nhóm người đam mê nghệ thuật làm phim, tạo ra một cộng đồng để họ chia sẻ quan điểm về kí thuật, góc máy, phong cách đạo diễn hay thậm chí là các sự kiện lớn như liên hoan phim Cannes hay giải Oscar.
Trong âm nhạc, hashtag dường trở thành cầu nối quan trọng giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Một hashtag như #taylorswiftfan là ví dụ tiêu biểu, vì trên mọi nền tảng mạng xã hội hashtag này đều có trên 10.000 lượt hiển thị. Những bài viết đều là sự chia sẻ tình yêu dành cho sự nghiệp âm nhạc của nữ ca sĩ, là những dòng phân tích hình ảnh ẩn dụ trong từng lời bài hát hay thậm chí là những câu chuyện đời tư của cô cũng được cộng đồng này vô cùng quan tâm. Tại Việt Nam các FC (fanclub) cũng tạo ra những hashtag riêng, đánh dấu những bài viết xuất hiện hình ảnh của nghê sĩ, những video chia sẻ khoảnh khắc đời thường “vô tri” của họ ví dụ như
#FCSTSonThach hay #FCHuyenBaby,... Những hashtag như vậy không chỉ mang đến cảm giác thân thuộc mà còn tạo ra sự gắn bó trong các hội nhóm, họ còn cùng tạo ra nhiều chiến dịch ủng hộ nghệ sĩ, từ việc stream nhạc cho đến tham gia các sự kiện hoặc chương trình bình chọn.
Trong ẩm thực, hashtag đã trở thành công cụ đắc lực để xây dựng cộng đồng những người đam mê ăn uống và khám phá văn hóa ẩm thực. Các hashtag như
#coffeeaddict hay #coffeelover không chỉ thu hút những người yêu thích cà phê mà còn tạo ra không gian chia sẻ trải nghiệm, từ các công thức pha chế độc đáo đến hình ảnh những quán cà phê đẹp. Những hashtag này thường xuất hiện với tần suất rất lớn, trên mọi nền tảng đều với con số trên 1 triệu bài đăng được gán nhãn. Có thể thấy được việc đi cà phê hiện nay dường như trở nên vô cùng phổ biến, mỗi cá nhân lại cần một không gian khác để học tập hay trò chuyện, checkin chụp ảnh cùng bạn bè.
Cấu trúc thứ hai: Các hashtag được cấu tạo nên từ các từ khóa mô tả về sự kiện để tạo dựng nên các cộng đồng dựa trên những trải nghiệm thực tế
Người sáng tạo nội dung thường xuyên sử dụng các hashtag là các từ khóa về sự kiện họ tham gia, điểm đến mà họ đã ghé thăm như #frenchvillage, #TuHaoDaSac,
#ThanhThoiLuotTet, #baotangcuanuoitiecconcert, #ntpmm2024, #RapVietMua4 và
#Oscars, #ATVNCG... Tất cả các hashtag này được sử dụng để tạo ra các cuộc trò chuyện xoay quanh các trải nghiệm này. Chúng giúp xây dựng và duy trì các cộng đồng dựa trên những trải nghiệm hoặc sự kiện chung, tạo nên một không gian tương tác xã hội nơi người dùng có thể chia sẻ, thảo luận và kết nối với nhau.
Việc sử dụng hashtag trong mô tả sự kiện mang lại nhiều lợi ích. Trước tiên, nó tạo ra một diễn đàn mở cho các cuộc thảo luận xoay quanh trải nghiệm cụ thể, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và tham gia vào các cuộc trò chuyện có liên quan. Thứ hai, hashtag giúp tập hợp các thông tin, hình ảnh và phản hồi từ người dùng khác nhau, tạo nên một bức tranh toàn diện về sự kiện hoặc trải nghiệm đó. Cuối cùng, hashtag giúp xây dựng các cộng đồng lâu dài hoặc tạm thời, nơi các thành viên có thể chia sẻ những kí niệm, cảm nhận và ý kiến về sự kiện, tạo ra một mạng lưới kết nối mạnh mẽ và phong phú.
Ví dụ, hashtag #VietnamTrip không chỉ đơn thuần là một từ khóa để phân loại các bài viết về du lịch tại Việt Nam. Nó còn là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra các cuộc trò chuyện xoay quanh trải nghiệm du lịch tại đất nước này. Người dùng chia sẻ hình ảnh, video và những câu chuyện về các chuyến đi của họ, từ đó thu hút sự quan
tâm và phản hồi từ những người có cùng sở thích khám phá Việt Nam. Hashtag này giúp tạo nên một cộng đồng những người yêu thích du lịch Việt Nam, nơi họ có thể trao đổi kinh nghiệm, gợi ý địa điểm du lịch và chia sẻ những kí niệm đáng nhớ.
Tương tự, hashtag #frenchvillage liên quan đến khu làng Pháp tại Bà Nà Hills, tạo ra các cuộc trò chuyện xoay quanh trải nghiệm tham quan và thưởng thức không gian kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Người dùng chia sẻ hình ảnh về những tòa nhà cổ kính, những con đường lát đá và các khu vực vui chơi giải trí tại đây. Hashtag này giúp kết nối những du khách đã và sẽ đến thăm khu làng Pháp, tạo ra một cộng đồng yêu thích vẻ đẹp và sự độc đáo của nơi này.
Trong âm nhạc và điện ảnh, hashtag thường đi kèm với tên các chương trình, tên các series phim,... Ví dụ, hashtag #RapVietMua4 mô tả về chương trình Rap Việt mùa 4, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả yêu thích âm nhạc rap. Người hâm mộ sử dụng hashtag này để chia sẻ ý kiến, bình luận về các phần thi, các thí sinh và những khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình. Hashtag này tạo nên một cộng đồng người hâm mộ chương trình, giúp họ kết nối và thảo luận về các diễn biến mới nhất của Rap Việt mùa 4. Hay hashtag #Oscars được sử dụng rộng rãi mỗi năm vào thời điểm Lễ trao giải Oscar diễn ra. Người dùng mạng xã hội sử dụng hashtag này để thảo luận về các đề cử, người chiến thắng, những khoảnh khắc đáng nhớ và các bộ trang phục trên thảm đỏ. Hashtag này giúp tạo nên một không gian chung nơi các tín đồ điện ảnh có thể kết nối và chia sẻ cảm xúc về sự kiện điện ảnh lớn nhất năm, từ đó tạo nên một cộng đồng yêu thích và đam mê điện ảnh.
Dưới đây, tôi sẽ đi vào phân tích một vài cụm hashtag cụ thể:
Cụm hashtag #TSTheErasTour #toronto #erastourtoronto #swiftie
#taylorswift #erastour #taylorenation #fyp #gracieabrams là một ví dụ rõ ràng về cách các hashtag có thể tạo nên một cộng đồng người hâm mộ xung quanh một sự kiện cụ thể. Các hashtag này gắn liền với chuyến lưu diễn "The Eras Tour" của Taylor Swift, đặc biệt tại Toronto. Cụm hashtag không chỉ đơn thuần tập trung vào nội dung của buổi biểu diễn mà còn tạo ra một cộng đồng gắn kết của người hâm mộ Taylor Swift (Swifties). #TSTheErasTour và #erastourtoronto cho phép người tham gia chia