Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 24 1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 34 - 38)

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 24 1. Một số nghiên cứu trên thế giới

1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: Chương trình khai thác và sử dụng

đất, chương trình giải quyết sức kéo nông nghiệp và thức ăn gia súc, chương trình phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hóa đặc sản xuất khẩu, chương trình bảo vệ đất ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ và chương trình việc làm, sử dụng lao động nông thôn. Mỗi chương trình có mục tiêu chủ yếu khác nhau, nhưng tựu chung lại các chương trình đều nhằm mục đích khai thác sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.

Ở Inđônêxia, Luật đất đai ghi rõ người dân có quyền sử dụng trong 10 năm, quyền sở hữu không được vĩnh viễn khi Nhà nước có nhu cầu xây dựng công trình công cộng. Các chương trình bảo vệ đất cũng đã được thực hiện nhằm bảo vệ các vùng đất bậc thang và trồng cây theo đường đồng mức.

Ngoài ra, Chính phủ ưu tiên hàng đầu cho chương trình phát triển lương thực nhằm tìm ra các giống cây trồng lương thực, cây đậu đỗ phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái. Kết quả là đã tạo được một số giống ngô có năng suất cao chất lượng tốt, ví dụ: Giống ngô trắng Bague có thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha so với giống ngô cũ chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha; hoặc cây lúa Miến là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, làm thức ăn cho người và gia súc có năng suất đạt 3,50 tấn/ha có thể trồng tái giá, sức chống chịu sâu bệnh tốt với đầu tư chi phí thấp.

1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đất đai càng có vai trò quan trọng do bình quân đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng trên đầu người thấp. Chính vì thế, từ khi giành được độc lập được đến nay, chính sách đất nông nghiệp và nông dân luôn giữ vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, trong một nước còn hơn 70% dân cư sống ở nông thôn thì chính sách đất nông nghiệp còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.

Tuy được coi trọng và thực tế chính sách đất nông nghiệp đã được triển khai trong nhiều năm, nhưng việc hoạch định và thực thi chính sách đất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thấu đáo hơn. Nhất

là từ khi đổi mới quản lý kinh tế đến nay, việc nhà nước can thiệp như thế vào phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đang gặp nhiều lúng túng. Trên thực tế đã nảy sinh không ít hiện tượng phức tạp, bức xúc như nông dân mất đất dẫn đến đói nghèo hơn, nông dân trì hoãn, thậm chí phản đối chính sách giải phóng mặt bằng của nhà nước, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động không hiệu quả với các vụ đầu cơ gây sốt đất, quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, tranh chấp, khiếu kiện đất đai không giảm,... Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng coi hộ nông dân là đơn vi tự chủ, nông dân được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất được nhà nước giao. Ngày 08/01/1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai với nội dung cơ bản khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

Ngay từ năm 1960, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa ra giống lúa xuân ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, tạo ra sự kiện chuyển biến rõ nét trong sản xuất ở đồng bằng sông Hồng. Sau đó, trong vài thập kỷ trở lại đây, hàng năm ở nước ta đã đưa ra một số giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất: Giống lúa xuân số 5, số 6 cho năng suất đạt tới 65 - 70 tạ/ha. Giống ngô Bioseed; giống LVN10; LVN11 đạt năng suất trung bình 55 - 65 tạ/ha, nếu thâm canh tốt năng suất có thể đạt 80 - 90 tạ/ha. Các giống cây thực phẩm như đỗ, đậu tương, lạc, cũng được chú trọng nghiên cứu để luân canh với ngô, lúa.

Sản phẩm chính từ cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.

- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.

- Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để

chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.

- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.

- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...

Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)