Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 78 - 82)

Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.4. Tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2008 - 2012

3.4.2. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

3.4.2.1. T u ồ đất t ực ện c c dự n tr n địa b n u ện P ú Lươn .

- Việc thu hồi đất thực hiện các dự án nhằm mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế xã hội là điều tất yếu của mỗi địa phương. Trên địa bàn huyện Phú Lương, với đặc thù là địa phương có nhiều điểm khoáng sản có quy mô lớn như than, quặng sắt, titan, than… nên việc thu hồi đất thực hiện dự án khai thác khoáng sản diễn ra phổ biến.

- Song song với đó, thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân huyện Phú Lương về phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Phú Lương đã có chính sách thu hút dự án, ưu đãi đầu tư trên địa bàn. Nhiều công trình, nhà máy sản xuất phi nông nghiệp được xây dựng dọc theo trục đường Quốc lộ 3, cụm công nghiệp 1 Sơn Cẩm và diện tích đất chủ yếu lấy vào loại đất lúa. Đây cũng là một thực tế không chỉ riêng huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên mà diễn ra trên phạm vi cả nước, khi phải bỏ ra những diện tích “bờ sôi ruộng mật” để phát triển kinh tế.

- Bên cạnh đó thì việc thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng hoặc quy hoạch khu dân cư để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, giao tăng dân số trên địa bàn.

Việc thu hồi đất đã đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó cũng gây một phần ảnh hưởng cục bộ đến đời sống của người nông dân bị thu hồi đất, khi chưa chuyển đổi việc làm phù hợp. Đặc biệt nếu không có chính sách bảo vệ, hạn chế việc chuyển đất lúa sang đất khác sẽ không đạt được chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện là 3700 ha.

Diện tích đất lúa chuyển sang đất sản xuất kinh doanh do thực hiện một số dự án trong giai đoạn 2008-2012 thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.16. Thu hồi đất trồng lúa tại một số dự án thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2012

STT Dự án Diện tích

(m2)

1 Mỏ than Làng Bún Phấn Mễ 8321,0

2 Mở rộng Công ty Ban tích Phủ Lý 4.325,0

3 Khu công nghiệp Kim Thái Sơn Cẩm 8.332,5

4 Xây dựng xưởng sửa chữa ôtô Thắng Ngân Sơn Cẩm 4.259,0

5 Công ty may TNG Sơn Cẩm 18.255,0

6 Công ty may BanPo Đu 1862,0

7 Xây dựng xưởng sửa chữa ôtô Thắng Ngân Sơn Cẩm 3258,1 8 Xây dựng Trung tâm thương mại Hải Việt Sơn Cẩm 8.023,6 9 Công ty cổ phần xây dựng vật liệu Bắc Thái Cổ Lũng 8.992,0 10 Xây dựng nhà máy gạch Tuylen Phú Đạt Sơn Cẩm 8.454,0 11 Khu nuôi nhốt cách ly kiểm dịch động vật Cổ Lũng 7.000,0

12 Trường phổ thông dân tộc nội trú Đu 6.750,0

13 Trung tâm y tế huyện Phú Lương Phấn Mễ 3.880,0

14 Hồ Khe Ván Phủ Lý 1.315,3

15 Hồ Khuân Lân Hợp Thành 4.760,0

16 Khu dân cư Yên Đổ Yên Đổ 2.513,0

17 Khu dân cư Hợp Thành Hợp Thành 3.755,0

3.4.2.2. V ệc ến đất l m đườn ao t ôn nôn t ôn v c c côn trình côn cộn k c.

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là giao thông liên xã, liên thôn, xóm. Hệ thống đường giao thông chủ yếu là đường đất nhỏ, hẹp, chưa được bê tông hóa, mở rộng.

Mục tiêu xây dựng hệ thống đường bê tông nông thôn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư.

Thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TƯ ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng, kiến thiết nông thôn đã được quan tâm, đầu tư và diễn ra mạnh mẽ trên toàn huyện Phú Lương từ năm 2008 đến nay. Mọi chỉ tiêu về kinh tế và xã hội đều được đưa vào quy hoạch nông thôn mới với 19 tiêu chí. Quy hoạch nông thôn mới đã trú trọng vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh, người dân được thụ hưởng các lợi ích công cộng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, nhà văn hóa, trạm y tế, điện lưới quốc gia, nước sạch…

Để đạt được những mục tiêu của xây dựng nông thôn mới việc vận động tham gia hưởng ứng, đóng góp của nhân dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Huy động sức dân từ ngày công lao động, đóng góp bằng tiền, hiện vật, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình công cộng trong khu dân cư.

Tuy nhiên, cho đến nay diện tích hiến đất để làm đường giao thông, công trình thủy lợi và các công trình công cộng khác chưa được thống kê cụ thể, khi tiến hành thi công không được đo bản đồ tuyến do đó không xác định được phần đất hiến trên bản đồ, đồng thời chưa chỉnh lý trên hồ sơ địa chính.

Kết quả điều tra cho thấy cán bộ địa chính cơ sở cũng không có số liệu, tài liệu về việc hiến đất dẫn đến khó khăn trong quản lý đất lúa, khó khăn cho công dân khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất do diện tích pháp lý thửa đất và diện tích thực tế có sai khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn

đến việc chênh lệch về số liệu thống kế đất trồng lúa giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương.

3.4.2.3. V ệc c u ển mục đíc tự p t của n ườ dân.

Mặc dù, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã quy định rõ việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang các loại mục đích sử dụng khác phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích tự phát vẫn diễn ra rải rác tại các xã trên địa bàn huyện Phú Lương. Một số trường hợp được cơ quan quản lý phát hiện nhưng không kịp thời, không có biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng, phần lớn chỉ dừng lại ở mức sử phạt vị phạm hành chính về đất đai sau đó cho người dân tiếp tục sử dụng theo mục đích đã vi phạm. Số lượng các trường hợp sử dụng đất sai mục đích trên đất lúa trong giai đoạn 2008 - 2012 được thể hiện tại bảng 3.17 dưới đây. Tuy nhiên, con số thống kê này của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phú Lương chưa phản ánh đúng thực trạng do nhiều trường hợp vi phạm chưa được phát hiện hoặc cấp xã không thống kê, báo cáo lên cơ quan quản lý.

Bảng 3.17. Các trường hợp sử dụng sai mục đích trên đất lúa giai đoạn 2008-2012

Thống kê Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Số trường hợp vi phạm

Toàn huyện 18 25 20 15 29

Xã Tức Tranh 5 4 4 6 7

Xã Sơn Cẩm 2 6 3 4 4

Xã Phấn Mễ 2 1 0 2 1

2. Diện tích sử dụng sai mục đích (ha)

Toàn huyện 0.98 1.03 0,81 1,65 3,02

Xã Tức Tranh 0.20 0.31 0.27 0.25 0.86

Xã Sơn Cẩm 0.02 0.08 0.05 0.04 0.06

Xã Phấn Mễ 0.07 0.02 0.00 0.05 0.03

(N uồn: P òn NM u ện P ú Lươn )

Nguyên nhân của tình trạng:

- Việc cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp đã dẫn đến người dân chuyển sang trồng chè để tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Do một số xã như Vô Tranh, Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô… là khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển cây chè, đã hình thành nhiều làng nghề sản xuất chè chất lượng nên người dân đã tự ý chuyển đất ruộng sang trồng chè. Việc chuyển đổi tự phát như trên là sai quy định của nhà nước, tuy nhiên, về thực tế lại phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân (hình thành vùng chuyên canh chè chất lượng và hiệu quả kinh tế cao).

- Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của hộ gia đình (chuyển từ đất lúa sang đất trồng chè), hoặc nhu cầu bức thiết về nhà ở (đổ đất làm nhà, làm cơ sở sản xuất kinh doanh), hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên một số diện tích đất cấy lúa trước đây canh tác được nhưng đến nay không thể cấy lúa bắt buộc người dân phải chuyển sang mục đích khác.

- Do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các quy định nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai.

- Công tác quản lý của chính quyền cấp xã còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong công tác phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp chuyển mục đích sai quy định. Dẫn đến nhiều sai phạm đã diễn ra trong thời gian dài mới phát hiện nên không thể khôi phục hiện trạng đất lúa. Việc sử dụng đất lúa sai mục đích dễ xử lý nhưng khó khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)