Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 52 - 59)

Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu

Theo xu hướng chung, giai đoạn 2008 - 2012 biến động đất đai trên địa bàn huyện Phú lương biến động theo hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, diện tích đất lúa cũng giảm đáng kể. Biến động đất lúa trên địa bàn huyện Phú Lương được thể hiện tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tín : Ha

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm 2008 so với 2012 4.180,05 4.092,82 4.086,57 4.080,47 4.079,2 -100,85

(N uồn: Số l ệu t ốn k , k ểm k đất đa )

Trong 3 xã nghiên cứu, Tức tranh là xã có diện tích đất lúa nhỏ nhất nhưng biến động lớn nhất, chủ yếu là biến động từ đất lúa sang đất chè do Tức Tranh là một xã phát triển về nghề trồng chè, Dự án tưới tiêu thủy lợi vùng đồi của xã đã được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình đập chứa nước như: Thác Dài, Tân Thái, Đồng Lường, Gốc Gạo, Minh Hợp… phục vụ đắc lực cho phát triển cây chè. Thu nhập bình quân của người dân xã Tức Tranh năm 2009 là 11,9 triệu đồng, tỉ lệ tăng trưởng đạt 13%. Năm 2009, xã Tức Tranh được tỉnh Thái Nguyên công nhận Làng nghề trồng và chế biến chè Thác Dài. Năm 2010 xã có trên 1000 ha chè. Những năm gần đây, thực hiện Đề án sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của huyện Phú Lương, Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tức Tranh đều có Nghị quyết về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Diện tích đất lúa một vụ hiệu quả kinh tế thấp được chuyển sang trồng chè cành đã cho năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó là việc người dân tự ý chuyển đất chuyên lúa sang trồng chè diễn ra khá phổ biến.

Sơn Cẩm là một xã có một nền kinh tế phát triển hơn so với các xã khác trong huyện Phú Lương. Theo quy hoạch dự kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, xã Sơn Cẩm dự kiến sẽ hình thành cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 với diện tích 75 ha, cụm công nghiệp Sơn Cẩm 2 với diện tích 50 ha và bổ sung một cụm công nghiệp may với diện tích 15 ha. Do vây, đây cũng là địa bàn có biến động nhiều về đất lúa, chủ yếu là chuyển từ đất đất lúa sang đất

phi nông nghiệp (Khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, đất giao thông và đất ở) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng về dân số.

Phấn Mễ là xã có diện tích đất lúa lớn nhất và ít biến động nhất, diện tích giảm chủ yếu để làm đường giao thông, trụ sở cơ quan, công trình công cộng và một diện tích nhỏ chuyển sang đất ở. Dân cư chủ yếu là thuần nông, có nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kê đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, tính đến ngày 01/01/2013 toàn huyện có 4079,2 ha đất trồng lúa, giảm 100,85 so với năm 2008.

Năm 2010 diện tích đất trồng lúa giảm 6,25 ha so với năm 2009. Nguyên nhân: Do hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất là 0,74ha (Xin chuyển sang đất ở là 0,35ha và chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 0,39ha) và do Nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức sử dụng vào các mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, khai thác khoáng sản và chuyển sang đất có mục đích công cộng.

Năm 2011 diện tích đất trồng lúa giảm 6,10 ha so với năm 2010. Nguyên nhân: Do hộ gia đình, cá nhân đăng ký chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm và sang đất ở tại nông thôn, Nhà nước thu hồi đất để giao cho tổ chức sử dụng vào các mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

Tuy nhiên, con số về biến động đất lúa nêu trên chưa sát với thực tế do số liệu thống kê đất đai chỉ dựa trên hồ sơ địa chính, các trường hợp biến động đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn lại các trường hợp người dân tự ý chuyển mục đích từ đất lúa sang đất khác mà không xin phép, không đăng ký biến động đất đai tại cơ quan quản lý và các trường hợp hiến đất làm đường giao thông, hệ thống thủy lợi và các công trình công cộng khác thì chưa được thống kê. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch số liệu thống kê đất lúa trên địa bàn huyện Phú Lương giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Nông Nghiệp (thể hiện tại bảng 3.5)

Bảng 3.5. Chênh lệch số liệu thống kê đất lúa giữa Phòng TNMT và phòng Nông Nghiệp huyện Phú Lương

Đơn vị: Ha

Xã nghiên cứu Số liệu phòng Nông nghiệp

Số liệu

phòng TNMT Chênh lệch

Toàn huyện 3.245,1 4.079,2 - 834,1

Xã Tức Tranh 99,23 245,55 - 146,32

Xã Phấn Mễ 458,39 524,41 - 66,02

Xã Sơn Cẩm 277,59 261,79 15,8

(N uồn: P òn Nôn n ệp v Phòng TNMT) 3.2.2.3. ìn ìn sử dụn đất trồn lúa tr n địa b n n n cứu

* N n suất, sản lượn lúa:

Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp huyện Phú Lương. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, là cây trông chính trên đất trồng cây hàng năm của huyện Phú Lương. Những năm gần đây, năng suất, sản lượng lúa có xu hướng tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực trên địa bàn huyện, riêng năm 2012 do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều nên năng suất lúa giảm so với năm 2011. Sản lượng lúa giai đoạn 2008 - 2012 thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sản lƣợng lúa tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: ấn Khu vực

nghiên cứu Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

KV I Sơn Cẩm 2318 2374 2528 2712 2509

KV II Tức Tranh 2328 2384 2538 2723 2519

KV III Phấn Mễ 4164 4264 4539 4870 4506

(N uồn: P òn Nôn n ệp u ện P ú Lươn )

Bảng 3.6 cho thấy trong 3 địa bàn nghiên cứu Phấn Mễ là xã có sản lượng lúa lớn nhất, đây là một trong hai vựa lúa lớn nhất của huyện Phú lương, nguồn

lương thực có hạt chủ yếu trên địa bàn huyện, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên trú trọng đầu tư sản xuất, cho năng suất, chất lượng tốt.Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT - Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định.

* Các loạ ìn sử dụn đất trồn lúa

Các loại hình sử dụng đất trồng lúa hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp ở các hộ gia đình tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho khu vực kinh tế sinh thái. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác nhau được thể hiện tại bảng 3.7

Bảng 3.7. Các loại hình sử dụng đất trồng lúa của huyện Phú Lương

Đất lúa LUT Kiểu sử dụng đất

2 vụ 2 lúa - 1 màu

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông

2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang đông 3. Lúa xuân - lúa mùa - rau đông

4. Lúa xuân - lúa mùa - Đậu tương 2 lúa 5. Lúa xuân - lúa mùa

1 vụ

1lúa -2 màu

6. Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông

7. Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông 8. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông

1 lúa - 1 màu

9. Lạc xuân - lúa mùa 10. Ngô xuân - lúa mùa

11. Đậu tương xuân - lúa mùa 12. Rau - lúa mùa

1 lúa 13. Lúa mùa

(N uồn: Kết quả đ ều tra nôn ộ)

Đất trồng lúa của huyện Phú Lương có 5 LUT với 13 kiểu sử dụng đất phổ biến, mỗi kiểu sử dụng có quy mô, diện tích, khu vực phân bố khác nhau trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là lúa và ngô.

* LU : Loạ ìn sử dụn đất lúa - 1 màu.

Có 4 kiểu sử dụng đất với công thức cây trồng là: Lúa xuân - lúa mùa - rau, màu vụ đông (ngô, khoai lang, rau vụ đông…). Loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát.

- Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân, Q5 và một số giống lúa lai (Syn 6, Việt lai 20, Bio 404) Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 52 - 57 tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.

- Vụ mùa: Trong LUT này vụ mùa được cấy sớm, trồng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, Việt lai 20… Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 50 - 54 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông.

Thời vụ gieo trồng từ 7/6 - 15/6 (trà mùa sớm).

- Vụ đông: chủ yếu trồng các loại ngô, khoai, rau vụ đông.

+ Ngô: thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: LVN 4, NK 4300, CP 888, CP 999… và một số giống ngô địa phương, năng suất đạt khoảng 38 - 42 tạ/ha.

+ Khoai lang: được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn, vàn cao, tiêu nước chủ động. năng suất đạt từ 3 - 4 tạ/sào, cao nhất đạt 6 tạ/sào. Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt.

* LU : Loạ ìn sử dụn đất lúa.

Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận.

LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.

+ Lúa xuân: trồng phổ biến các giống Khang dân, Q5 và một số giống lúa lai như: Nhị ưu, Việt lai 20.

+ Lúa mùa: Trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang Dân… chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.

LUT này áp dụng trên quy mô lớn nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, đồng thời đây cũng là LUT trồng lúa phổ biến nhất trên địa bàn huyện Phú Lương.

* LU : Loạ ìn sử dụn đất m u - 1 lúa.

Gồm 3 công thức luân canh là Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông, Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông.

Cây trồng chính là lúa, cấy vào vụ mùa. Các loại cây trồng màu được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, tưới tiêu không thuận lợi, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày như khang dân 18NC, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838… có thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày, năng suất lúa đạt 45 - 50 tạ/ha, vụ xuân thường trồng các loại cây trồng màu (Ngô, lạc, đỗ), vụ đông chủ yếu trồng ngô và khoai lang.

* LU 4: Loạ sử dụn đất lúa - 1 màu.

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: lạc xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: Lạc, ngô, đỗ, rau…LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới. năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao, năng suất lúa chỉ đạt từ 44,5 - 50 tạ/ha.

* LU 5: Loạ ìn sử dụn đất lúa.

Đây là LUT kém hiệu quả nhất và chỉ áp dụng trong điều kiện không thể lựa chọn được LUT nào khác. LUT này chủ yếu áp dụng ở những chân ruộng lầy thụt, đất chua, chỉ cấy được 1 vụ lúa xuân, do vụ mùa thường xuyên bị ngập úng, năng suất lúa thấp. Phân bố chủ yếu ở những khu vực thung lũng, ruộng nhỏ lẻ, ven suối, chân đồi.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)