ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 38 - 43)

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình quản lý đất trồng lúa tại địa phương.

- Đất trồng lúa và vấn đề liên quan đến sử dụng đất trồng lúa.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện

- Đánh giá điều kiện tự nhiên về: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn, thực vật.

- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, y tế, trình độ dân trí, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi...)

Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện Phú Lương

Đánh giá hiện trạng và biến động đất trồng lúa giai đoạn 2008 - 2012 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa

* Đánh giá hiệu quả kinh tế việc sử dụng đất trồng lúa theo các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất + Chi phí trung gian + Lợi nhuận

+ Tỷ suất lợi nhuận

* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập đến các chỉ tiêu sau:

+ Mức độ thu hút lao động, khả năng giải quyết công ăn việc làm.

+ Thu nhập của các nông hộ.

+ Giá trị sản xuất trên công lao động.

+ Đảm bảo an ninh lương thực.

* Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của việc sử dụng đất trồng lúa thông qua sự ảnh hưởng của việc sử dụng: các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu...

2.2.4. Đánh giá tình hình quản lý và các nguyên nhân làm giảm diện tích đất trồng lúa

2.2.5. Đề xuất hướng sử dụng quỹ đất trồng lúa trên địa bàn huyện + Quan điểm xây dựng định hướng.

+ Căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất trồng lúa theo hướng phát triển bền vững.

+ Đề xuất hướng quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Lương.

+ Đề xuất hướng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Lương.

+ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ:

- Các phòng ban chuyên môn của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo có liên quan.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử

dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp.

- Điều tra phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn với nội dung về:

Về chi phí đầu tư cho sản xuất lúa/ha/năm? Giá trị kinh tế (bao nhiêu...triệu đồng /ha/năm)? Về thể chế chính sách: thuế đất nông nghiệp hàng năm? Những ràng buộc trong sử dụng đất trồng lúa? So với các hình thức sử dụng đất khác như: trồng rừng, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản....

những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất? Muốn chuyển từ đất trồng lúa sang hình thức khác? Cụ thể? Bằng cách điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi:

Xây dựng bộ câu hỏi theo các định hướng nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Chia huyện Phú Lương thành 03 khu vực:

Khu vực 1: gồm các xã: Phấn Mễ, Hợp Thành, Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đổ, Phủ Lý, ôn Lương. Trong đó chọn xã điểm là xã Phấn Mễ là đại diện cho các xã có diện tích đất lúa lớn và ít biến động nhất, diện tích đất lúa giảm chủ yếu để làm đường giao thông, trụ sở cơ quan, công trình công cộng và một diện tích nhỏ chuyển sang đất ở. Dân cư thuần nông, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp.

Khu vực 2: Giáp thành phố Thái Nguyên, khu đô thị và bám trục đường giao thông chính gồm các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên. Trong đó chọn xã điểm là xã Sơn Cẩm, do Sơn Cẩm là một xã đông dân nhất và có mật độ dân số chỉ đứng sau 02 thị trấn Giang Tiên và Đu tại huyện Phú Lương, có nền kinh tế phát triển hơn so với các xã khác trong huyện Phú Lương. Theo quy hoạch dự kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, xã Sơn Cẩm dự kiến sẽ hình thành cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 với diện tích 75 ha, cụm công nghiệp Sơn Cẩm 2 với diện tích 50 ha và bổ sung một cụm công nghiệp may với diện tích 15 ha. Do vậy, đây cũng là địa bàn có tỷ lệ biến động lớn về đất lúa, chủ yếu là chuyển từ đất đất lúa sang đất phi nông nghiệp

(Khu công nghiệp, trụ sở cơ quan, đất giao thông và đất ở) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng về dân số. Là xã đầu mối giao thông nối liên huyện Phú Lương với Thành phố Thái Nguyên, là nơi thị trường BĐS diễn ra sôi động.

Khu vực 3: Thuộc vùng chè Phú Lương gồm các xã: Tức Tranh, Yên Lạc, Động Đạt, Phú Đô và Vô Tranh. Trong đó chọn xã điểm là xã Tức Tranh do Tức Tranh là xã có diện tích đất lúa nhỏ nhất nhưng biến động về đất lúa lại lớn nhất, chủ yếu là biến động từ đất lúa sang đất chè. Những năm gần đây, phần lớn diện tích đất lúa tại xã Tức Tranh đã chuyển sang trồng chè để nâng cao thu nhập cho người dân. Là một xã có biến động rất lớn về diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất đất trồng cây lâu năm.

- Mỗi khu vực chọn 01 xã điểm với tiêu chí: Là xã có diện tích trồng lúa lớn nhất và có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quá canh tác và sự biến động khác nhau về đất trồng lúa.

- Chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên 30 hộ/xã với tiêu chí các nông hộ có diện tích trồng lúa với mức trung bình, khá và lớn.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel, số liệu bản đồ được quét, số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ và bản đồ.

2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

* Hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một vụ (hoặc một năm). Với hệ thống cây trồng, GTSX là giá trị của sản lượng trên một đơn vị diện tích.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được tính bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.

+ Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, đó chính là sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG

+ Thu nhập thuần (TNT) là giá trị thu được sau khi đã trừ đi CPTG và tiền công lao động (TCLĐ).

TNT = GTSX - (CPTG + TCLĐ)

+ Hiệu quả sử dụng vốn = TNT*100/GTSX * Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha) + Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/LĐ)

+ Thu nhập của các nông hộ.

* Hiệu quả về mặt môi trường:

Thông qua đánh giá hiện trạng độ phì nhiêu đất dưới một số loại hình sử dụng đất nghiên cứu.

2.3.6. Các phương pháp khác

- Phương pháp xác định đặc điểm đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện tưới tiêu, hồ sơ địa chính (Bản đồ địa c ín để x c địn vùn trồn lúa c ếm ưu t ế)...

- Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các nông dân sản xuất giỏi trong huyện về vấn đề sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)