Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.5. Đề xuất hướng sử dụng và quản lý đất trồng lúa
3.5.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa
+ Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch nông nghiệp phục vụ công tác đổi điền dồn thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
+ Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh.
+ Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.
+ Thực hiện tốt Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, đồng thời cần có những điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Nâng cao trình độ
dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào s ản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai.
+ Cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại. Phần lớn người dân thiếu vốn sản xuất, vì vậy giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất của nông hộ thì mới có thể hướng tới việc phát triển kinh tế bền vững. Muốn làm được điều đó cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn dỗi trong nhân dân; Cải cách thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo thuận lợi cho người sản xuất đặc biệt là hộ nghèo bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi. Mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không cần thế chấp; Chú trọng thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Huy động rộng rãi các nguồn vốn, các nguồn lực trong đó có các chương trình phối hợp phát triển kinh tế xã hội giữa địa phương với các cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra để sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả cao thì cần phải hướng dẫn cho người nông dân quản lý và sử dụng vốn trong phát triển kinh tế một cách tối ưu.
+ Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông: khả năng tiếp cận kỹ thuật của người dân còn rất thấp, điều này do người nông dân không biết được các kỹ thuật mới sẵn có hoặc do hạn chế về kinh tế, thiếu vốn để đầu tư và một bộ phận không nhỏ tiếp cận được kỹ thuật mới nhưng không muốn thay đổi tập quán canh tác. Do vậy, cần tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận các kỹ thuật mới về bón phân, giống,các mô hình canh tác hiệu quả và bền vững, kỹ thuật chăm sóc cây trồng,… thông qua tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Coi trọng phương pháp nông dân hướng dẫn nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như hiệu quả sử dụng đồng vốn.
+ Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.
+ Nhà nước cần có những cơ chế quản lý thông thoáng để các thị trường nông thôn phát triển, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận tiện.
3.5.5. . G ả p p về cơ sở ạ tần
+ Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa.
+ Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất.
3.5.5. . G ả p p về k oa ọc kỹ t uật
+ Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc hướng dẫn người dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, tăng cường sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Với địa hình dốc cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.
+ Đưa các giống lúa có chất lượng cao vào gieo cấy (LT2, LT3, ....) trên diện tích đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu.
+ Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hoá giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.
+ Đưa các giống ngô, đậu tương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.
+ Chọn và tạo ra giống lúa chịu chua và chịu úng để đưa vào sản xuất ở những vùng trũng của huyện.
+ Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn để cung cấp cho thị trường trong huyện và Thành phố, hướng tới xuất khẩu.
+ Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.
+ Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành như chế biến nông sản, kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.
+ Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa chương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành tài nguyên và môi trường cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hoá học trong sản xuất rau màu của người dân.
3.5.5.4. G ả p p về t ị trườn
Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững. Do đó, để mở mang được thị trường ổn đinh cần có các giải pháp sau:
+ Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tăng cường liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông dân), tạo một thị trường tiêu thụ ổn định cho người dân yên tâm sản xuất.
+ Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.