Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 59 - 66)

Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… (Phụ lục - 01). Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng trên đất trồng lúa là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định qua 3 bước.

Bước 1: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của từng vùng.

Bước 2: Xác định hiệu quả kinh tế bình quân của các cây trồng chính trên địa bàn nghiên cứu.

Bước 3: Xác định hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Bảng 3.8. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT

(Tính bình quân/1ha)

Cấp GTSX

(1000đ)

CPSX (1000đ)

GTGT (1000đ)

Hv

(lần) Hlđ

(1000đ/c) VH > 123.000 > 54.000 > 69.000 > 2,29 > 82

H 101.000 - 123.000 45.000 - 54.000 56.000 - 69.000 2,14 - 2,29 73 - 82 M 79.000 - 101.000 36.000 - 45.000 43.000 - 56.000 1,99 - 2,14 64 - 73 L 57.000 - 79.000 27.000 - 36.000 30.000 - 43.000 1,84 - 1,99 55 - 64 VL < 57.000 < 27.000 < 30.000 < 1,84 < 55

* H ểu quả k n tế c c loạ ìn sử dụn đất k u vực

Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt. Khu vực 1 là các xã có diện tích đất trồng lúa lớn, ít biến động, tại đây công thức luân canh trên đất trông lúa khá đa dạng với 11 kiểu sử dụng đất.

Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trồng lúa tại khu vực 1 được thể hiện tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trồng lúa khu vực 1

Kiểu sử dụng đất

GTSX 1000đ)

Mức CPSX

(1000đ) Mức GTGT

(1000đ) Mức Hv (lần) Mức

Hlđ 1000đ/c

Mức

1. LX - LM - ngô đông 95.959 M 51.902 H 44.057 M 1,85 L 69,33 L 2. LX - LM - KL đông 108.393 H 52.275 H 56.117 H 2,07 M 84,23 H 3. LX- LM- rau đông 144.687 VH 63.356 VH 81.331 VH 2,28 H 89,31 H 4. Ngô xuân - LM - ngô đông 84.498 M 47.477 H 37.021 L 1,78 VL 61,75 L

Kiểu sử dụng đất GTSX

1000đ) Mức CPSX

(1000đ) Mức GTGT

(1000đ) Mức Hv

(lần) Mức Hlđ

1000đ/c Mức 5. Ngô xuân - LM - KL đông 96.931 M 47.850 H 49.081 M 2,03 M 77,86 H 6. Lạc xuân - LM - ngô đông 94.046 M 51.801 H 42.245 L 1,82 VL 58,52 VL 7. LX- LM 70.494 L 36.985 M 33.509 L 1,91 L 75,06 H 8. Lạc xuân - LM 72.407 L 37.086 M 35.320 L 1,95 L 66,29 M 9. Ngô xuân - LM 60.946 L 32.661 L 28.284 VL 1,87 L 68,90 M 10. LM - Rau 108.079 H 44.354 M 63.724 H 2,44 VH 92,93 VH 11. LX 36.607 VL 19.001 VL 17.606 VL 1,93 L 78,27 H

(N uồn: ổn ợp từ p ếu đ ều tra nôn ộ)

- LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên phạm vi áp dụng không lớn. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, với thu nhập thuần là 81.331 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 89,31 nghìn đồng. Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp. Thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển.

Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 44.057 nghìn đồng = 0,54 lần thu nhập thuần của công thức 2 Lúa + Rau đông, giá trị ngày công lao động là 69,33 nghìn đồng.

- LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại huyện Phú Lương. LUT 2L phổ biến trên toàn huyện, được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiên dùng và chăn nuôi.

Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu

nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 33.509 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 75,06 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 1,91 lần.

- LUT 2M - 1L: Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao và phụ thuộc vào công thức luân canh. Công thức luân canh cho hiệu quả cao nhất là Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông với thu nhập thuần bình quân là 49.081 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 77,86 nghìn đồng/công. Tuy nhiên, công thức này chưa được áp dụng rộng rãi do khoai là cây trồng kén đất, thị trường tiêu thụ hạn chế, cây khoai lang chỉ được trồng nhiều ở xã Phấn Mễ, tại đây cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, lại có vị trí thuận lợi (dọc trục Quốc lộ 3) nên giá bán rất cao (giá bán lẻ 8 - 12.000đ/kg). Ở các khu vực khác, cây khoai cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, sản xuất ra chủ yếu phục vụ chăn nuôi. Trong khi giá trị cây khoai lang ở vùng 1 cho thu nhập thuần là 37,93 triệu đồng/ha/vụ thì các khu vực khác chỉ đạt 9,79 triệu đồng/ha/vụ.

- LUT 1L - 1M: Trong LUT này giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công lao động thấp nhất là Lạc xuân - lúa mùa với 66,29 nghìn đồng/công. Lúa mùa - rau là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập thuần là 63.724 nghìn đồng/ha, gấp 2,25 lần Ngô xuân - lúa mùa, giá trị ngày công lao động đạt 92,93 nghìn đồng/công, gấp 1,4 lần Lạc xuân - lúa mùa. Kiểu sử dụng đất này ít được áp dụng hơn do hiệu quả kinh tế không cao.

- LUT 1L: Thu nhập thuần là 17.333 nghìn đồng, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. Kiểu sử dụng đất này chỉ trồng 1 vụ lúa xuân, các vụ còn lại thì bỏ hóa đất do địa hình thấp trũng, dễ ngập úng trong mùa mưa, các cây trồng khác nếu trồng trên đất này thì cho hiệu quả rất thấp. Trong những năm gần đây, diện tích canh tác đất 1 lúa giảm đi đáng kể.

Qua phân tích trên, có thể thấy loại hình sử dụng đất tại khu vực 1 khá đa dạng, cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là lúa và ngô. LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là 2 lúa - 1 màu, LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.

* Hiệu quả k n tế c c loạ ìn sử dụn đất k u vực 2

Khu vực 2 có 3 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 8 kiểu sử dụng đất phổ biến trên đất trồng lúa. Trong đó, LUT 2lúa - màu có 3 kiểu sử dụng đất, LUT 2lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT một lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT 1 lúa - màu có 2 kiểu sử dụng đất.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trồng lúa khu vực 2

Kiểu sử dụng đất GTSX

1000đ) Mức CPSX

(1000đ) Mức GTGT

(1000đ) Mức Hv

(lần) Mức Hlđ

1000đ/c Mức 1. LX-LM-Ngô 96.594 M 53.902 H 42.692 M 1,79 L 57,07 L 2. LX-LM-Đậu tương 94.718 M 51.564 H 43.153 H 1,84 L 62,45 L 3. LX-LM-Rau đông 122.892 H 66.291 VH 59.502 H 1,85 M 74,10 H

4. LX-LM 71.7 L 41.207 M 30.494 L 1,74 L 60,38 L

5. Lạc xuân -LM 67.763 L 37.16 L 30.602 L 1,82 L 66,93 M 6. Đậu tương xuân-LM 57.638 L 30.105 L 27.533 V 1,91 M 61,73 L 7. 1 vụ lúa 33.75 VL 19.575 VL 14.175 VL 1,72 L 56,03 L

(N uồn: ổn ợp từ p ếu đ ều tra nôn ộ)

- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông cho tổng giá trị ở mức trung bình và cao (từ 94.718 - 122.892 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (từ 51.564- 66.291 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được ở mức trung bình và cao (từ 42.692 - 59.502 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp từ 56,30 - 66,21 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp và trung bình.

- Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) cho tổng giá trị sản phẩm ở mức trung bình (71.700 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình là 41.207 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được ở mức thấp 30.494

nghìn đồng/ha, giá trị ngày công ở mức thấp 60.38 nghìn đồng/công, hiệu suất sử dụng đồng vốn ở mức thấp 1,74 lần, nguyên nhân do chi phí vật chất đầu tư cho 1 ha lúa cao.

- Loại hình sử dụng đất 1 vụ màu - 1 vụ Lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (57.638- 67.763 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình (30.105-37.160 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp và trung bình (27.533-30.602 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (60,35nghìn đồng/công).

- Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (33.75 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (19.575 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp (14.175 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (56,03 nghìn đồng/công).

* H ểu quả k n tế c c loạ ìn sử dụn đất k u vực 3

Đất trồng lúa tại khu vực 3 chỉ có 7 công thức luân canh trên 3 LUT chính, cây trồng chính là Lúa và ngô. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trồng lúa khu vực 3

Kiểu sử dụng đất GTSX

1000đ) Mức CPSX

(1000đ) Mức GTGT

(1000đ) Mức Hv

(lần) Mức Hlđ

1000đ/c Mức 1. LX - LM - ngô đông 88.179 M 49.147 H 39.032 L 1,79 VL 54,40 VL 2. LX - LM - KL đông 92.527 M 52.764 H 39.763 L 1,75 VL 64,65 L 3. LX- LM- rau đông 91.406 M 51.868 H 39.538 L 1,76 VL 60,69 L 4. Ngô xuân - LM - ngô đông 85.246 M 46.408 H 38.838 L 1,84 L 54,62 VL 5. LX- LM 64.530 L 37.086 M 27.444 VL 1,74 VL 54,34 VL 6. Lạc xuân -LM 60.986 L 33.444 L 27.542 VL 1,82 VL 50,36 VL 7. Lúa chiêm 34.155 VL 19.468 VL 14.687 VL 1,75 VL 42,47 VL

(N uồn: ổn ợp từ p ếu đ ều tra nôn ộ)

- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông cho tổng giá trị ở mức trung bình (từ 85.246 - 92.527 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (từ 46.408 - 52.764 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được ở mức trung bình (từ 38.838 - 39.763 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (từ 42,0-53,8nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp (từ 0,75- 0,84 lần) nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá của các loại sản phẩm đầu vào cao như phân đạm, NPK, thuốc bảo vệ thực vật…).

- Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (Lúa xuân-Lúa mùa) cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 64.530 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức trung bình là 37.086 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được ở mức thấp 27.444 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công ở mức thấp 53,3 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp là 0,74lần, nguyên nhân do giá trị sản xuất thấp trong khi chi phí vật chất đầu tư cho 1 ha lúa ở mức trung bình.

- Loại hình sử dụng đất 1 vụ màu -1 vụ Lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (51.874 - 60.986 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp và trung bình (27.095 - 33.444 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp (24.779 - 27.542 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (52,8-63,2nghìn đồng/công), hiệu quả đồng vốn ở mức thấp (0,91-0,82lần).

- Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (30.375 - 34.155 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (17.618 - 19.468 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp (12.758 - 14.687 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (48,4- 58,3 nghìn đồng/công), hiệu suất đồng vốn ở mức thấp (0,72-0,75 lần).

* Đ n ệu quả k n tế c c LU Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Yêu cầu về mức độ đầu tư chi phí sản xuất, tổng thu nhập, thu nhập thuần, giá trị ngày công hay hiệu suất đồng vốn là khác nhau giữa các công thức luân canh, đồng thời với cùng một công thức luân canh thì các chỉ tiêu này cũng khác nhau rõ rệt giữa các khu vực.

Các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao là LUT 2 Lúa - Màu đạt mức trung bình đến cao ở cả 3 khu vực, trong đó có công thức luân canh LX - LM - Rau đông cho hiệu quả cao nhất, tại vùng 1 còn có LUT LX - LM - khoai lang đông cũng cho hiệu quả kinh tế cao. LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.

Trong 3 khu vực thì hiệu quả kinh tế các LUT tại khu vực 1 là cao nhất, mặc dù các LUT tại khu vực 2 có tổng giá trị sản suất cao do giá bán sản phẩm tại khu vực này cao hơn 2 khu vực còn lại nhưng chi phí sản xuất cao nên thu nhập thuần, giá trị ngày công lao động không cao, còn đối với khu vực 1 do người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp nên có điều kiện chăm sóc, giá các dịch vụ nông nghiệp thấp hơn, năng suất cây trồng cao hơn nên thu nhập thuần và giá trị ngày công lao động cao hơn khu vực 2, 3. Đối với khu vực 3 do người dân sống dựa vào sản xuất cây công nghiệp lâu năm là chính, do đó người dân ít đầu tư, cùng với việc đất trồng lúa tại khu vực này manh mún, phần lớn không chủ động được nước tưới nên năng suất cây trồng thấp, tốn nhiều công chăm sóc nên giá trị ngày công lao động và thu nhập thuần của các kiểu sử dụng đất phần lớn đạt mức thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)