Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 66 - 69)

Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện

3.3.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác… Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.

Theo số liệu điều tra nông hộ tại các xã điểm phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa

dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, tình trạng lao động nông nghiệp nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố là rất phổ biến, đặc biệt là lực lượng thanh niên tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm.

Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân.

Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng lúa

STT LUT

Chỉ tiêu đánh giá Đảm ảo

lương thực Thu hút lao

động Yêu cầu vốn

đầu tƣ Đáp ứng nhu

cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa Khu vực I II III I II III I II III I II III I II III

1 2L - M H M M M M M H H H M M M H M M

2 2L H M M M M M M M M M M M H M M

3 1L - 2M M L L M L M M M M M L L L L L 4 1L - 1M L L L L L L M M L L L L L L L

5 1L L L L L L L L L L L L L L L L

(N uồn: Đ ều tra nôn ộ)

Cao: H Trung bình: M Thấp: L

Các hoạt động trồng trọt trên đất lúa đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động

trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa và chuyên màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Lạc xuân - ngô hà thu - rau đông là cần nhiều lao động nhất do lạc và rau đều là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh: Khả năng đáp ứng lao động là 970 công/ha/năm, thu nhập thuần đạt 71,82 triệu đồng/ha/năm. LUT 1 lúa cần ít lao động nhất (221,47 công/ha/năm) do chỉ canh tác được một vụ lúa dẫn đến lao động không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập rất thấp (Thu nhập thuần chỉ đạt 17,71 triệu đồng/ha/năm).

Kết quả điều tra nông hộ tại xã Sơn Cẩm cho thấy thu nhập từ cây lúa là quá thấp, trong khi gia cả các mặt hàng khách ngày càng tăng. Với đặc điểm vị trí địa lý giáp thành phố Thái Nguyên nên người dân ở đây dễ dàng tìm được những công việc có thu nhập cao hơn, tuy nhiên không có tính ổn định.

Do đó, dẫn đến tình trạng nhiều khu vực đất lúa bỏ hoang, không canh tác thường xuyên. Khi tìm được việc làm thì người dân bỏ sản xuất, khi không có việc thì lại quy trở lại với đồng ruộng, tuy nhiên tâm lý sản xuất không ổn định nên không có đầu từ chăm sóc, cải tạo đất.

Đối với xã Tức Tranh, người dân sống chủ yếu vào nghề làm chè, bên cạnh đó cây chè cho thu nhập cao hơn nhiều so với cây lúa, cây chè giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 2 đến tháng 11. Vì vậy, đất lúa tại đây không được trú trọng đầu tư cải tạo, người dân có xu hướng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất chè (80 % các hộ được điều tra trả lời rằng có ý định chuyển đổi đất lúa sang đất chè).

Như vậy, việc sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu lao động nông hộ. 100% số hộ điều tra đều trả lời sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận thấp, không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, các hộ đều phải làm thêm những công việc khác. Hiện nay, lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là phụ nữ và người già, đàn ông, thanh niên trong tuổi lao động không có việc làm thường đi làm thuê tại thành phố, khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)